Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào những nguyên tắc này thể hiện như thế nào?

– Thời điểm: Xảy ra pha S của chu kỳ trung gian của chu kì tế bào (ADN trong nhân của sinh vật nhân thực) hoặc ngoài tế bào chất (ADN ngoài nhân) để chuẩn bị cho phân chia tế bào.

– Vị trí: Trong nhân tế bào đối với sinh vật nhân thực và vùng nhân tế bào đối với sinh vật nhân sơ.

2. Thành phần tham gia

  • ADN khuôn (ADN mẹ)
  • Các nu tự do A, T, G, X
  • Năng lượng: ATP
  • Hệ enzim:
  # Enzim tham giaChức năng1Tháo xoắn– Dãn xoắn và tách hai mạch kép của AND để lộ hai mạch đơn2ARN polimeraza– Tổng hợp đoạn mồi ARN bổ sung với mạch khuôn3ADN polimeraza– Gắn các nucleotit tự do ngoài môi trường vào liên kết với các nucleotit trong mạch khuôn để tổng hợp mạch mới hoàn chỉnh theo chiều 5’ – 3’4Ligaza– Nối các đoạn Okazaki thành mạch mới hoàn chỉnh

 

3. Nguyên tắc nhân đôi

Quá trình nhân đôi ADN là quá trình tổng hợp hai phân tử ADN mới có cấu trúc giống với tế bào mẹ ban đầu đó là do quá trình nhân đôi diễn ra theo các nguyên tắc:

  • Nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại ½)
  • Nguyên tắc bổ sung: A lk T, G lk X
  • Nguyên tắc nửa gián đoạn 

=> Hệ quả của việc thực hiện quá trình nhân đôi theo các nguyên tắc này là giúp cho thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được truyền đạt nguyên vẹn.

4. Các bước của cơ chế tự sao

Bước 1: Tháo xoắn:

– Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn, trong đó một mạch có đâu 3’-OH, còn mạch kia có đầu 5’-P.

Bước 2: Tổng hợp sợi mới:

– Enzim ADN-pôlimeraza lần lượt liên kết các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. (Vì enzim ADN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’)

– Trên mạch khuôn có đầu 3’-OH thì mạch bổ sung được tổng hợp liên tục theo chiều 5’→ 3’cùng chiều với chiều tháo xoắn,

– Trên mạch khuôn có đầu 5’-P thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn gọi là đoạn Okazaki cũng theo chiều 5’→ 3’ ngược chiều với chiều tháo xoắn, sau đó các đoạn này được nối lại với nhau tạo thành mạch mới nhờ enzim nối ADN – ligaza.

– Mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn (một mạch được tổng hợp và một mạch cũ của phân tử ban đầu) đóng xoắn lại với nhau tạo thành hai phân tử ADN conBước 3: Hình thành ADN con:

5. Kết quả

– Từ 1 phân tử ADN mẹ ban đầu → tự sao 1 lần → 2 ADN con.

– 2 ADN con giống hệ nhau và giống ADN mẹ ban đầu.

– ADN con có 1 mạch đơn mới với 1 mạch đơn cũ của ADN mẹ.

Lưu ý:

– Có sự khác biệt trong cơ chế nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực với sinh vật nhân sơ

  • Hệ gen: Sinh vật nhân thực có hệ gen lớn và phức tạp hơn → Có nhiều điểm tái bản khác nhau (nhiều đơn vị tái bản). Ở sinh vật nhân sơ chỉ chỉ xảy ra tại một điểm (đơn vị tái bản).

    • Câu hỏi:

      Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc:

      • A. Mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ
      • B. Bổ sung; bán bảo toàn
      • C. Một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn
      • D. Trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp

      Lời giải tham khảo:

      Đáp án đúng: B

      Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X.

      Nguyên tắc bán bảo toàn: mỗi phân tử ADN con sẽ mang một mạch từ ADN mẹ.

      Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi HOC247 cung cấp đáp án và lời giải

      ADSENSE

    Mã câu hỏi: 18577

    Loại bài: Bài tập

    Chủ đề :

    Môn học: Sinh học

    Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

    • Đề thi giữa HK1 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Trần Phú năm học 2019

      30 câu hỏi | 45 phút

      Bắt đầu thi

     

     

    Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào những nguyên tắc này thể hiện như thế nào?

     

    CÂU HỎI KHÁC

    • Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?
    • Người bị hội chứng Đao là do bộ NST trong tế bào của cơ thể:
    • Điều nào sau đây là không chính xác:
    • Đơn phân của prôtêin là:
    • Hạt phấn của loài A có n = 5 nhiễm sắc thể thụ phấn cho noãn của loài B có n = 7 nhiễm sắc thể.
    • Kết quả nào dưới đây được hình thành từ nguyên tắc bổ sung?
    • Khi gen thực hiện 5 lần nhân đôi, số gen con được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp l
    • Gen trên NST Y di truyền:
    • Một gen có chiều dài là 4080 Ao có nuclêôtit A là 560. Số lượng các loại nuclêôtit của gen:
    • Ở chim, bướm, dâu tây cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là:
    • Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng:
    • Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do.
    • Nhóm phép lai nào sau đây được xem là lai phân tích?
    • Bệnh ung thư máu ở người là do:
    • Nuclêôxôm có cấu trúc:
    • Ở sinh vật giới dị giao là những cá thể có nhiễm sắc thể giới tính là:
    • Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là:
    • Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây qui định?
    • Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4 thì tỉ lệ nuclêôtit loại
    • Phép lai một tính trạng cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 15 : 1. Tính trạng này di truyền theo quy luật:
    • Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở:
    • Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc:
    • Gen phân mảnh có:
    • Thể đồng hợp là:
    • Tinh trùng của một loài thú có 20 nhiễm sắc thể thì thể ba nhiễm của loài này có số nhiễm sắc thể là:
    • Chiều phiên mã trên mạch mang mã gốc của ADN là:
    • Với 4 loại nuclêôtit A, T, G, X sẽ có bao nhiêu bộ ba?
    • Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn.
    • Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam:
    • Gen trên NST X di truyền:

    ADSENSE

    ADMICRO

    Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào những nguyên tắc này thể hiện như thế nào?

    Bộ đề thi nổi bật

    Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào những nguyên tắc này thể hiện như thế nào?