Sách bài tập Toán lớp 6 trang 39 Tập 1

Giải Toán 6 bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần luyện tập, vận dụng và bài tập được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Toán 6 trang 39, 40 Cánh diều giúp các em hiểu được các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9. Giải Toán 6 bài 9 sách Cánh diều được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Toán lớp 6 Bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9, mời các bạn cùng tải tại đây.

Toán 6 Bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

a] Thực hiện phép tính 123 : 3 và nêu quan hệ chia hết của 123 với 3

b] Tìm tổng S các chữ số của 123 và nêu quan hệ chia hết của S với 3

Giải:

a] 123 : 3 = 41 => Số 123 chia hết cho 3

b] Tổng các chữ số của số 123: S = 1 + 2 + 3 = 6 => S chia hết cho 3

Luyện tập vận dụng 1

Viết một số có hai chữ số sao cho

a] Số có hai chữ số chia hết cho 3 và 5

b] Số chia hết cho cả ba số 2, 3, 5

Giải:

a] Số có hai chữ số chia hết cho 3 và 5 là: 15

b] Số chia hết cho cả ba số 2, 3, 5 là 60

Giải Toán 6 Cánh Diều Dấu hiệu chia hết cho 9

a] Thực hiện phép tính 135 : 9 và nêu quan hệ chia hết của 135 với 9

b] Tìm tổng S các chữ số của 135 và nêu quan hệ chia hết của S với 9

Giải:

a] 135 : 9 = 15 => 135 chia hết cho 9

b] S = 1 + 3 + 5 = 9 => S chia hết cho 9

Luyện tập vận dụng 2

Viết một số có hai chữ số sao cho

a] Số có hai chữ số chia hết cho 2 và 9

b] Số có hai chữ số chia hết cho cả ba số 2, 5, 9

Giải:

a] Số có hai chữ số chia hết cho 2 và 9 là: 36

b] Số có hai chữ số chia hết cho cả ba số 2, 5, 9 là: 90

Giải Toán 6 trang 39, 40 phần bài tập

Bài 1

Cho các số 104, 627, 3 114, 5 123,6 831 và 72 102. Trong các số đó:

a] Số nào chia hết cho 3? Vì sao?

b] Số nào không chia hết cho 3? Vì sao?

c] Số nào chia hết cho 9? Vì sao?

d] Số nào chia hết cho 3, nhưng không chia hết cho 9? Vì sao?

Gợi ý đáp án:

a]

  • Số 627 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 6 + 2 + 7 = 15 chia hết cho 3.
  • 3 114 chia hết cho 3 vì tổng các chữa số 3 + 1 + 1 + 4 = 9 chia hết cho 3
  • 6 831 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 6 + 8 + 3 + 1 = 18 chia hết cho 3
  • 72 102 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 7 + 2 + 1 + 0 + 2 = 12 chia hết cho 3.

b]

  • Số 104 không chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 1 + 0 + 4 = 5 không chia hết cho 3
  • Số 5 123 không chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 5 + 1 + 2 + 3 = 11 không chia hết cho 3.

c]

  • Số 3 114 chia hết cho 9 vì tổng các chữa số 3 + 1 + 1 + 4 = 9 chia hết cho 9
  • Số 6 831 chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 6 + 8 + 3 + 1 = 18 chia hết cho 9

d]

  • Số 627 chia hết cho 3 và không chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 6 + 2 + 7 = 15 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
  • Số 72 102 chia hết cho 3 và không chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 7 + 2 + 1 + 0 + 2 = 12 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

Trong các số 2, 3, 5, 9 số nào là ước của n với

Gợi ý đáp án:

a] n = 4 536. Các số là ước của n là 2, 3, 9

b] n = 3 240. Các số là ước của n là 2, 5, 3 , 9

c] n = 9 805. Các số là ước của n là 5

Bài 3

Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số:

a]

chia hết cho 3;

b]

chia hết cho 9

Gợi ý đáp án:

a]

chia hết cho 3 => Tổng [3 + * + 7] chia hết cho 3

Suy ra * = {2; 5; 8}

b]

 chia hết cho 9 => Tổng các chữ số [3 + 7 + *] chia hết cho 9

Vậy nên * = 8

Bài 4

Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số:

a]

 chia hết cho 5 và 9;

b]

 chia hết cho 2 và 3.

