So sánh 4 ngân hàng nhà nước

Ngày 23/8, tại Agribank, lãi suất huy động giảm sâu hơn 3 ngân hàng trên. Hiện lãi suất kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng giống với BIDV, VietinBank, Vietcombank đều là 5,8%/năm. Lãi suất kỳ hạn 13 tháng trở đi chỉ còn 5,5%/năm, giảm 0,5% so với trước.

Cùng hạ lãi suất, BIDV điều chỉnh lãi suất tiền gửi tại quầy kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng giảm 0,3% xuống còn 3-3,8%/năm. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng cũng giảm từ 5% xuống 4,7%/năm. Lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng điều chỉnh mạnh từ 6,3% xuống còn 5,8% (giảm 0,5%).

VietinBank cũng áp dụng mức điều chỉnh giống BIDV, đưa lãi suất tiền gửi cao nhất tại nhà băng này chỉ còn 5,8%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Với Vietcombank, lãi suất huy động cũng giảm 0,3-0,5% ở hàng loạt kỳ hạn. Theo đó, biểu lãi suất tại quầy của ngân hàng khá tương đương với BIDV, đều niêm yết kỳ hạn 1 tháng - 3 tháng - 6 tháng lần lượt là 3% - 3,8% - 4,7%/năm. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên giảm 0,5%, xuống 5,8%/năm.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về xem xét hạ lãi suất cho vay, giữa tháng 8, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu tiếp tục thực hiện các giải pháp để giảm mặt bằng lãi suất.

Theo đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay đối với đối với các khoản vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới, phấn đấu mức giảm lãi suất tối thiểu từ 1,5-2%/năm theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo cam kết giảm lãi suất cho vay trong năm nay đối với các khoản cho vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản vay mới trước ngày 25/8.

Theo thống kê của NHNN, tín dụng chỉ mới có tín hiệu tăng trở lại từ tháng 6, sang đến cuối tháng 7, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 4,6%, giảm đáng kể so với cùng thời điểm năm 2022 (9,54%). Điều này cho thấy khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp đang rất khó khăn. NHNN vẫn hướng tới mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng tín dụng với lãi suất hợp lý. Từ đầu năm 2023 đến nay, các ngân hàng thương mại Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp với chi phí hàng nghìn tỷ đồng.

(ĐCSVN) – Ngày 23/8, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Big 4) gồm: Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank vừa công bố biểu lãi suất huy động mới, áp dụng từ hôm nay. Theo đó, mức lãi suất cao nhất tại 4 ngân hàng Nhà nước này chỉ còn 5,8%/năm.

Cụ thể, tại BIDV, VietinBank và Vietcombank, lãi suất tiền gửi tại quầy kỳ hạn từ 1 tháng tới 9 tháng đều giảm 0,3%/năm. Lãi suất kỳ hạn 1 tháng đến 3 tháng còn 3 - 3,8%/năm. Bên cạnh đó, lãi suất kỳ hạn 6 tháng cũng giảm từ 5% xuống 4,7%/năm. Lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên điều chỉnh mạnh từ 6,3% xuống còn 5,8%, tức giảm tới 0,5 điểm %.

Lãi suất huy động trực tuyến của Vietcombank điều chỉnh mạnh 0,5 - 0,6 điểm %. Nếu như trước đây lãi suất tiền gửi trực tuyến Vietcombank luôn cao hơn tại quầy khoảng 0,2 - 0,3 điểm % thì hiện nay 2 biểu lãi suất đã ngang bằng nhau.

Đáng chú ý, tại Agribank còn giảm sâu hơn khi đưa lãi suất các kỳ hạn từ 13 tháng trở lên chỉ còn 5,5%/năm.

Như vậy, với sự điều chỉnh lần này, các ngân hàng Big 4 lại trở thành những ngân hàng có lãi suất thấp nhất trong hệ thống.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có 4 lần hạ lãi suất điều hành, có các công cụ để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại. Về phía các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng đã tích cực giảm lãi suất cho vay, tiết giảm chi phí, có tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp.

Thực hiện thông điệp “Phấn đấu giảm lãi suất” của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, giữa tháng 8, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu tiếp tục thực hiện các giải pháp để giảm mặt bằng lãi suất. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay đối với đối với các khoản vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới, phấn đấu mức giảm lãi suất tối thiểu từ 1,5 - 2%/năm theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo cam kết giảm lãi suất cho vay trong năm 2023 đối với các khoản cho vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản vay mới trước ngày 25/8./.

