Sài Gòn về Nha Trang có bị cách ly không

Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa đang triển khai giai đoạn 3 thích ứng an toàn với phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, quy định về việc đi lại của người dân đến Khánh Hòa có sự thay đổi. Bác sĩ Tôn Thất Toàn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cho biết:

Bác sĩ Tôn Thất Toàn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật


- Ngày 22-10-2021, UBND tỉnh có công văn số 10556 hướng dẫn quy định tạm thời việc đi lại của người dân đến tỉnh Khánh Hòa. So với hướng dẫn cũ, hướng dẫn mới được áp dụng cho từng khu vực có cấp độ dịch khác nhau.


Cụ thể, đối với người ngoài tỉnh ở khu vực dịch cấp độ 4, vùng cách ly y tế [phong tỏa] quy định: Phải có xét nghiệm kháng nguyên hoặc RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ. Đối với người chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19 phải thực hiện cách ly tập trung theo quy định, thời gian 14 ngày, sau đó tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày tiếp theo. Đối với người tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng Covid-19 khi vào Khánh Hòa phải thực hiện cách ly y tế tại nhà, nơi cư trú [nếu đủ điều kiện]; trường hợp không đủ điều kiện thì cách ly tập trung, thời gian 7 ngày, sau đó tiếp tục theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo. Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19, tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày.


Khu vực có dịch Covid-19 cấp độ 3: Phải có xét nghiệm kháng nguyên hoặc RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ [trừ trường hợp người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng]; thực hiện nghiêm “5K”, khai báo y tế với trạm y tế cấp xã; tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong vòng 7 ngày kể từ ngày về địa phương; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.


Khu vực dịch cấp độ 1 và 2: Khai báo y tế, thực hiện nghiêm “5K” và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của địa phương.


Đối với những người đến từ khu vực dịch cấp độ 3, 4 vào Khánh Hòa và lưu trú dưới 48 giờ [2 ngày]: Yêu cầu phải tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 hoặc có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực theo quy định trong suốt thời gian lưu trú tại Khánh Hòa.


Đối với những người tham gia các đoàn công tác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tại các tỉnh, thành phố, khu vực có dịch hoặc đang thực hiện giãn cách xã hội thực hiện theo Công văn số 6386 của Bộ Y tế [ban hành ngày 6-8-2021].


- Thưa ông, đối với người dân trong tỉnh đi ra khỏi địa bàn tỉnh, khi trở về thì phải thực hiện các quy định gì?


- Trường hợp người dân Khánh Hòa đi ra khỏi địa bàn tỉnh đến các địa phương có cấp độ dịch như thế nào thì khi trở về thực hiện như quy định của người đến từ ngoại tỉnh.


Hướng dẫn cũng quy định, người dân Khánh Hòa di chuyển ra ngoài địa bàn tỉnh không phải xin giấy xác nhận để di chuyển. Trường hợp nơi đến có yêu cầu xác nhận thì UBND cấp huyện xác nhận cho các đơn vị, cá nhân.


- Đối với việc đi lại của người dân giữa các vùng trong tỉnh có quy định gì không, thưa ông?


- Người ở khu vực cấp độ 4 khi di chuyển đến các vùng khác phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; phải tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh hoặc có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong 72 giờ.


Người trong khu vực cách ly y tế, vùng phong tỏa không đi đến các khu vực khác; người khu vực khác không ra, vào khu vực cách ly y tế, vùng phong tỏa, trừ những người đang thi hành nhiệm vụ phòng, chống dịch, đi cấp cứu, cung cấp nhu yếu phẩm, tang lễ, các hoạt động công vụ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.


- Xin cảm ơn ông!


THẢO LY [Thực hiện]

Sáng 25-6, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật [CDC] tỉnh Khánh Hòa, sau khi ghi nhận bệnh nhân 14249 tại xã Cam Phúc Nam, Cam Ranh, CDC Khánh Hoà đã phối hợp với các đơn vị liên quan truy vết được 3 F1 và 6 F2. 

Sáng 25-6, ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp với các thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người cấp tỉnh về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Tham dự có ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh. 

Theo bản tin sáng 25-6 của Bộ Y tế, cả nước ghi nhận 91 ca mắc Covid-19 mới, trong đó 12 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 79 ca ghi nhận trong nước. Trong đó, tỉnh Khánh Hòa có một ca tại cộng đồng. Đây là ca lây nhiễm trong cộng đồng thứ 2 tại Khánh Hòa trong tháng 6. 

