Quy trình chế biến cà phê nhân theo phương pháp ướt

Có nhiều cách chế biến cà phê; mà nói chung, mục đích cuối cùng là để tách được hạt nhân bên trong cùng của trái cà phê và mang đi rang xay (cà phê gồm lớp vỏ thịt, lớp màng nhầy, lớp vỏ trấu, vỏ lụa, rồi mới tới nhân). Mỗi cách chế biến sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuối cùng của hạt cà phê. Do đó chọn phương pháp nào cho phù hợp với từng dòng cà phê là rất quan trọng. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cũng tìm hiểu về quá trình chế biến cà phê hạt bằng phương pháp lên men ướt.

Mục lục

1. Tổng quan phương pháp lên men ướt cà phê hạt

Chế biến ướt hay còn gọi là lên men ướt là một quy trình xử lý cà phê hạt sau thu hoạch nhằm loại bỏ tất cả phần thịt quả trước khi nó được làm khô. Cụ thể, chế biến ướt là một chuỗi công đoạn từ lúc cà phê hạt được thu hoạch, phân loại, tách vỏ quả, ngâm ủ cho chất nhầy tự lên men rồi phân rã và cuối cùng hạt cà phê được làm khô, dưới ánh sáng mặt trời để đạt được độ ẩm khoảng 10-12%.

Quá trình chế biến ướt là một chặng đường dài, để có được những hạt cà phê thô sẵn sàng để rang. Nếu được thực hiện đúng cách, chế biến ướt đảm bảo cho cà phê có chất lượng cao và ổn định, nhưng mặt khác cũng cần nhiều nước và máy móc hơn so với phương pháp chế biến khô khác nên sẽ đắt hơn đối với người nông dân hoặc nhà sản xuất.

Quy trình chế biến cà phê nhân theo phương pháp ướt

2. Quá trình chế biến ướt cà phê hạt

Về phương pháp, tuy có nhiều biến thể ở các quốc gia khác nhau nhưng quá trình chế biến ướt luôn trải qua 4 công đoạn chính là: Phân loại > Xát bỏ vỏ quả > Lên men loại bỏ chất nhầy > Phơi hoặc sấy khô thành phẩm.

Bước 1: Phân loại cà phê

Cà phê trái sau khi thu hoạch được đem về địa điểm tiếp nhận và cho ngay vào bể đầy nước để phân quả nào nặng sẽ chìm xuống bể (đem đi chế biến ướt), quả nào đã chín khô, hư hỏng sẽ nhẹ, nổi lên trên. Ngoài ra, cành, lá, tạp chất,… cũng được loại ra khỏi cà phê.

Hạt cà phê “bình thường” sẽ đặc và nặng hơn nước. Ngược lại, những quả bị lỗi, không có hạt hoặc hạt bị sâu đục, sẽ tạo ra những khoảng trống, làm chúng trôi nổi trên mặt nước.

Bước 2: Loại bỏ vỏ quả

Đây là giai đoạn được xem là quan trọng nhất trong phương pháp chế biến cà phê ướt. Điều cần thiết là việc xát vỏ nhanh chóng, nhằm tránh tiến trình lên men ngoài ý muốn và phát sinh các vị lạ trong hạt cà phê.

Quá trình xát vỏ được thực hiện bằng máy – trong đó quả cà phê sẽ bị ma sát với trụ xoay, làm cho phần vỏ (và một phần chất nhầy) bị tách qua một bên, hạt cà phê vẫn được bao bọc trong một lớp chấy nhầy ở phía bên khác. Cà phê hạt cần được tách ra khỏi vỏ của chính nó (các quả bị xát vỏ không hoàn toàn, cũng như một phần vỏ đi kèm) bằng sàn, hoặc rây, trước khi tiếp tục được đưa sang các kênh dẫn nước. Theo đường dẫn, các tạp chất còn lại được sẽ nổi lên mặt nước và được loại bỏ tối đa.

Quy trình chế biến cà phê nhân theo phương pháp ướt

Bước 3: Lên men loại bỏ chất nhầy

Sau khi loại bỏ vỏ quả và các tạp chất khác, cà phê được cho vào bể bể nước để thực hiện quá trình lên men. Lượng nước được sử dụng trong chế biến có thể khác nhau, nhưng thường nằm trong tỷ lệ 1:1. Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình chế biến ướt vì sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất vị của cà phê sau này.

Quá trình lên men phải được theo dõi cẩn thận để đảm bảo rằng cà phê không có các hương vị không mong muốn. Đối với hầu hết các loại cà phê, việc loại bỏ lớp vỏ nhầy thông qua lên men mất từ ​​12 đến 36 giờ, tùy thuộc vào nhiệt độ, độ dày của lớp nhầy, và nồng độ của các enzyme.

