Phụ nữ sau sinh có nên ăn bào ngư không

Bào ngư được xếp vào dạng món ăn xa xỉ bởi vì con vật này sinh trưởng rất chậm, 1 năm mới lớn thêm được 2,5cm. Bào ngư đặc biệt tốt cho mắt và làn da của mẹ bầu, MarryBaby sẽ mách bạn cách nấu cháo bào ngư bồi bổ cho bà bầu nhé.

Bào ngư được mô tả là một loài sên lớn sống dưới biển, nhưng thực tế nó thuộc họ nhuyễn thể và giống với con hàu hoặc con trai hơn. 1kg bào ngư có giá lên tới 2 triệu đồng, có thể đắt hơn tùy vào vùng biển mà nó sinh sôi. Vậy bào ngư có công dụng gì với sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai? Cùng tìm hiểu cách nấu cháo bào ngư cho bà bầu và trẻ em nhé!

Tác dụng của bào ngư với sức khỏe

Ba bầu ăn bào ngư được không? Câu trả lời là có. Bào ngư có vị béo nhưng thực tế lại rất ít calo. 100g bào ngư chỉ chứa 105g calo mà lại rất nhiều protein. Xét về phương diện giảm cân thì bào ngư có thể sánh ngang với ức gà, nhưng chỉ trong trường hợp bạn ăn bào ngư tươi sống và không qua chế biến phức tạp. Ngoài protein thì lượng iốt trong bào ngư rất đáng để nhắc tới. Dưới đây là các lợi ích của bào ngư:

1. Giảm nguy cơ tim mạch

Bào ngư chứa hàm lượng lớn omega-3, đây là một chất béo không bão hòa đa có đặc tính kháng viêm, giúp giảm các triệu chứng viêm khớp và ngăn ngừa nguy cơ ung thư cũng như tim mạch. Omega-3 ngăn ngừa đột quỵ và giúp tim khỏe mạnh, tăng cường sức khỏe tim đối với người đã có bệnh này.

2. Ngăn ngừa ung thư

Những người bị ung thư giai đoạn nhẹ được khuyên ăn bào ngư tẩm bổ. Đặc tính quan trọng nhất của iốt trong bào ngư là khả năng chống chất gây ung thư, phốt pho trong bào ngư cũng giúp ngăn chặn ung thư vú.

3. Tăng cường chức năng gan

Gan đặc biệt quan trọng với hệ tiêu hóa và bài tiết. Bào ngư giúp thúc đẩy quá trình bài độc gan, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.

4. Bảo vệ thận khỏe mạnh

Phốt pho trong bào ngư thúc đẩy việc giải phóng độc tố khỏi thận trong quá trình tiêu tiểu. Bằng cách gia tăng lượng nước tiểu và tăng cường bài tiết, cơ thể bạn sẽ loại bỏ được axit uric, muối dư thừa, chất béo và dịch dư thừa khỏi cơ thể. Phốt pho cũng bù đắp sự mất cân bằng các khoáng chất trong cơ thể.

5. Kiểm soát chức năng tuyến giáp

Iốt trong bào ngư không chỉ cần thiết cho não bộ mà còn giúp duy trì khả năng hoạt động bình thường của tuyến giáp bằng cách hỗ trợ quá trình sản xuất hormone. Nó điều tiết sự phát triển bình thường của cơ thể, đặc biệt ở hệ thần kinh trung ương, đồng thời cung cấp nguồn năng lượng tối ưu cho mọi hoạt động.

6. Giúp giảm đau cơ bắp

Ăn bào ngư có thể giảm tình trạng đau yếu cơ, tê bì tay chân, mệt mỏi… Ăn bào ngư sẽ bổ sung năng lượng và tăng tuần hoàn máu, giúp cơ thể khỏe khoắn, năng động.

Xem ngay ->  8 Cách nấu chè đậu xanh truyền thống dễ làm ngay tại nhà.

7. Giúp xương phát triển khỏe mạnh

Canxi trong bào ngư giúp răng, nướu và men răng khỏe mạnh. Canxi còn giúp duy trì bộ khung xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương.