Theo đó, tất cả người dân từ các tỉnh, thành phố khác đến Khánh Hòa phải khai báo y tế và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để phát sinh dịch bệnh do khai báo không trung thực hoặc không thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Phố biển Nha Trang chính thức đón khách du lịch TP.HCM từ ngày 1.11

Người dân ngoại tỉnh ở khu vực dịch cấp độ 4 đến Khánh Hòa phải có giấy xét nghiệm âm tính Covid-19. Trường hợp chưa tiêm vắc xin thì phải cách ly y tế 14 ngày, sau đó tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú 14 ngày.

Trường hợp tiêm vắc xin chưa đủ liều, thực hiện cách ly y tế tại nơi lưu trú, nếu không đủ điều kiện cách ly tại nơi lưu trú thì phải cách ly tập trung 7 ngày, sau đó về nơi lưu trú theo dõi y tế thêm 7 ngày. Người đã tiêm đủ liều hoặc khỏi bệnh Covid-19, tự theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú 7 ngày.

Người ngoại tỉnh ở khu vực dịch cấp độ 3 đến Khánh Hòa phải có giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính hoặc tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19; thực hiện nghiêm 5K, khai báo y tế đầy đủ và theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú 7 ngày.

Người ngoại tỉnh ở khu vực dịch cấp độ 1 và 2 đến Khánh Hòa, chỉ cần khai báo y tế và thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch của địa phương.

Người ngoại tỉnh ở khu vực cấp độ 3 và 4 đến Khánh Hòa [lưu trú dưới 48 giờ] phải có giấy âm tính Covid-19 còn hiệu lực trong suốt thời gian lưu trú hoặc tiêm đủ liều vắc xin, khỏi bệnh Covid-19.

Người Khánh Hòa khi đi khỏi địa bàn tỉnh, sau khi trở về thực hiện các quy định giống người ngoại tỉnh. Người dân Khánh Hòa di chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh không cần xin giấy xác nhận để di chuyển, trường hợp nơi đến cần giấy xác nhận thì UBND cấp huyện ký xác nhận.

Tin liên quan

Khánh Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh "bắt tay" thực hiện du lịch an toàn, thích ứng với dịch COVID-19

Khánh Hòa [ TTXVN 23/10]

Đã từ lâu, du khách Thành phố Hồ Chí Minh rất chuộng những sản phẩm du lịch ở xứ "Rừng trầm,  biển yến" như du lịch biển đảo; du lịch văn hóa, ẩm thực biển… Ngược lại, Khánh Hòa cũng là thị trường du lịch khá quan trọng đối với Thành phố Hồ Chí Minh với các sản phẩm du lịch chủ lực như: Du lịch đô thị, du lịch mua sắm, giải trí, chăm sóc sức khỏe, văn hóa – lịch sử… và kết nối đến các tỉnh lân cận. Mới đây, Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất với tỉnh Khánh Hòa cho phép từ ngày 1/11, đưa khách từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Khánh Hòa du lịch, nghỉ dưỡng, đảm bảo các tiêu chí an toàn, thích ứng với dịch COVID-19 giữa hai địa phương.            

Cùng với đó, hai địa phương tiếp tục hợp tác với nhau trong nhiều lĩnh vực, để thúc đẩy phát triển du lịch: Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch, kêu gọi đầu tư; phát triển sản phẩm du lịch; bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch...

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, trong những năm qua, các doanh nghiệp lữ hành tại Thành phố Hồ Chí Minh rất chú trọng và quan tâm khai thác các chương trình du lịch đến các điểm tại Khánh Hòa với thời gian lưu trú từ 3-4 ngày và liên kết đến các tỉnh, thành phố khác để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng hơn.

Còn với Khánh Hòa, tỉnh cũng tích cực tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, các chương trình, sự kiện văn hóa do Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức như: Ngày hội du lịch, ẩm thực và các sự kiện quảng bá chuyên đề. Ngược lại, Thành phố Hồ Chí Minh cũng tích cực tham gia quảng bá các sự kiện du lịch trọng tâm cho tỉnh Khánh Hòa như: Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa và các sự kiện văn hóa, lễ hội khác được tổ chức tại Khánh Hòa…

Gần đây, tại hội nghị "Liên kết du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Khánh Hòa  trong điều kiện an toàn, thích ứng với dịch COVID-19" được tổ chức tại thành phố Nha Trang, lãnh đạo hai địa phương đã trao đổi và bàn bạc nhiều nội dung hợp tác về du lịch, trong đó có nội dung xúc tiến du lịch giữa hai địa phương sau dịch COVID -19 cần được triển khai nhanh chóng, mạnh mẽ, đảm bảo an toàn, thích ứng với dịch COVID-19.