Gợi ý đáp án:

a]

 chia hết cho 5 nên * = 0 hoặc * = 5

 chia hết cho 9 => Tổng các chữ số [1 + 3 + *] phải chia hết cho 9

=> * = 5

b]

 chia hết cho 2 nên * = {0; 2; 4; 6; 8]

 chia hết cho 3 nên tổng các chữ số [6 + 7 + *] phải chia hết cho 3

=> [13 + *] chia hết cho 3

=> * = 2 hoặc * = 8

Bài 5

Các lớp 6A, 6B, 6C, 6D, 6E có số học sinh tương ứng là 40, 45, 39, 44, 42. Hỏi:

a] Lớp nào có thể xếp thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau?

b] Lớp nào có thể xếp thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau?

c] Có thể xếp tất cả học sinh của năm lớp đó thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau được không?

d] Có thể xếp tất cả học sinh của năm lớp đó thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau được không?

Gợi ý đáp án:

a] Để số học sinh của một lớp có thể xếp thành ba hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau thì tổng số học sinh của lớp đó phải là số chia hết cho 3.

Trong các số 40; 45; 39; 44; 42 thì:

+ Số 45 chia hết cho 3 [vì 45 có tổng các chữ số là 4 + 5 = 9 chia hết cho 3]

+ Số 39 chia hết cho 3 [vì 39 có tổng các chữ số là 3 + 9 = 12 chia hết cho 3]

+ Số 42 chia hết cho 3 [vì 42 có tổng các chữ số là 4 + 2 = 6 chia hết cho 3]

Vậy các lớp 6B, 6C; 6E có thể xếp thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.

b] Để số học sinh của một lớp có thể xếp thành chín hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau thì tổng số học sinh của lớp đó phải là số chia hết cho 9.

Trong các số 40; 45; 39; 44; 42 thì chỉ có số 45 chia hết cho 9 [vì 45 có tổng các chữ số là 4 + 5 = 9 chia hết cho 9].

Vậy chỉ có lớp 6B có thể xếp thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.

c] Tổng số học sinh của cả 5 lớp 6A, 6B, 6C, 6D, 6E là:

40 + 45 + 39 + 44 + 42 = 210 [học sinh]

Ta có số 210 là số chia hết cho 3 [vì tổng các chữ số của số 210 là 2 + 1 + 0 = 3 chia hết cho 3]

Do đó tổng số học sinh của cả 5 lớp là số chia hết cho 3.

Vậy ta có thể xếp tất cả học sinh của 5 lớp đó thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.

d] Ta có số 210 là số không chia hết cho 9 [vì tổng các chữ số của số 210 là 2 + 1 + 0 = 3 không chia hết cho 9]

Do đó tổng số học sinh của cả 5 lớp là số không chia hết cho 9.

Vậy ta không thể xếp tất cả học sinh của 5 lớp đó thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.

Lý thuyết Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

1. Dấu hiệu chia hết cho 9

Dấu hiệu: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó chia hết cho 9.

Ví dụ:

+ Số 792 có tổng các chữ số là 7 + 9 + 2 = 18 chia hết cho 9 thì số 792 chia hết cho 9.

+ Số 108 có tổng các chữ số là 1 + 0 + 8 = 10 chia hết cho 9 thì số 108 chia hết cho 9.

2. Dấu hiệu chia hết cho 3

Dấu hiệu: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó chia hết cho 3.

Ví dụ:

+ Số 102 có tổng các chữ số là 1 + 0 + 2 = 3 chia hết cho 3 thì số 102 chia hết cho 3.

+ Số 321 có tổng các chữ số là 3 + 2 + 1 = 6 chia hết cho 6 thì số 321 chia hết cho 3.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sách Bài Tập Toán Lớp 6
  • Sách giáo khoa Toán lớp 6 tập 1
  • Sách Giáo Khoa Toán lớp 6 tập 2
  • Sách Giáo Viên Toán Lớp 6 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Toán Lớp 6 Tập 2
  • Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 1
  • Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 2

Sách giải toán 6 Luyện tập trang 39 giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Luyện tập [trang 39]

Bài 96 [trang 39 sgk Toán 6 Tập 1]: Điền chữ số vào dấu * để được số
thỏa mãn điều kiện:

a] Chia hết cho 2 ; b] Chia hết cho 5.

