Phương pháp dạy học thống kê Xác suất ở tiểu học

PGS Chu Cẩm Thơ cho rằng, xác suất, thống kê là nội dung quá cần thiết vì nó gần gũi với học sinh. Tuy nhiên, bà Thơ nhấn mạnh: "Dạy xác suất thống kê từ lớp 2 không phải tôi dạy kiến thức về xác suất thống kê, mà chúng tôi chỉ giúp các em tiếp cận với điều này thông qua các cơ hội để các em làm quen với kỹ năng như: liệt kê, phân loại, sắp xếp, hoặc đọc một biểu đồ tranh, hoặc được trải nghiệm và trang bị những kiến thức cơ bản để hiểu cái này chắc chắn xảy ra, cái kia có cơ hội xảy ra nhiều hơn; cái kia không thể xảy ra".

Bà Thơ dẫn ví dụ cha mẹ thường hay nói: “Con chẳng chịu học hành gì cả mà con được 10 điểm thì mẹ phải xem điểm 10 ấy có chính xác không”,… trẻ hoàn toàn hiểu câu nói đó của cha mẹ và đó chính là xác suất về việc có thể, hoặc khó có thể xảy ra.

"Dạy kiến thức toán học không quan trọng bằng việc dạy cho học sinh hình thành kiến thức đó. Thực tế lâu nay Chương trình Pomath đã đưa vào dạy cho học sinh tiểu học những bài toán đơn giản để các em làm quen xác suất, thống kê và các em rất thích thú/ rất quan tâm các bài học, trải nghiệm khi đưa vào chương trình phải gần gũi với cuộc sống của các em. Vì thế, chúng tôi có nhóm nghiên cứu riêng để giáo trình luôn luôn được cập nhật những vấn đề thực tiễn của đời sống", bà Thơ chia sẻ.

Lý giải về việc thông tin dạy xác suất, thống kê cho học sinh vừa đưa ra đã bị phản ứng, PGS Chu Cẩm Thơ cho rằng, hầu hết mọi người lo ngại là do mọi người thiếu tự tin hoặc thiếu trải nghiệm về những bài học như vậy. Kiến thức toán học phổ thông không có gì quá phức tạp. Lâu nay, rất nhiều người kêu toán khó, sợ toán vì họ chứng kiến những bài học được tạo ra bởi sự khai thác quá sâu các “mẹo”, đòi hỏi người học những kỹ năng biến đổi sơ cấp, mà lại áp đặt tất cả người học phải theo.

Trả lời băn khoăn khi giáo viên cũng kêu khó khi nghe thông tin này, theo bà Thơ, trẻ em lớp 2 học được thì không chắc chắn giáo viên hoàn toàn có thể làm được. Chỉ có điều, giáo viên phải cởi bỏ “nỗi sợ”, mạnh dạn thay đổi, cung cấp thêm cho học sinh những ví dụ sinh động của cuộc sống để các em được trải nghiệm một cách dễ dàng và gần gũi. Khi ấy chắc chắn học sinh sẽ rất thích nội dung này trong môn toán.

“Qua 8 năm đồng hành với đội ngũ giáo viên của Pomath tôi hoàn toàn tin vào điều đó”, bà Thơ khẳng định.

Giáo viên cần được tập huấn ngay chính giờ dạy

Bàn về chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã được ban hành, trong đó có chương trình môn toán với nhiều hứa hẹn về việc giải tỏa nỗi sợ môn toán cho học sinh, bà Thơ cho rằng vấn đề cốt yếu là làm thế nào để chương trình đó đi vào thực tiễn.

Chương trình mới sắp tới thì sách giáo khoa chỉ là tài liệu dạy học chứ không phải dạy học bám sát vào sách giáo khoa, nên sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội mở cho giáo viên có thể sáng tạo trong dạy học, đưa những gì gần gũi với học sinh vào các bài giảng để biến những kiến thức tưởng như hàn lâm thành bài học thực tiễn.

Tuy nhiên, theo bà Thơ, với chương trình giáo dục phổ thông mới nói chung,  cần thay đổi mô hình tập huấn giáo viên một cách căn bản. Chương trình mới hướng tới mục tiêu phát triển năng lực thì việc bồi dưỡng, tập huấn giáo viên phải thay đổi. Giáo viên không chỉ được tập huấn ở các lớp bồi dưỡng tập trung mà còn cần được tập huấn trên thực địa, trong quá trình giảng dạy của họ và góp ý, điều chỉnh ngay sau mỗi giờ dạy ấy chứ không chỉ được tập huấn về lý thuyết đổi mới.

“Mô hình thực địa này tạo nên sẽ đồng thuận của nhiều phía vì họ cùng chứng kiến và cùng thấy sự thay đổi ấy là cần thiết. Nhiều năm qua, chúng tôi đã mang phương pháp dạy toán của Pomath đến các trường học, các địa phương để mong muốn “nhen” lên những niềm tin về hiệu quả nhìn thấy rất rõ, nếu thầy cô chịu khó thay đổi”, PGS Chu Cẩm Thơ nói.

Tin liên quan

Trước băn khoăn về lớp 2, dạy toán xác suất, thống kê nhiều phụ huynh học sinh sợ rằng con họ bị quá tải trong học tập, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam cô Nguyễn Thị Mai Quỳnh của Hệ thống giáo dục học mãi trấn an rằng phụ huynh không nên quá lo lắng.

Cô Mai Quỳnh cho biết, khoa học nghiên cứu về xác suất nói một cách đơn giản là ta tìm hiểu về khả năng của những sự kiện có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra.

Vậy với chương trình tiểu học và cụ thể là học sinh lớp 2, xác suất mới chỉ dừng lại ở mức giúp các con làm quen với khả năng suy luận, phán đoán những sự việc đơn giản xem chúng có thể xảy ra hay không?

Phương pháp dạy học thống kê Xác suất ở tiểu học
Cô Nguyễn Thị Mai Quỳnh (ảnh do nhân vật cung cấp).

Vậy với chương trình tiểu học và cụ thể là học sinh lớp 2, xác suất mới chỉ dừng lại ở mức giúp các con làm quen với khả năng suy luận, phán đoán những sự việc đơn giản xem chúng có thể xảy ra hay không?

Ví dụ về bài toán đơn giản đưa ra để các con phán đoán: con tích 22 điểm sẽ được thưởng; với mỗi bài thi nhiều nhất con sẽ đạt 10 điểm, vậy qua hai bài kiểm tra thì con có khả năng được thưởng hay không?

Một học sinh lớp hai đã học đủ các kĩ năng cộng và trừ số tự nhiên, các con có thể nhận thức và tư duy được bài toán để đưa ra phán đoán của mình,

Phương pháp dạy học thống kê Xác suất ở tiểu học

Dạy xác suất thống kê từ lớp 2 không có gì đáng lo ngại

Còn về thống kê là việc tìm hiểu về việc thu thập dữ liệu, số liệu, đo đạc…một cách tổng quát và đi đến chi tiết.

Ví dụ như việc lớp học của con có bao nhiêu học sinh, bao nhiêu học sinh nữ, bao nhiêu học sinh nam?

