ROBOT bảo Hành tinh ROBOT Hành tinh

"Báu vật Sao Hỏa" mới được thu thập bởi Perseverance, chiếc xe tự hành thứ hai mà NASA đã đưa lên hành tinh đỏ, đang làm nhiệm vụ tại Jerero, một miệng hố khổng lồ được cho là chứa đựng cả một đồng bằng châu thổ cổ đại.

"Chúng tôi chọn Jezero cho Perseverance vì nghĩ rằng đó sẽ là nơi có cơ hội tốt nhất để thu thập các mẫu tuyệt vời về mặt khoa học. Bây giờ chúng tôi biết mình đã gửi tàu thám hiểm đến đúng vị trí" - tờ Sci-News dẫn lời tiến sĩ Thomas Zurbuchen, Phó giám đốc phụ trách khoa học của NASA.

ROBOT bảo Hành tinh ROBOT Hành tinh

Hai lỗ khoan mà robot NASA vừa để lại trên tảng đá Sao Hỏa - Ảnh: Perseverance/NASA

Phát ngôn trên liên quan đến 2 mẫu vật đầy thú vị mà Perseverance vừa thu thập được và phân tích sơ bộ bằng những công cụ gọn gàng mà nó được tranh bị cho hành trình thám hiểm Sao Hỏa.

Cho dù "phòng thí nghiệm" mini tên SHERLOC gắn trên các robot của NASA không thể cung cấp chi tiết về mẫu vật như các phòng thí nghiệm trên Trái Đất nhưng đủ để xác minh được 2 mẫu từ tảng đá "Wildcat Ridfe" - có khả năng được hình thành hàng tỉ năm trước khi bùn và cát mịn lắng trong một hồ nước mặn bốc hơi - chứa đựng một loại phân tử hữu cơ đặc biệt.

Phân tích sơ bộ cho thấy phân tử hữu cơ Sao Hỏa này tương quan về mặt không gian với các phân tử của khoáng chất sunfat, là thứ mà các nhà cổ sinh vật học vẫn tìm thấy trong các lớp đá trầm tích Trái Đất và coi như báu vật.

Dạng phân tử này có thể chứa đựng thông tin quan trọng được bảo tồn hàng tỉ năm về môi trường nước mà chúng đã hình thành, chưa kể chính là thứ bảo tồn các bằng chứng vi mô về sinh vật sống cổ đại trên Trái Đất.

ROBOT bảo Hành tinh ROBOT Hành tinh

Chân dung "chiến binh" săn tìm sự sống Perseverance - Ảnh: NASA

Trái Đất và Sao Hỏa vốn là hai hành tinh có tính chất khá tương đồng và đều nằm trong "vùng sự sống" của hệ Mặt Trời, được cho là từng có môi trường giống nhau với sông ngòi, đại dương chằng chịt trên bề mặt. Vì thế, mẫu vật Sao Hỏa này được kỳ vọng sẽ mang cùng tính chất với mẫu vật trên Trái Đất - tức chứa đựng một dạng bằng chứng hữu hình về sinh vật ngoài hành tinh.

Tiến sĩ Ken Farley, nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ California (Caltech - Mỹ) và là thành viên dự án Perseverance, cho biết để xác định được các mẫu robot NASA vừa thu thập có chứa bằng chứng xác thực được mong đợi từ lâu về sinh vật ngoài hành tinh hay không, sẽ cần phải đợi mẫu này được đem về Trái Đất và phân tích bằng các kỹ thuật chuyên sâu.

Trong khi chờ đợi chiến dịch trả mẫu, 2 robot NASA nổi tiếng là Perseverance và Curiosity vẫn tiếp tục hành trình tìm kiếm các mẫu tiềm năng khác.

Vào năm 2014, Curioisity - con robot cũ hơn, đã hết thời hạn nhiệm vụ từ lâu nhưng vẫn... chạy hoài không hỏng - đã tìm thấy bằng chứng đầu tiên về "khối xây dựng sự sống" trên hành tinh đỏ nhờ mẫu bột đá từ miệng hố va chạm Gale.

Giáo sư Shane Farritor và các đồng nghiệp của tại Cơ sở đổi mới Nebraska (UNL) của Trường Đại học Nebraska-Lincoln (NIC- Mỹ) và công ty công nghệ Virtual Incision đã phát triển MIRA với mục tiêu chính là phục vụ các sứ mệnh du hành liên hành tinh trong tương lai.

Các sứ mệnh này sẽ đòi hỏi các phi hành gia ở trên vũ trụ một thời gian dài, ví dụ như kế hoạch chinh phục Mặt Trăng và Sao Hỏa của NASA đều nhắm tới vài tháng tạm trú.

ROBOT bảo Hành tinh ROBOT Hành tinh

Cận cảnh một bàn tay của "robot bác sĩ" MIRA vừa được các nhà nghiên cứu hé lộ - Ảnh: UNL

Chưa kể, nhiều kế hoạch tham vọng hơn về việc định cư ngoài không gian đã được các cơ quan vũ trụ, công ty vũ trụ tư nhân, các nhà khoa học... tính đến, bao gồm các chuyến "nghỉ mát" ngoài không gian hoặc thậm chí là sống một thời gian dài.

Điều này đặt ra nhiều thách thức, bao gồm khả năng cung cấp dịch vụ y tế, đặc biệt là các thủ thuật phức tạp, ví dụ như các ca mổ mà trên Trái Đất vẫn đòi hỏi sự hợp tác của nhiều chuyên khoa hay phối hợp liên viện.

Vì vậy kế hoạch tạo ra một vị "bác sĩ phẫu thuật liên hành tinh" bằng robot đã được khởi động từ khoản tài trợ 100.000 USD của NASA.

MIRA là một cỗ máy đa dụng. Cũng như các robot phẫu thuật khác, nó vẫn có thể được điều khiển bởi bác sĩ tại chỗ, nhưng tối ưu hơn kiểu mổ trực tiếp, bởi các dụng cụ của MIRA bao gồm các RAS có thể được đưa vào thông qua các vết rạch nhỏ, cho phép bác sĩ thực hiện các thao tác xâm lấn tối thiểu, nhằm tăng độ an toàn cho một môi trường ngoài vũ trụ không có nhiều điều kiện hỗ trợ các thủ thuật y học, giải quyết biến chứng như trên Trái Đất.

Ngoài ra công nghệ này có thể cho phép y học từ xa. Trên Trái Đất, công nghệ này đã được thử nghiệm thành công trong việc giúp bác sĩ phẫu thuật từ xa cho những người đang kẹt ở nơi thiếu thốn dịch vụ y tế mà ca mổ đòi hỏi nhiều bác sĩ chuyên khoa sâu can thiệp hơn là lực lượng y tế sẵn có ở đó.

Tuy nhiên, công nghệ MIRA có thêm lợi ích là có thể thực hiện các hoạt động một cách tự chủ, có nghĩa là các phi hành gia phục vụ trên Mặt Trăng và Sao Hỏa có thể được chăm sóc y tế mà không cần đến bác sĩ phẫu thuật hiện diện ở đó.

Vào tháng 8 năm 2021, MIRA đã giúp các bác sĩ thực hiện thành công ca phẫu thuật từ xa đầu tiên như một phần của nghiên cứu lâm sàng theo Chương trình Miễn trừ Thiết bị Điều tra (IDE) từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Bệnh nhân thuộc lực lượng hải quân, được cắt bỏ một phần đại tràng bằng một vết rạch duy nhất.

Trong năm tới, việc đưa MIRA đến làm việc trên ISS sẽ được triển khai.