Ông Võ Anh Tài, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn cho biết, người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu rất cao đi du lịch ở thời điểm hiện tại, nếu Khánh Hòa có chương trình mở cửa đón khách cần có những sản phẩm du lịch "khép kín", đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Bản thân địa phương cũng không nên duy trì các quy định quá chặt để tránh cảm giác khó chịu cho du khách khi đến lưu trú, nghỉ dưỡng tại Khánh Hòa. Hiện nay, du lịch thay đổi rất nhanh và việc hợp tác sẽ giúp công ty lữ hành cung cấp kịp thời đến du khách.

Cùng quan điểm, ông Lại Minh Duy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn việc hợp tác, xúc tiến du lịch trong thời điểm này là cần thiết, hai địa phương cần có quy định, yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19 nhất quán. Bản thân các công ty lữ hành tại thành phố cũng sẽ đảm bảo công tác phòng, chống dịch nghiêm ngặt, cẩn trọng khi đưa khách đến với tỉnh Khánh Hòa. Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa cần đảm bảo sự an toàn theo các chương trình cụ thể: Điểm đến an toàn, nhà hàng an toàn, khách sạn an toàn và thậm chí khi có trường hợp khách là F0, phải kịp thời có phương án xử lý an toàn.

Ông Trần Minh Đức, Chủ tịch Hội Lữ hành Khánh Hòa cũng khẳng định, các đơn vị du lịch ở Khánh Hòa thời gian qua đã thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhân lực của các đơn vị cũng đã tiêm đủ vaccine và rất mong trở lại với công việc. Điều cần thiết nhất bây giờ là công tác quảng bá, truyền thông du lịch của hai địa phương để khách du lịch yên tâm với điểm đến. Tuy nhiên, ông Trần Minh Đức cũng lo ngại giá vé của các hãng hàng không vẫn còn cao nên việc khai thác khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến với tỉnh cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa cam kết sẽ thực hiện các nội dung trong chương trình xúc tiến du lịch lần này với ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, triển khai một cách nhanh chóng các chương trình du lịch trong điều kiện an toàn, thích ứng với dịch COVID-19.

“Khánh Hòa sẽ đón khách theo Bộ tiêu chí đã ban hành, khách phải có thẻ xanh, thẻ vàng. Hiện Khánh Hòa đang áp dụng đón khách du lịch tour trọn gói, các doanh nghiệp đón khách theo tour khép kín. Hiện nay, giao thông đã thông suốt, đối với các khách lẻ nếu đến ở cơ sở lưu trú phải tự giám sát sức khỏe tại địa phương", bà Thanh nói.

Về phía Thành phố Hồ Chí Minh, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố cho biết: Thành phố cơ bản kiểm soát được dịch, dần dần đưa các hoạt động trở lại. Tỷ lệ người dân thành phố trên 18 tuổi được tiêm vaccine mũi 1 đạt 99%, mũi 2 đạt trên 70%. Do đó, bà Phan Thị Thắng đặt ra vấn đề: "Khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Khánh Hòa từ ngày 1/11 không cần phải giám sát, cách ly; tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi để khách lưu trú, nghỉ dưỡng và vui chơi tại tỉnh theo các tiêu chí do tỉnh đặt ra. Để làm vậy, cả hai bên cần bàn bạc, xem xét thống nhất nguyên tắc đón khách. Khi có F0 ở tour du lịch thì cả tour có ngừng không, vì một F0 mà ngừng rất khó, do đó tùy vào tình huống cụ thể, tạo điều kiện cho hành khách còn lại".

Ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đánh giá, đây là thời điểm thuận lợi để hai bên liên kết, phối hợp phục hồi du lịch. Trước mắt, với đề xuất của Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh giao cho các sở, ban, ngành tham mưu để có phương án trình Ủy ban nhân dân và thống nhất đón khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Khánh Hòa từ ngày 1/11.

Bên cạnh đó, để thuận tiện, trong thời gian tới, 2 địa phương cần tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước về du lịch; thống nhất việc triển khai Bộ tiêu chí đánh giá an toàn và Bản đồ du lịch an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 giữa hai địa phương; chú trọng đẩy mạnh công tác hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Đến ngày 21/10, toàn tỉnh Khánh Hòa đã có 97% người dân tiêm vaccine mũi 1 và gần 44% người dân tiêm mũi 2. Trong đó, tất cả nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Khánh Hòa đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine. Trong các phương án phục hồi du lịch, tỉnh đã sẵn sàng đón khách nội địa và đang đề xuất, xin ý kiến Chính phủ để đón khách quốc tế./.

Phan Sáu

Video liên quan

Chủ Đề