Vậy với bậc tiểu học, kiến thức xác suất thống kê rất đơn giản, có thể chỉ là những bài toán tập đếm số lượng và phân loại số lượng.

Những bài toán như này sẽ giúp con hình thành khả năng phán đoán, tư duy logic về vấn để, giúp con củng cố được kĩ năng đọc một bảng số liệu, có khả năng nhận biết, phân loại.

Do đó, cô Mai Quỳnh cho rằng, không nên áp đặt tư duy trong đầu rằng chương trình học “xác suất, thống kê” ở bậc Đại học vô cùng khó nhằn nên sẽ là quá tải với học sinh bậc Tiểu học.

Là một giáo viên đã dạy Toán cho học sinh bậc Tiểu học nhiều năm, cô Mai Quỳnh trong những năm qua vẫn luôn đưa các bài toán có tính “xác suất, thống kê” từ thực tiễn, gần gũi với các em học sinh để các em có thể phát triển các kĩ năng cơ bản trong đời sống hàng ngày.

Chia sẻ thêm, theo cô Mai Quỳnh, chương trình giảng dạy môn Toán của Mĩ, Sing, Úc… thì nhận thấy chương trình dành cho học sinh lớp Hai của các nước đã có những dạng bài về xác suất, thống kê.

Đơn giản chỉ là các bài toán rất nhẹ nhàng, cho các con đưa ra phán đoán của mình về một sự việc có xảy ra hay không và trình bày lý luận lo - gích về việc tại sao các con có thể đưa ra phán đoán như vậy.

Còn bài toán “thống kê” cũng vậy, những phần bài tập rất hay, thực tiễn, đôi khi chỉ là câu hỏi rằng hôm nay trên đường đi học về, con hãy đếm xem từ nhà đến trường có bao nhiêu điểm dừng đèn báo giao thông.

Phương pháp dạy học thống kê Xác suất ở tiểu học

Có bao nhiêu đại học còn dạy thống kê và xác suất?

Với những bài toán thực tế như vậy, sẽ giúp con hình thành kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, kiểm đếm…

“Các bài toán xác suất, thống kê thực ra đã tồn tại từ rất lâu trong chương trình toán tiểu học, thậm chí là với việc học đếm của học sinh lớp Một.

Nhưng hôm nay đây, khi gọi thành một cái tên cụ thể cho dạng Toán này thì có những sự hiểu lầm, hoang mang từ một bộ phận nhỏ của cộng đồng.

Chúng ta hãy nghĩ đơn giản vấn đề này như việc tôi đã trình bày, sẽ không hề gây quá tải với học sinh ở Việt Nam, các bài toán sẽ được đưa vào chương trình môt các hợp lý, thực tế, không cứng nhắc và khô khan” – cô Mai Quỳnh nhận định.

Cuối cùng cô Mai Quỳnh góp ý, xu hướng của sự thay đổi giáo dục hiện nay là giúp cho học sinh có thể phát triển kĩ năng giải quyết các vấn đề thực tế trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Vậy thì việc đưa nội dung giảng dạy xác suất thống kê cho học sinh bậc Tiểu học cũng cần gắn liền với mục đích này của giáo dục.

Thay vì việc cung cấp kiến thức, khái niệm bằng các thuật ngữ Toán học, giáo viên có thể đưa các con trực tiếp vào bài toán bằng cách đặt các vấn đề, tính huống để các con giải quyết theo hướng tư duy và suy luận logic:

Nguyên nhân tại sao? Kết quả như thế nào? Hướng giải quyết hoặc có cách nào để thay đổi kết quả đã tìm ra hay không?

Cách thức giải quyết vấn đề bài toán có thể cho các con tham gia thông qua các hoạt động trò chơi, thảo luận nhóm, tổ chức thi đua giữa các nhóm, phản biện ý kiến của các nhóm khác.