Lời giải

a]

tận cùng bằng 5 là số lẻ nên luôn không chia hết cho 2. Do đó không có chữ số * nào thỏa mãn.

b]

tận cùng bằng 5 nên luôn chia hết cho 5. Do đó * có thể là các chữ số từ 0 đến 9.

Luyện tập [trang 39]

Bài 97 [trang 39 sgk Toán 6 Tập 1]: Dùng ba chữ số 4, 0, 5 hãy ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau thỏa mãn:

a] Số đó chia hết cho 2 ; b] Số đó chia hết cho 5

Lời giải

a] Số có 3 chữ số chia hết cho 2 là 540; 504; 450

b] Số có 3 chữ số chia hết cho 5 là 405; 450; 540

Ngoài ra các bạn cần lưu ý thêm là để có một số có 3 chữ số thì chữ số hàng trăm phải lớn hơn 0. Do đó số 045 hay 054 không phải là số có 3 chữ số.

Luyện tập [trang 39]

Bài 98 [trang 39 sgk Toán 6 Tập 1]: Đánh dấu “X” vào ô thích hợp trong các câu sau:

Câu Đúng Sai
a] Số có chữ số tận cùng bằng 4 thì chia hết cho 2.
b] Số chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng bằng 4.
c] Số chia hết cho 2 và chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 0.
d] Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 5.

Lời giải

a] Đúng vì 4 là số chẵn nên số tận cùng bằng 4 chia hết cho 2.

b] Sai vì số chia hết cho 2 có thể tận cùng bằng 0, 2, 6, 8. Ví dụ 10, 16 ⋮ 2 nhưng không tận cùng bằng 4.

c] Đúng vì số chia hết cho 2 và chia hết cho 5 phải vừa tận cùng bằng số chẵn, vừa tận cùng bằng 0 hoặc 5 nên tận cùng bằng 0.

d] Sai vì số chia hết cho 5 còn có thể tận cùng bằng 0. Ví dụ 10, 20, 30 ⋮ 5.

Vậy ta có bảng sau:

Câu Đúng Sai
a x
b x
c x
d x

Luyện tập [trang 39]

Bài 99 [trang 39 sgk Toán 6 Tập 1]: Tìm số tự nhiên có hai chữ số, các chữ số giống nhau, biết rằng số đó chia hết cho 2 và chia cho 5 thì dư 3.

Lời giải

Gọi số cần tìm là

.

chia 5 dư 3 nên tận cùng bằng 3 hoặc 8.

chia hết cho 2 nên không thể tận cùng bằng 3, chỉ có thể tận cùng bằng 8 hay a = 8.

Do vậy số cần tìm là 88.

Thử lại 88 ⋮ 2, 88 = 17.5 + 3 nên chia 5 dư 3.

Luyện tập [trang 39]

Bài 100 [trang 39 sgk Toán 6 Tập 1]: Ô tô đầu tiên ra đời năm nào?

Ô tô đầu tiên ra đời năm

trong đó n ⋮ 5 và a, b, c ∈ {1, 5, 8} [a, b, c khác nhau].

Hình 19

Lời giải:

Vì n ⋮ 5 nên c = 0 hoặc 5. Mà c ∈ {1; 5; 8} nên c = 5.

Mà a < 3 [Vì ô tô không thể ra đời sau năm 3000] nên a = 1.

Vì a, b, c khác nhau nên b = 8.

Vậy ô tô ra đời năm 1885.

Luyện tập [trang 39]

Bài 100 [trang 39 sgk Toán 6 Tập 1]: Ô tô đầu tiên ra đời năm nào?

Ô tô đầu tiên ra đời năm

trong đó n ⋮ 5 và a, b, c ∈ {1, 5, 8} [a, b, c khác nhau].

Hình 19

Lời giải:

Vì n ⋮ 5 nên c = 0 hoặc 5. Mà c ∈ {1; 5; 8} nên c = 5.

Mà a < 3 [Vì ô tô không thể ra đời sau năm 3000] nên a = 1.

Vì a, b, c khác nhau nên b = 8.

Vậy ô tô ra đời năm 1885.

Video liên quan

Chủ Đề