Hiện nay theo quy định pháp luật thì Việt Nam chỉ có 01 Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên thuật ngữ ngân hàng nhà nước lại được sử dụng theo cách nói thông thường trong cuộc sống là dùng để gọi những ngân hàng có vốn nhà nước.

Cho nên, trong phạm vi bài viết, thuật ngữ ngân hàng nhà nước từ từ dùng để chỉ những ngân hàng có vốn nhà nước

Ngân hàng nhà nước hiện nay được chia thành 03 loại như sau:

Ngân hàng thương mại Quốc doanh

Ngân hàng thương mại Quốc doanh là ngân hàng thương mại sở hữu 100% vốn từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên hiện nay để nâng cao khả năng hội nhập kinh tế, thu hút nguồn vốn từ bên ngoài thì các ngân hàng thương mại Quốc doanh cũng bắt đầu cổ phần hóa, phát hành trí phiếu để nâng cao nguồn vốn ban đầu, đẩy mạnh các hoạt động của ngân hàng.

Gồm:

- Agribank - NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

- GP Bank - NH TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu

- Oceanbank - NH TNHH MTV Đại dương

- CB Bank - NH TNHH MTV Xây dựng

Ngân hàng chính sách

Ngân hàng chính sách là tổ chức tín dụng trực thuộc Chính phủ Việt Nam, được thành lập với mục đích ổn định xã hội thông qua các chính sách được Nhà nước hay Chính phủ đưa ra để ổn định xã hội. Ngân hàng chính sách không hoạt động với mục đích lợi nhuận mà hoạt động chỉ để phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng và được đảm bảo bởi Chính Phủ.

Ngân hàng chính sách không phải tham gia vào việc bảo hiểm tiền gửi, không phải đóng thuế và những khoản nộp ngân sách nhà nước khác.

Gồm:

- VBSP - NH Chính sách Xã hội Việt Nam

- VDB - NH Phát triển Việt Nam

Ngân hàng Thương mại Cổ phần sở hữu trên 50% vốn nhà nước

Ngân hàng Thương mại Cổ phần sở hữu trên 50% vốn nhà nước là ngân hàng được thành lập bởi sự góp vốn của hai hay nhiều cá nhân theo hình thức công ty cổ phần. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm hơn 50% tổng số cổ phần của ngân hàng đó.

Gồm:

- Vietcombank - NH TMCP Ngoại thương Việt Nam

- Vietinbank - NH TMCP Công thương Việt Nam

- BIDV - NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIG 4 Ngân hàng hiện nay: đây là 04 ngân hàng lớn nhất tại thị trường Việt Nam

[1] Vietinbank - NH TMCP Công thương Việt Nam

[2] BIDV - NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

[3] Vietcombank - NH TMCP Ngoại thương Việt Nam

[4] Agribank - NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

So sánh 4 ngân hàng nhà nước

Danh sách các ngân hàng nhà nước hiện nay? BIG 4 ngân hàng ở Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)

Các ngân hàng nhà nước để được cấp giấy phép hoạt động thì cần đáp ứng các điều kiện nào?

Theo khoản 1 Điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy đinh về điều kiện cấp giấy phép như sau:

Điều kiện cấp Giấy phép
1. Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
b) Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.
Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;
c) Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này;
d) Có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.
...

Theo đó, để được cấp giấy phép hoạt động thì các ngân hàng nhà nước cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định

- Đáp ứng về điều kiện đối với chủ ở hữu; cổ đông sáng lập

- Đáp ứng các điều kiện về người điều hành, người quản lý, thành viên Ban kiểm soát

- Có Điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật

- Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

Để trở thành thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của các ngân hàng nhà nước cần đáp ứng điều kiện nào?

Tại khoản 1 Điều 50 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 quy đinh về tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng như sau:

- Không thuộc các đối tượng không được đảm nhiệm chức vụ theo quy định tại Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng 2010

- Có đạo đức nghề nghiệp

- Có bằng đại học trở lên

- Có ít nhất 03 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là người quản lý, người điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc của doanh nghiệp khác có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.