Trinh Phúc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤCNGUYỄN VĂN TÂNDẠY HỌC CHỦ ĐỀ “XÁC SUẤT – THỐNG KÊ” THEO HƯỚNGTÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌCKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPNGÀNH SƯ PHẠM TOÁN HỌCHà Nội - 2017ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤCNGUYỄN VĂN TÂNDẠY HỌC CHỦ ĐỀ “XÁC SUẤT – THỐNG KÊ” THEO HƯỚNGTÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌCKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPNGÀNH SƯ PHẠM TOÁN HỌCNgười hướng dẫn khoa học:Thạc sĩ Đào Thị Hoa MaiSinh viên thực hiện khóa luận: Nguyễn Văn TânHà Nội – 2017LỜI CẢM ƠNTrước tiên, em xin chân thành cảm ơn ThS. Đào Thị Hoa Mai đã tậntình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt thời gian từ khi nhận đề tàitới khi hoàn thành khóa luận.Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học Giáo dục và cácthầy cô khoa Toán – Cơ – Tin học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên đã dạydỗ em trong suốt những năm vừa qua.Em cũng chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và là nguồnđộng viên tinh thần lớn trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận.Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng khóa luận của em không tránh khỏinhững thiếu sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến củacác thầy cô trong ban phản biện để khóa luận của em được hoàn thiện.Hà Nội, ngày tháng năm 2017Sinh viênDanh mục viết tắtViết tắtTừ viết tắtCNH – HĐHCông nghiệp hoá – Hiện đại hoáPPDHPhương pháp dạy họcGD – ĐTGiáo dục đào tạoTHPTTrung học phổ thôngGVGiáo viênHSHọc sinhMục lục1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................12. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................13. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ....................................................................14. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................25. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................26. Cấu trúc khóa luận .............................................................................................2Chương 1: Cơ sở lí luận để xây dựng các biện pháp sư phạm nhằm tích cựchoá hoạt động học tập của học sinh.........................................................................31.1. Quan điểm hoạt động trong dạy học môn toán ...............................................31.1.1. Khái niệm hoạt động .................................................................................31.1.2. Hoạt động dạy học ....................................................................................41.1.3. Hoạt động học tập của học sinh ................................................................61.2. Dạy học tích cực hoá hoạt động của học sinh .................................................71.2.1. Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh ...........71.2.1.1. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ........................71.2.1.2. Phương pháp dạy học làm việc nhóm ................................................81.2.1.3. Phương pháp dạy học dự án ...............................................................91.2.1.4. Phương pháp dạy học tự học............................................................111.2.2. Kiểm tra đánh giá ....................................................................................141.3. Một số biện pháp để tích cực hoạt động hoá người học ................................141.3.1. Kích thích nhu cầu học tập của học sinh ............................................141.3.2. Kích thích tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh .....17Chương 2: Thiết kế một số giáo án dạy học chủ đề “Xác suất – Thống kê” theohướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh ............................................192.1. Nội dung dạy học chủ đề “Xác suất – Thống kê” trong chương trình đại sốlớp 10 – 11 nâng cao ............................................................................................192.2. Dạy học chủ đề “Xác suất – Thống kê” theo hướng tích cực hoá hoạt độngcủa học sinh ..........................................................................................................192.2.1. Dạy học nội dung thống kê .........................................................................192.2.1.1. Các vấn đề chính trong nội dung thống kê ......................................192.2.1.2. Dự án dạy học nội dung thống kê ....................................................332.2.1.3. Kiến thức chuẩn bị ...........................................................................412.2.2. Dạy học nội dung biến cố và xác suất biến cố............................................452.2.2.1. Các vấn đề chính của nội dung biến cố và xác suất biến cố ............452.2.2.2. Các giáo án giảng dạy nội dung biến cố và xác suất của biến cố theohướng tích cực hoá hoạt động của học sinh ..................................................532.2.3. Dạy học nội dung các quy tắc tính xác suất ...............................................592.2.1.4. Các vấn đề chính của nội dung các quy tắc tính xác suất ................592.2.1.5. Các giáo án dạy học của nội dung các quy tắc tính xác suất theohướng tích cực hoá hoạt động người học ......................................................66Chương 3: Thực nghiệm sư phạm .........................................................................753.1. Chuẩn bị và triển khai thực nghiệm ...............................................................753.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm .......................................................753.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ......................................................753.1.3. Phương pháp thực nghiệm ......................................................................753.1.4. Kế hoạch và đối tượng thực nghiệm .......................................................753.1.5. Nội dung thực nghiệm ............................................................................763.2. Phân tích kết quả thực nghiệm.......................................................................763.3. Nhận xét đánh giá ..........................................................................................77Kết luận và kiến nghị ..............................................................................................78Tài liệu tham khảo ..................................................................................................79Phụ lục .....................................................................................................................81Mở đầu1. Lý do chọn đề tàiChất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều thành tổ trong một hệ thống baogồm: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, PPDH, thầy và hoạt động của thầy, trò vàhoạt động của trò, môi trường giáo dục,… trong đó PPDH là thành tố trung tâm.Theo thứ trưởng Bộ GD – ĐT Nguyễn Vinh Hiển:”Đổi mới phương pháp dạy họcphù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học là yếu tố có thể coi là xương sống của đổimới giáo dục phổ thông”. Đổi mới PPDH là nhu cầu tất yếu của GV, bởi vì đổi mớilà sự cải tiến, nâng cao chất lượng PPDH đang sử dụng để đóng góp nâng cao chấtlượng hiệu quả của việc dạy học. Đổi mới PPDH nhằm mục đích tránh giảng dạytheo lối mòn “Thầy đọc – Trò chép” mà giờ HS cần phải năng động, sáng tạo, tựtìm tòi ra những kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV.Ở trường THPT hiện nay, phong trào đổi mới PPDH môn Toán diễn ra rấtmạnh mẽ, rất nhiều GV đã nghiên cứu và áp dụng các PPDH tích cực. Nhìn chungcách dạy môn Toán bậc THPT đã có nhiều biến chuyển tích cực nhưng vẫn cònnhiều nghiên cứu cần được tiếp tục. Chẳng hạn, giảng dạy về nội dung “Xác suất –Thống kê” chương trình đại số 10, 11 nâng cao. Đây là nội dung mà HS còn gặpnhiều khó khăn vì các dạng bài tập phong phú, đa dạng và thực tiễn.Bởi vậy nên em chọn đề tài nghiên cứu: Dạy học chủ đề “Xác suất – Thốngkê” theo hướng tích cực hoá hoạt động người học.2. Mục đích nghiên cứuNghiên cứu tổ chức dạy học chủ đề “Xác suất – Thống kê” theo hướng tíchcực hóa hoạt động của người học góp phần nâng cao chất lượng dạu và học môntoán ở nhà trường THPT.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: Giảng dạy chủ đề “Xác suất – Thống kê” theo hướngtích cực hóa hoạt động của người học.Khách thể nghiên cứu: Chương V: Thống kê – Đại số 10 nâng cao, Phần B:Xác suất – Chương III: Tổ hợp xác suất – Đại số 11 nâng cao.14. Nhiệm vụ nghiên cứu- Nghiên cứu cơ sở lý luận để xây dựng các biện pháp nhằm tích cực hóa hoạtđộng của học sinh- Xây dựng một số giáo án giảng dạy chủ đề “Xác suất – Thống kê” theo hướngtích cực hóa hoạt động của học sinh.- Thiết kế thực nghiệm5. Phương pháp nghiên cứu- Nghiên cứu các tài liệu về PPDH môn toán ở THPT.- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, tài liệu bồi dướng GV THPT môntoán, sách tham khảo về xác suất – thống kê.- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của PPDHtrong khoá luận.6. Cấu trúc khóa luậnNgoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,khóa luận gồm 3 chương sau:Chương I: Cơ sở lí luận để xây dựng các biện pháp sư phạm nhằm tích cựchoá hoạt động học tập của học sinh.Chương II: Thiết kế một số giáo án dạy học chủ đề “Xác suất – Thống kê”theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.Chương III: Thực nghiệm sư phạm.2Chương 1: Cơ sở lí luận để xây dựng các biện pháp sư phạm nhằmtích cực hoá hoạt động học tập của học sinh1.1. Quan điểm hoạt động trong dạy học môn toán1.1.1. Khái niệm hoạt độngTheo tâm lý học hiện đại thì hoạt động bao giờ cũng nhằm vào một đốitượng nhất định và những hoạt động khác nhau được phân biệt bởi các đối tượngkhác nhau, ngoài ra đối tượng còn là động cơ thực sự của hoạt động.- Về phía đối tượng: Động cơ được thể hiện thành các nhu cầu, nhu cầu lại đượcsinh từ một đối tượng, ban đầu còn trừu tượng, ngày càng phát triển rõ ràng, cụ thểhơn và được chốt lại ở hệ thống các mục đích. Mỗi mục đích lại phải thỏa mãn mộtloạt các điều kiện (hay còn gọi là các phương tiện).- Về phía chủ thể: Chủ thể dùng sức căng cơ bắp, thần kinh, năng lực, kinhnghiệm thực tiễn, để thỏa mãn động cơ gọi là hoạt động. Quá trình chiếm lĩnh từngmục đích gọi là hành động. Mỗi điều kiện để đạt từng mục đích, lại quy định cáchthức hành động gọi là thao tác.Hành động là quá trình hiện thực hóa mục đích (tạo ra được sản phẩm), cònthao tác lại do điều kiện quy định. Như vậy, sự khác nhau giữa mục đích và điềukiện quy định là sự khác nhau giữa hành động và thao tác. Nhưng sự khác nhau đóchỉ là tương đối, bởi để đạt được một mục đích ta có thể dùng những phương tiệnkhác nhau. Khi đó, hành động chỉ thay đổi về mặt kỹ thuật, tức là cơ cấu thao tác,chứ không hề thay đổi bản chất (vẫn làm ra cùng một sản phẩm).Về mặt tâm lý, hành động sinh ra thao tác, nhưng thao tác lại không phải làphần riêng lẻ của hành động, sau khi được hình thành, thao tác có khả năng tồn tạiđộc lập và có thể tham gia nhiều hành động. Họat động có biểu hiện bên ngoài làhành vi, vì vậy hai phạm trù này hỗ trợ cho nhau, trong đó hoạt động bao gồm cảhành vi lẫn tâm lý và ý thức (tức là cả công việc của tay, chân và não). Sự phân tíchtrên giúp ra nhận được những ý nghĩa quan trọng sau:3- Thực chất của phương thức Giáo dục là tổ chức các hoạt động liên tục chotrẻ em theo một chuỗi các thao tác, trong cơ cấu có sự tham gia của động cơ vànhiệm vụ của từng người.- Vì hành động sinh ra thao tác nên trong giáo dục ta có thể huấn luyện giántiếp thao tác thông qua hành động.- GV nên biết rõ một đối tượng lúc nào là mục đích cần đạt, lúc nào làphương tiện để đạt mục đích khác.1.1.2. Hoạt động dạy họcKhi xem xét nội hàm của khái niệm hoạt động thì ta có thể chỉ ra rằng: “Hoạtđộng dạy học là một quá trình có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch phối hợp thốngnhất giữa hoạt động chỉ đạo, điều khiển của người dạy với hoạt động nhận thức tựgiác, tích cực, chủ động của người học nhằm làm cho người học nắm vững và nângcao kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực trí tuệ đồng thời bồi dưỡng kiếnthức nhiều mặt làm cơ sở nâng cao thế giới quan khoa học và những phẩm chấtnhân cách cần thiết đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội và thời đại”.Hoạt động dạy học bao gồm hai hoạt động tương tác với nhau: Hoạt độngdạy của người thầy và hoạt động học của người học, hai hoạt động này cùng songsong tồn tại và phát triển. Dạy và học là hai mặt không thể thiếu được của quá trìnhdạy học.Dạy môn Toán là hoạt động của người thầy với chức năng truyền đạt cáckiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và chỉ đạo tổ chức, điều khiển HS nắm vững các tri thứckhoa học. Với tư cách là cơ sở của giáo dục toán học, trí thức quan hệ mật thiết vớiviệc thực hiện các nhiệm vụ môn Toán. Đặc biệt, những tri thức phương pháp liênquan chặt chẽ với việc rèn luyện kỹ năng, những tri thức giá trị (đánh giá vai trò củamột hoạt động, tầm quan trọng của một tri thức,…) nhiều khi có liên hệ với việcgây động cơ hoạt động, điều đó cũng ảnh hưởng tới việc rèn luyện kỹ năng, pháttriển năng lực trí tuệ hoặc bồi dưỡng thế giới quan. GV có thể dạy HS thưởng thứcvà thể hiện cái đẹp trong lập luận logic chặt chẽ; trong cách trình bày rõ ràng, mạchlạc; trong ngôn ngữ ký hiệu ngắn gọn, chính xác, trong những lời giải bất ngờ, độcđáo; trong những ứng dụng phong phú, đa dạng,… của Toán học vào cuộc sống.4Bản thân các tri thức khoa học nói chung và các tri thức Toán học nói riêng là mộtsự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng. Muốn cho việc dạy học đạt hiệu quảtốt thì cần khuyến khích và tạo điều kiện HS thường xuyên tiến hành hai quá trìnhthuận nghịch nhưng liên hệ mật thiết với nhau, đó là trừu tượng hoá và cụ thể hoá.Trong quá trình dạy học, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, trình độ hoạtđộng xã hội của thầy cũng không ngừng được hoàn thiện, và do đó hoạt động dạyngày càng đáp ứng yêu cầu cao của quá trình dạy học.Học môn Toán là hoạt động của HS. Dưới tác động của GV và hoạt độngdạy, HS và hoạt động học không ngừng vận động và phát triển đi lên. Nhiều côngtrình nghiên cứu đa làm sáng tỏ những biểu hiện cơ bản của sự vận động và pháttriển đó. Qua hoạt động học, HS:- Từ chỗ chưa ý thức được đầy đủ, chính xác, sâu sắc đến chỗ ý thức được đầyđủ hơn, chính xác hơn các mục đích, nhiệm vụ học tập.