Quy trình chế biến cà phê nhân theo phương pháp ướt

Bước 4: Làm khô cà phê hạt

Sau khi hạt cà phê được rửa lại bằng nước sạch, chúng được làm khô – với cách phổ biến nhất là phơi nắng ngoài trời, trên giàn phơi để hạ độ ẩm trong hạt xuống 10% – 12%. Lúc này, cà phê hạt cần được xếp thành lớp từ 2 đến 10 cm và thường xuyên đảo trộn để đảm bảo khô đồng đều. Sau khi làm khô – lúc này chúng được gọi là cà phê thóc và sẽ được đóng bao bảo quản, hoặc xử lý các khâu tinh chế khác.

Quy trình chế biến cà phê nhân theo phương pháp ướt

Nguồn: Sưu Tầm

Để biết thêm thông tin về TƯ VẤN MỞ QUÁN NHƯỢNG QUYỀN CAFE “Đậm gu, đúng chất, giá mềm, lãi cao”, NHƯỢNG QUYỀN CAFE, TRÀ ,XE ĐẨY, TRÀ, CACAO SẠCH

Phương pháp này đòi hỏi trang bị máy móc chuyên dụng và tiêu hao một số lượng nước đáng kể, do đó phải có cả 1 quy trình xử lý hợp lý đảm bảo môi trường. Phương cách chế biến này giúp đảm bảo phẩm chất nội tại của hạt cà phê, cho ra sản phẩm cà phê nhân có màu sắc và chất lượng đồng nhất tránh những khiếm khuyết tác động xấu đến chất lượng. Cà phê được sản xuất bằng phương pháp chế biến ướt luôn có chất lượng tốt hơn và các giá trị thương mãi cũng luôn cao hơn.

Quy trình chế biến cà phê phương pháp chế biến ướt

Bước 1: Làm sạch tạp chất.

Sau khi thu hoạch, dù cẩn thận đến đâu vẫn sót vào một số lượng trái cà phê khô, hoặc chưa chín, hoặc bị sâu mà sẽ làm cho chất lượng của lô cà phê bị giảm đi. Ngoài ra, còn có các tạp chất khác sẽ lẫn lộn trong lô cà phê qua vụ thu hoạch.  Công đoạn sơ chế, phân loại và làm sạch trái cà phê chín rất cần thiết và nên được thực hiện càng sớm càng tốt sau khi thu hoạch. Thường thực hiện bằng cách rửa trái cà phê chín trong thùng đầy nước chảy. Kế đó cà phê đi qua máy rung sàng hạt, phân loại tách biệt giữa trái cà phê chín và quả chưa chín, lớn và nhỏ.

Bước 2: Tách lớp vỏ thịt

Công đoạn nầy được thực hiện bởi máy xát, xát vỏ, loại bỏ thịt và chất nhầy khỏi hạt cà phê. Sau khi phân loại cần lập tức xát trái cà phê để tránh tác động hưởng đến chất lượng của cà phê. Công đoạn nầy chủ yếu làm cho vỏ, thịt kèm theo chất nhầy và  hạt cà phê đước tách ra, cà phê được làm sạch . Đây là công đoạn tao ra sự khác biệt quan trong giữa hai phương pháp chế biến khô và ướt.

Bước 3: Là quá trình lên men.

Do phần thịt và chất nhầy của trái được tách ra khỏi hạt bằng các phương tiện cơ học thường bị sót lại dính xung quanh hạt cà phê và sẽ gây tác ảnh hưởng xấu ảnh hưởng đến phẩm chất của cà phê, nên phải tiếp tục làm sạch bằng phương pháp tác động hóa học. Hạt cà phê thóc được ủ trong các thùng lớn và để cho lên men bởi các enzyme tự nhiên và chế phẩm enzyme bổ sung.  Đối với hầu hết cà phê quá trình loại bỏ chất nhầy từ 24 đến 36 giờ, tùy thuộc vào độ dày, nhiệt độ của lớp chất nhầy và nồng độ của các enzym. sau quá trình lên men chất nhầy bám quanh hạt cà phê bị mất kết cấu nhớt và dễ dàng được tẩy sạch bởi nước.

Bước 4: Công đoạn làm khô.

Sau khi lên men, hạt cà phê được rửa bằng nước sạch, có độ ẩm khoảng 57% – 60 % và được chuyển đến công đoạn làm khô. Quá trình sấy kết thúc khi mức độ ẩm cà phê là 11-13%%. Có thể làm khô hạt cà phê thóc bằng cách phơi trên sân bê tông hoặc sấy. Phơi nắng mất từ 8 đến 10 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm môi trường xung quanh. Cà phê sấy bởi máy sấy thì khô nhanh hơn, tuy nhiên, quá trình này phải được kiểm soát cẩn thận để đảm bảo chất lượng cà phê.

Bước 5: Lưu trữ

Sau khi sấy, cà phê thóc sẽ được lưu kho và sẽ xay xát thành cà phê nhân ngay trước khi đóng bao xuất khẩu, hay trước khi cho vào máy rang trong công đoạn rang.

Bạn có biết: Azzan sử dụng cà phê Arabica (catimor, typica, bourbon) 100% chế biến ướt để rang và pha chế. Robusta chúng tôi có loại chế biến ướt cho người thích cảm nhận đầy đủ vị đắng nhẹ hậu vị ngọt, và chế biến tự nhiên cho những người có guu uống cà phê mạnh.