- Từ chỗ chưa biết đến chỗ biết và biết ngày càng sâu sắc, càng đầy đủ, cànghoàn thiện các khái niệm, các định lý,… Toán học.- Từ chỗ nắm tri thức đến chỗ nắm kỹ năng rồi nắm kỹ xảo và nắm chúng ngàycàng cao ở mức độ cao.- Từ chỗ vận dụng những điều đã học vào các tình huống quen thuộc đến chỗvận dụng chúng vào những tình huống mới.- Trên cơ sở đó, ngày càng hoàn thiện các năng lực và các phẩm chất hoạt độngtrí tuệ cũng như hoàn thiện thế giới quan khoa học và các phẩm chất đạo đức.Như vậy là, nhân cách của HS ngày càng được phát triển, hoạt động học củacác em càng có tiền đề mới, cơ sở mới để tiến hành ở trình độ cao hơn.Trong học tập HS phải biết tiếp thu và nắm vững hệ thống những tri thứckhoa học trong các giáo trình, tài liệu, SGK. HS phải biết vận dụng, áp dụng nhữngtri thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập, nghe giảng, nghiên cứu vào hoạtđộng thực hành, thực tiễn hàng ngày. Trong quá trình học tập, HS nhận thức vàphản ánh nội dung kiến thức đã học bằng cách riêng của mình, đó là kết quả học tậpcủa HS, sự phản ánh đó thể hiện qua việc HS trình bày, sắp xếp những tri thức lĩnhhội được theo logic phù hợp với khả năng của mình. Như vậy, có thể nói trong quá5trình học của HS đã thể hiện tính độc lập, tính tích cực, tính tự giác sáng tạo của bảnthân.Hoạt động học tập của HS trong quá trình dạy học luôn luôn có sự chỉ đạo vàdẫn dắt của thầy theo các mục tiêu, nhiệm vụ dạy học. Sự điều khiển tổ chức, hướngdẫn của thầy trong quá trình dạy học được thể hiện qua các hình thức tổ chức dạyhọc như: giờ thuyết trình nhằm cung cấp kiến thức kỹ năng mới; giờ củng cố, ônluyện hệ thống khái quát các kỹ năng. Ngày nay với quan điểm đổi mới các phươngpháp dạy học như phương pháp “lấy người học làm trung tâm”, “tích cực hoá hoạtđộng dạy học”, “hoạt động người học”,… thì vai trò chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn củaGV trong quá trình dạy học cho HS không chỉ ở mục đích trang bị kiến thức khoahọc, kỹ năng, kỹ xảo mà còn nhằm cung cấp cho HS phương pháp học tập, phươngpháp tự tìm kiếm và thể hiện các tri thức một cách độc lập, tự giác và sáng tạo.1.1.3. Hoạt động học tập của học sinhHoạt động học tập của HS bao gồm việc định hướng tìm tòi, lập kế hoạchthực hiện, bản thân hoạt động và tự đánh giá hoạt động đó. Vấn đề tâm lý chủ yếu ởđây là hứng thú tìm tòi, lòng ham hiểu biết và mong muốn hoàn thiện bản thân –nếu sự hứng thú không được hình thành thì bản thân sự lĩnh hội diễn ra thấp hơnnhiều so với tiềm năng sẵn có của HS.Động cơ học tập đúng đắn và phù hợp phải gắn liền với nội dung toán học,nghĩa là nắm vững các khái niệm, định lí, hệ quả quy luật phát triển toán học, kỹnăng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng dụng Toán học và thực tiễn,…Động cơ này được cụ thể hoá thành từng nhiệm vụ học tập của hoạt động học Toán.Để giải quyết nhiệm vụ đó, HS phải tiến hành một loạt các hành động với các thaotác tương ứng và được diễn ra theo các giai đoạn sau:1) Tiếp nhận nhiệm vụ đề ra chương trình hành động.2) Thực hiện các hành động và các thao tác tương ứng.3) Điều chỉnh hoạt động học Toán dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của GV, của sựtự điều chỉnh và tự kiểm tra của bản thân.4) Phân tích các kết quả thu được của hoạt động học, từ đó dần hình thành đượccác phương pháp học tập hiểu quả cho mình.61.2. Dạy học tích cực hoá hoạt động của học sinh1.2.1. Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh1.2.1.1. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đềa. Những khái niệm cơ bản-Vấn đề:Theo Nguyễn Bá Kim, trong dạy học toán, một vấn đề biểu thị bởi một hệthống những mệnh đề và câu hỏi (hoặc yêu cầu hoạt động) thỏa mãn các yêu cầu:+ Câu hỏi chưa được giải đáp (yêu cầu hoạt động còn chưa được thực hiện).+ Chưa có một phương pháp có tính chất thuật toán để giải đáp câu hỏi.-Khái niệm tình huống gợi vấn đề:Tình huống gợi vấn đề, theo Nguyễn Bá kim là một tình huống gợi ra choHS những khó khăn về lý luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết và có khả năngvượt qua, nhưng không phải là ngay tức khắn nhờ một quy tắc có tính chất thuậttoán, mà phải trải qua một quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động biến đổi đối tượnghoạt động, điều chỉnh kiến thức sẵn có. [1]Như vậy, một tình huống gợi vấn đề cần thỏa mãn các điều kiện sau:+ Tồn tại một vấn đề.+ Gợi nhu cầu nhận thức.+ Khơi dậy niềm tin ở khả năng bản thân.Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề được hiểu là sự tổ chức quá trình dạyhọc bao gồm việc tạo ra tình huống gợi vấn đề trong giờ học, kích thích ở HS nhucầu giải quyết vấn đề nảy sinh, lôi cuốn các em vào hoạt động nhận thức tự lựcnhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo mới, phát triển tích cực của trí tuệ vàhình thành cho các em năng lực tự mình thông hiểu và lĩnh hội thông tin khoa học.b. Thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đềNguyễn Bá Kim đưa ra quy trình bốn bước sau:Bước 1: Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề-Phát hiện vấn đề từ một tình huống gợi vấn đề, thường là do GV tạo ra.-Giải thích và chính xác hóa tình huống (khi cần thiết) để hiểu đúng vấn đềđược đặt ra.7-Phát biểu vấn đề, đặt ra mục tiêu giải quyết vấn đề đó.Bước 2: Tìm giải pháp-Tìm một cách giải quyết vấn đề, việc này được thực hiện theo quy trình sau:+ Bắt đầu.+ Phân tích vấn đề.+ Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết.+ Hình thành giải pháp.+ Giải pháp đúng.+ Quay lại phân tích vấn đề hoặc kết thúc.Khâu này có thể được làm nhiều lần cho đến khi tìm ra hướng đi hợp lí. Từđó hình thành được một giải pháp xem nó có đúng đắn hay không, nếu đúng mà kếtthúc còn sai thì quay lại khâu phân tích vấn đề.Sau khi tìm ra một giải pháp có thể tìm thêm các giải pháp khác, so sánhchúng với nhau để tìm ra giải pháp hợp lý nhất.Bước 3: Trình bày giải phápKhi giải quyết được vấn đề đặt ra, người học trình bày lại toàn bộ từ việcphát biểu vấn đề cho tới giải pháp. Nếu vấn đề là một bài toán thì không cần phátbiểu lại vấn đề.Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp-Tìm hiểu khả năng ứng dụng kết quả.-Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa, lậtngược vấn đề, và giải quyết nếu có thể. [1]1.2.1.2. Phương pháp dạy học làm việc nhómPhương pháp dạy học làm việc nhóm là một phương pháp dạy học, trong đó,mỗi HS được học tập trong một nhóm có sự cộng tác giữa các thành viên trongnhóm, giữa các nhóm để đạt đến mục đích chung. Khi HS tham gia vào các nhómhọc tập sẽ thúc đẩy quá trình học tâp và tạo nên hiệu quả cao trong học tập, tăngtính chủ động tư duy, sự sáng tạo và khả năng ghi nhớ, tăng hứng thú học tập củaHS trong quá trình học tập, giúp HS phát triển các kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ,8tư duy hội thoại, nâng cao lòng tự trọng, ý thức trách nhiệm và sự tự tin của ngườihọc, giúp thúc đẩy những mối quan hệ cạnh tranh mang tính tích cực trong học tập.Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm không nên quá nhiều (khoảng 6 em), cómột nhóm trưởng. Nhóm được chia một cách khách quan, có em khá giỏi, có emtrung bình, có em yếu kém.Tiến trình dạy học theo nhóm (cho một phần của tiết học hoặc một tiết, mộtbuổi học) có thể làm như sau:Bước 1: Làm việc chung cả lớp-Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.-Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.-Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.Bước 2: Làm việc theo nhóm-Phân công trong nhóm. Từng cá nhân làm việc độc lập.-Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.-Cử đại diên (hoặc phân công trước) chịu trách nhiệm trình bày kết quả làmviệc của nhóm.Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp-Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.-Thảo luận chung.-GV tổng kết, đặt vấn đề tiếp theo.1.2.1.3. Phương pháp dạy học dự ána. Các khái niệm cơ bảnThuật ngữ “dự án”, trong tiếng Anh là project, có gốc tiếng Latin là projicerecó nghĩa là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch. Khái niệm dự án ngày nayđược hiểu là một dự định, một kế hoạch, trong đó cần xác định rõ mục tiêu, thờigian, phương tiện, tài chính, vật chất, nhân lực cần thực hiện nhằm thực hiện mụctiêu đề ra. Dự án được thực hiện trong những điều kiện xác định và có tính phứchợp, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Như vậy, dự án là một quá trình hoạtđộng của một hay một nhóm người thực hiện kế hoạch tự đề ra nhằm tạo ra sảnphẩm để đạt được mục đích định trước.9Dự án học tập là một dự án trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ họctập phức hợp có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành; kết hợp kiến thức, kĩ năng,kinh nghiệm thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.b. Đặc điểm dạy học dự án- Định hướng thực tiễn.- Định hướng hứng thú.- Định hướng hành động.- Định hướng sản phẩm.- Tính tự lực cao.- Mang tính phức hợp.- Cộng tác làm việc.c. Các bước tiến hànhGồm 5 giai đoạn chính:1) Ý tưởng về dự án: phân tích cấu trúc nội dung chương trình môn học để đưa ravấn đề có thể tiến hành dự án.2) Thiết kế dự án- GV cần thực hiện các bước sau+ Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách sử dụng các chuẩn nội dung vànhững kĩ năng tư duy bậc cao mong muốn đạt được.+ Thiết lập bộ câu hỏi khung.+ Lập kế hoạch đánh giá.+ Thiết lập các hoạt động.3) Thực hiện dự ánTrong giai đoạn này, HS cần thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt độngthực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau; GVcần tôn trọng kế hoạch đã xây dựng và sự hợp tác giữa các HS nhằm tạo ra mộtcộng đồng trong đó trung tâm là việc học tập. Do đó GV cần tạo thuận lợi cho sựtrao đổi giữa các HS, tạo sự tìm kiếm thông tin từ các nguồn tài liệu, mời các nhómthường xuyên đánh giá sự tiến triển của công việc.4) Thu thập kết quả và công bố sản phẩm của HS10Kết quả thực hiện dự án có thể viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo,... Trongnhiều dự án, các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành. Sản phẩmcủa dự án cũng có thể là những sản phẩm phi vật chất, chẳng hạn biểu diễn một vởkịch, tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra tác động xã hội. Sản phẩm của dự án có thểđược trình bày giữa các nhóm HS, có thể được giới thiệu trong hoặc ngoài nhàtrường.5) Đánh giá về dự ánKế hoạch đánh giá bài học theo dự án phải đảm bảo được:- Sử dụng nhiều hình thức đánh giá khác nhau.- Đánh giá định kì trong các chu trình dạy học.- Đánh giá những mục tiêu quan trọng của bài học.- Khuyến khích HS tham gia trong quá trình đánh giá.- Trước khi bắt đầu dự án, cần sử dụng dữ liệu đánh giá để xác định điểm bắtđầu bằng cách chú trọng vào những câu hỏi sau:+ HS cần chú trọng vào những kiến thức sẵn có nào?+ Những hoạt động chính nào cần phải thực hiện?+ HS hoạt động nhóm như thế nào để học tập hợp tác?- Trong suốt dự án, có thể thực hiện cùng đánh giá với HS để:+ Tạo cơ hội cho HS tự định hướng, xác lập mục tiêu, lên kế hoạch và thựchành trong suốt quá trình học.+ Chia sẻ mục tiêu và tiêu chuẩn học tập.+ Giám sát quá trình hướng đến mục đích.+ Giám sát việc học tập và mức độ thấu hiểu.+ Thúc đẩy phản hồi từ bạn học.+ Phân tích quan niệm sai lầm.1.2.1.4. Phương pháp dạy học tự họcChúng ta đều biết rằng xã hội không ngừng biến đổi và ngày càng phát triểncuộc sống luôn đòi hỏi con người không ngừng mở rộng sự hiểu biết, không cótrường học nào có thể cung cấp cho người học tất cả tri thức để có thể làm việc suốtđời. Để thực hiện một hoạt động đạt hiệu quả, không phải lúc nào cũng chỉ có tái11hiện tri thức sẵn có, sử dụng những kĩ năng sẵn có, mà còn cần những tri thức mới,kĩ năng mới nên cần phải biết tự học. Quá trình sống và hoạt động của con người làquá trình con người dần dần bước lên những bậc thang mới của sự hiểu biết, bướcđi này dễ hay khó, cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng tự học của mỗi người. Khảnăng này có thể và cần được rèn luyện khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.Muốn vậy, quá trình dạy học phải bao hàm cả dạy tự học, phải biến quá trình dạyhọc thành quá trình tự học.Tự học là quá trình chủ thể nhận thức tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức vàrèn luyện kĩ năng thực hành, không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV và sự quản lýtrực tiếp của cơ sở giáo dục đào tạo.Quá trình tự học là quá trình chủ thể nhận thức biến đổi bản thân để chiếmlĩnh tri thức, dựa vào năng lực, hành động của chính bản thân chứ không nhờ hànhđộng của người khác. Quá trình tự học là quá trình xuất phát từ nhu cầu nhận thức.chủ thể dựa vào các phương tiện nhận thức, tự nhận thức được, tiếp thu được nhữngtri thức.Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học, phương pháp tựhọc là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học là một yếu tố quan trọng đảmbảo thành công trong học tập và nghiên cứu khoa học là khả năng phát hiện kịp thờivà giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Nếu rèn luyện cho HS cóđược phương pháp, kĩ năng, thói quen tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đãhọc vào những tình huống mới, biết tự lực phát hiện đặt ra và giải quyết những vấnđề gặp phải trong thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, chuẩn bị cho họ tiếp tụctự học khi vào đời, dễ dàng thích ứng với cuộc sống, công tác, lao động trong xã hội.Rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệuquả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.Dạy học tự học cho HS có thể diễn ra dưới sự điều khiển trực tiếp hoặckhông trực tiếp của người GV. Người học có thể tự học với tài liệu, tự học với sáchđiện tử, qua Internet,… có thể tự học mọi nơi, mọi lúc. Hoạt động tự học diễn rathầm lặng, không có sự sôi nổi, sinh động bởi không có sự trao đổi, thảo luận vớibạn, với thầy. Nhưng tự học là hình thức học ít tốn kém nhất, không cần phải đến12trường, đến lớp người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc phù hợp với quỹ thời giancủa bản thân. Đặc biệt, tự học phát huy cao độ tính độc lập – một năng lực cần thiếtcho mọi người để có thể học tập suốt đời.Nhà trường phổ thông không thể cung cấp cho con người vốn tri thức chosuốt cả cuộc đời, nhưng nó có thể cung cấp một nhân lõi nào đó của tri thức cơ bản.Nhà trường phổ thông có thể và cần phải phát triển hứng thú, năng lực nhận thứccủa HS, cung cấp cho họ những kĩ năng cần thiết của việc tự học.Những kĩ năng cần thiết của người tự học là:-Đào sâu suy nghĩ, biết khai thác, đặc biệt hóa, tổng quát hóa,…-Tự tổng kết các vấn đề.-Biết ghi chép sau khi đọc một tài liệu, một quyển sách, một vấn đề.Có thể nói, ngoài giờ lên lớp, các thời gian HS học tập ở nhà, không cóhướng dẫn trực tiếp của GV đều là tự học, các em tự ôn lại bài, tự luyện tập hoặc ởmức độ cao hơn là tự đọc sách tham khảo để bổ sung, mở rộng kiến thức, rèn luyệnkĩ năng, tự tổng kết,… đó là tự học những tri thức đã biết. Với kinh nghiệm củamình, GV có thể trao đổi, hướng dẫn hoặc tổ chức những buổi tọa đàm, trao đổi,thảo luận chung về phương pháp tự học trong những trường hợp này cho các em.Trên lớp, GV có thể hướng dẫn, rèn luyện cho HS phương pháp tự đọc(những tri thức chưa biết). Để rèn phương pháp tự đọc cho HS cần có những hoạtđộng sau:-Xác định rõ mục tiêu: Đọc một nội dung nào đó để nắm được những vấn đềgì? Trả lời được những câu hỏi nào? Làm được việc gì?-Hoạt động làm mẫu: GV có thể hướng dẫn tại lớp cách đọc, cách ghi chépmột chương, một bài nào đó trong sách giáo khoa.-Rèn luyện các kĩ năng: Đào sâu suy nghĩ, tự tổng kết, biết ghi chép sau khiđọc,…Để hướng dẫn HS tự đọc, GV yêu cầu HS đọc một đoạn trong SGK để trả lờiđược các câu hỏi đặt ra của GV, muốn vậy GV phải chuẩn bị trước các câu hỏi, nếucác câu hỏi được đặt ra trước khi đọc thì có tính áp đặt, buộc HS phải đọc và có ýnghĩa hướng đích cho người đọc hoặc nếu các câu hỏi được đặt ra sau khi đọc thì đề13cao tính tự giác chủ động, tích cực của HS hơn, nhưng kết quả đọc có thể thấp hơn.Phương pháp này thường dùng khi người GV không muốn nói lại đúng những điềuđã được trình bày trong SGK.1.2.2. Kiểm tra đánh giáViệc đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điềuchỉnh hoạt động học mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điềuchỉnh hoạt động của GV. Thay vì trước đây GV độc quyền đánh giá HS, trongPPDH tích cực GV phải hướng dẫn HS phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điềuchỉnh cách học. GV cần tạo điều kiện thuận lợi để HS được tham gia đánh giá lẫnnhau.Hoạt động đánh giá đa dạng: đánh giá chính thức và không chính thức; đánhgiá bằng định tính và định lượng; đánh giá bằng kết quả, bằng biểu lộ thái độ - tìnhcảm; đánh giá thông qua sản phẩm được giới thiệu và định hướng phát triển các mốiquan hệ xã hội.Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con ngườinăng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội thì việc kiểm tra, đánh giá không hỉdừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyếnkhích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.1.3. Một số biện pháp để tích cực hoạt động hoá người học1.3.1. Kích thích nhu cầu học tập của học sinha. Tạo nhu cầu học tập của học sinhNhu cầu là phản ứng của cá thể với các điều kiện khách quan, biểu hiệnthành khuynh hướng cá nhân và trạng thái chủ quan của cơ thể hoặc nhu cầu học tâplà đòi hỏi của người học đối với sự lĩnh hội nội dung kiến thức, phương pháp họctập, nhằm làm giàu vốn kinh nghiệm, phát triển và hoàn thiện nhân cách của bảnthân, là trạng thái thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mới được phản ánh trongnão của người học.Nhu cầu học tập của HS được chia thành ba mức độ:- Ý hướng học tập của HS là mức độ thấp nhất của nhu cầu học tập ở HS, HSchưa ý thức được đối tượng, khả năng thỏa mãn nó. Ở mức độ này, HS mới chỉ có14mong muốn học chung chung, chưa ý thức được nội dung học tập, có ý hướng họctập sẽ kích thích HS tìm kiếm đối tượng và cách thức đáp ứng nó. Tạo ý hướng họctập cho HS là làm cho HS có mong muốn được học, khơi gợi niềm vui đến trường,sự cần thiết phải có kiến thức, yêu cầu tối thiểu của xã hội về trình độ học vấn,...- Ý muốn học tập của HS là mức độ cao hơn ý hướng học tập, có ý muốn họctập nghĩa là HS đã ý thức được đối tượng nhu cầu học tập kiến thức, kỹ năng, kỹxảo, thể hiện ở việc ý thức rõ động cơ, mục đích học tập và tiếp tục tìm kiếmphương thức thỏa mãn, ở ý muốn học tập, HS vẫn tiếp tục tìm kiếm phương thứcthỏa mãn nhu cầu học tập. Tạo ý muốn học tập cho HS là hướng dẫn cho HS ýthức được đối tượng nhu cầu học tập và tìm kiếm phương thức thỏa mãn nhu cầuhọc tập đó.- Ý định học tập của HS là mức độ cao nhất của nhu cầu học tập ở HS, HS đãtiếp tục ý thức về phương thức thỏa mãn nó – “bằng cách nào?”, phương thức thỏamãn nhu cầu học tập của HS là hoạt động học: Học kiến thức, rèn kỹ năng, kỹ xảo.Tạo ý định học tập cho HS là hướng dẫn HS tìm ra cách để thỏa mãn nhu cầu họctập của HS thông qua việc thực hiện một hệ thống các hoạt động độc lập.Để kích thích nhu cầu học tập của HS cần đa dạng hóa thế giới đối tượng vàcác phương thức, tạo môi trường học tập tích cực như: nội dung chương trình,phương pháp dạy học, hình thức tổ chức học tập, trang thiết bị phục vụ dạy học vàkhông khí thi đua học tập trong từng đơn vị tập thể.b. Kích thích hứng thú học tập của học sinhHứng thú học tập cũng góp phần kích thích hoạt động học tập của HS, hứngthú học tập được phát triển trên cơ sở của nhu cầu và chi phối bởi những nhu cầu đó.Để giáo dục hứng thú học tập, GV phải giúp cho HS cảm nhận niềm vui sướng củathành công, tin tưởng vào sức của mình, vào khả năng vượt qua được những khókhăn sẽ gặp. Vì thế, để kích thích hứng thú học tập của HS, không có phương tiệnnào đúng đắn hơn là giúp đỡ cho HS yếu cách thức có hiệu nghiệm trong việc nắmvững kiến thức và tạo ra tình hướng để các em có thể sống trong niềm vui sướngvới những thành công đã dành được. Đối với môn Toán, GV gây hứng thú và kích15thích hứng thú học tập, niềm ham mê học Toán cho HS thông quá việc tiến hànhmột số biện pháp sau đây:- Ngay từ những bài học đầu tiên, GV phải giải thích cho HS hiểu tác dụng củamôn khoa học này và ứng dụng của nó trong đời sống khoa học và đời sống thựctiễn.- Giới thiệu cho HS biết chương trình năm học và các tài liệu có liên quan màHS phải dùng, thời gian để học từng phần của chương trình.- Cho HS biết chủ đề của các bài học, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nó, sựcần thiết phải nghiên cứu chủ đề này đối với các bộ môn khác và đối với ngay bảnthân Toán học.- Việc nắm vững kiến thức mới là điều kiện cần thiết để HS có được hứng thúđối với công việc. Bài giảng phải được củng cố bằng các bài tập và chỉ sau đố mớicó thể chuyển sang phần học sau được.- Khi lên lớp, GV cần chú trọng tất cả các khâu từ việc chuẩn bị thật đầy đủ chotừng bài học tới việc thực hiện các thao tác lên lớp phải thật hoàn hảo, GV phải bìnhtĩnh, tự tin, hoạt bát, thu hút HS vào các hoạt động, động viên sự chú ý của cả lớp,luôn luôn giữ nhịp độ làm việc khẩn trương của cả lớp, lời nói phải rõ ràng, đúngđắn, có logic chặt chẽ, dễ hiểu, sinh động, có hình ảnh, chính xác. Giảng bài dướihình thức đàm thoại, không phải dưới hình thức thuyết trình. Trong khi lên lớp, GVphải hòa mình vào công việc chung của lớp nhưng không để mất vai trò lãnh đạocủa mình, phải làm sao cho mỗi HS đều bình tĩnh và cởi mở không giấu giếm sailầm của mình nhưng đồng thời thấy mình có nhiệm vụ kính trọng thầy cô giáo; GVphải thể hiện lòng yêu nghề, yêu bộ môn của mình. Khi giảng bài mới cần phải theodõi xem tất cả HS đã tham gia vào cuộc đàm thoại chưa, có chú ý nghe giảng và ghichép không.- Việc giao cho HS tự mình đọc trước bài học mới trong SGK cũng kích thíchđược hứng thú học tập trong các giờ học tiếp theo vì như vậy HS có dịp thử sứcmình. Việc GV cổ vũ, khích lệ những HS đạt được kết quả tốt trước lớp làm tăngtính cạnh tranh trong học tập, sự ham muốn khẳng định mình. GV cần chú ý lựachọn cẩn thận những nhiệm vụ vừa sức HS, có nội dung hấp dẫn, chỉ dẫn trước cách16làm. Mọi hoạt động độc lập, vừa sức HS khi hoàn thành được đều làm cho HS thỏamãn, vui sướng và làm việc nhiều hơn nữa.- GV phải giảng bài mới trên cơ sở HS đã ôn lại những kiến thức cũ có liên quan.Phải nêu lên mối liên hệ bài đang học với bài đã học, có thể giới thiệu thêm mối liênhệ với bài sẽ học về sau.- Một trong các phương pháp kích thích hứng thú học tập ở HS là khi giải mộtbài toán, ta nên thay đổi các dữ kiện bằng số đã cho trong đầu bài để qua đó có thểtìm thấy phương pháp chung để giải các bài toán tương tự bài toán đã cho. HS rấtthích thú với việc giải các bài toán lất từ đời sống thực tế. Các đề toán thích hợp vàcác lời giải của chúng không chỉ kích thích hứng thú đới với bộ môn mà còn pháttriển óc sáng tạo, kỹ năng phân tích, luyện tập thói quen tư duy độc lập và chính xác.1.3.2. Kích thích tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinha. Tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, của học sinh- Tính tích cực học tập của HS thể hiện ở chỗ:+ HS tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi và yêu cầu của GV.+ HS thích tham gia tranh luận hay đòi hỏi cặn kẽ các vấn đề.+ HS mong muốn được đóng góp với GV, với bạn những thông tin mới.+ HS tập trung chú ý vào các vấn đề đang học.+ HS kiên trì làm xong bài tập, không nản trước các tình huống khó.- Người chủ động không chỉ làm theo những gì đã được định sẵn, được yêu cầumà làm theo kế hoạch của riêng mình.- Tính sáng tạo của HS thể hiện ở chỗ:+ HS nhìn nhận một sự vật theo một khía cạnh mới, nhìn nhận một sự vậttheo các khía cạnh khác nhau.+ HS biết đặt ra nhiều giả thiết khi phải lý giải một hiện tượng, biết đề xuấtnhững giải pháp khi phải xử lý một tình huống.+ HS không vội vã bằng lòng với giải pháp đã có, không suy nghĩ cứng nhắctheo những quy tắc đã học trước đó, không máy móc áp dụng những mô hình đãgặp để ứng xử trước những tình huống mới.17Việc đánh giá tính sáng tạo được căn cứ vào số lượng, tính mới mẻ, tính độcđáo, tính hữu ích của các đề xuất.b. Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinhĐể HS có thể tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, người GV cần tạora không khí giao tiếp thuận lợi giữa thầy và trò, giữa trò với trò bằng cách tổ chứcvà điều khiển hợp lý các hoạt động của từng cá nhân và tập thể HS. Tốt nhất tổ chứccác tình huống có vấn đề đòi hỏi dự đoán nêu giả thiết, tranh luận giữa những ý kiếntrái ngược nhau, những tình huống đó cần phải phù hợp với trình độ của HS. Mộtnội dung quá khó hoặc quá dễ hiểu không gây được hứng thú, cần biết dẫn dắt HSluôn luôn tìm thấy cái mới, có thể tự giành lấy kiến thức thức, cảm thấy mình muốnngày một trưởng thành. Để học tập sáng tạo cần tạo tình huống chứa một số điềukiện xuất phát rồi yêu cầu HS đề xuất càng nhiều giải pháp càng tốt, càng tối ưucàng tốt học tập sáng tạo là một cái đích cần đạt, tính sáng tạo liên quan đến tínhtích cực, chủ động, độc lập. Muốn phát triển trí sáng tạo cần chú trọng để HS tựkhám phá kiến thức mới, chính quá các hoạt động tự lực, được giao cho từng cánhân hoặc nhóm nhỏ, tiềm năng sáng tạo của mỗi HS được bộc lộ và phát huy.18Chương 2: Thiết kế một số giáo án dạy học chủ đề “Xác suất –Thống kê” theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh2.1. Nội dung dạy học chủ đề “Xác suất – Thống kê” trong chương trình đại sốlớp 10 – 11 nâng caoTrong chương trình toán THPT thì nội dung thống kê có mặt trong phần đạisố 10 ở chương V và nội dung xác suất thì có ở phần B: Xác suất – Chương IV: Tổhợp xác suất – Đại số 11 nâng cao.Nội dung thống kê gồm 3 bài:-Bài 1: Một vài khái niệm mở đầu.-Bài 2: Trình bày một mẫu số liệu.-Bài 3: Các số liệu đặc trưng của mẫu số liệu.Nội dung xác suất như sau:STTTên nội dungPPCTNội dung 1Biến cố và xác suất củaTiết 32 – 34biến cố.Nội dung 2Các quy tắc tính xácTiết 35 – 38suất.2.2. Dạy học chủ đề “Xác suất – Thống kê” theo hướng tích cực hoá hoạt độngcủa học sinh2.2.1. Dạy học nội dung thống kê2.2.1.1. Các vấn đề chính trong nội dung thống kêTrong nội dung thống kê có 4 vấn đề chính mà học sinh cần nắm bắt được đólà Vấn đề 1: Lập bảng phân số tần suất, tần số và bảng phân bố tần suất, tần số ghéplớp; vấn đề 2: Vẽ biểu đồ tần số, tần suất; vấn đề 3: Tính các số đặc trưng: Số trungbình cộng, mốt, trung vị của mẫu số liệu; vấn đề 4: Tính các số đặc trưng: Phươngsai và độ lệch chuẩn của mẫu số liệu. Sau đây em sẽ đưa ra các vấn đề kèm với vídụ và một số bài tập đề nghị dành cho nội dung thống kê này.19