8. Tăng cường tuần hoàn máu, chữa giảm sốt

Phốt pho trong bào ngư góp phần cân bằng giữa tuần hoàn máu và sửa chữa tế bào bị hao mòn trong hoạt động hàng ngày. Nó cũng giảm việc tích nước gây phù. Bào ngư còn chứa nhiều dưỡng chất giúp hạ sốt.

Bật mí 2 cách nấu cháo cá chép cho bà bầu
Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu không quá phức tạp, nhưng để khử sạch mùi tanh của cá mà vẫn giữ độ ngọt mới là điều quan trọng, không phải ai cũng biết.

9. Duy trì đôi mắt sáng khỏe

Bào ngư giàu omega-3 có thể bảo vệ bạn khỏi mọi bệnh tật về mắt. DHA, một dạng của omega-3, là một thành phần cấu trúc của võng mạc mắt. Thiếu DHA sẽ khiến mắt suy yếu, do đó bổ sung omega-3 từ bào ngư sẽ ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp.

Kẽm trong bào ngư giúp ngừa bệnh quáng gà. Vitamin C trong bào ngư phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể, hỗ trợ sản xuất collagen, một loại protein giúp hình thành cấu trúc mắt.

Bào ngư còn dồi dào các vitamin nhóm B và vitamin A cần thiết cho đôi mắt khỏe mạnh.

10. Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh

Chỉ riêng thành phần iốt trong bào ngư cũng đủ kích thích hệ miễn dịch. Các chất chống oxy hóa khác góp phần hình thành một bức tường bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, chống lại các gốc tự do bằng cách kết nối các axit béo với nhau.

11. Bào ngư tốt cho sức khỏe sinh sản

Phụ nữ mang thai cần bổ sung iốt cho cả mẹ và con. Ăn bào ngư sẽ giúp bổ sung iốt, ngăn ngừa thai chết lưu do trẻ bị suy tuyến giáp. Bên cạnh đó, iốt cũng rất cần thiết nếu bạn cho con bú bằng sữa mẹ.

12. Bào ngư cho bạn làn da đẹp như ý

Bào ngư chứa các loại dầu giúp làn da mịn màng và trẻ trung. Iốt trong bào ngư giúp tóc, móng và răng khỏe mạnh. Thiếu hụt iốt có thể dẫn tới rụng tóc. Iốt còn giúp tăng cường sức khỏe nang tóc và giúp tóc mọc nhanh.

Trẻ em có ăn bào ngư được không?

Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn yếu, các loại hải sản giàu protein như bào ngư, hải sâm khiến trẻ dễ bị táo bón và chướng bụng. Vì vậy, trẻ dưới 3 tuổi không nên ăn.

Nếu gia đình có người bị dị ứng hải sản thì càng không nên cho trẻ ăn hải sản quá sớm. Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên chờ cho đến khi trẻ thích nghi với các loại rau củ, thịt, tôm cua nước ngọt… thì hãy cho bé làm quen với hải sản. Nên tránh các loại đồ biển nhiều thủy ngân.

Các bác sĩ cho biết bé từ 3 tuổi thì có thể ăn được bào ngư với số lượng ít. Trẻ có tiểu sử dị ứng, hen suyễn, chàm eczema thì không nên ăn.

Cách chọn và bảo quản bào ngư

Bào ngư tươi sống là ngon hơn cả. Để biết con nào còn sống, bạn chạm vào phần thịt và thấy nó co lại. Nên chọn con có kích thước trung bình, hương vị sẽ ngon hơn con quá to hoặc quá nhỏ.

Bào ngư mua về nên chế biến ăn ngay. Nếu không thì bạn bỏ trong tô, bịt lại bằng miếng vải ẩm rồi cất trong tủ lạnh. Bào ngư có thể bảo quản tới 3 tháng trong tủ đông.

Đối với bào ngư đóng hộp, bạn chọn loại xuất xứ từ Nhật Bản, Mexico, Australia và New Zealand là tốt nhất.

Cách sơ chế bào ngư

Bào ngư mua về, dưới vòi nước đang chảy, bạn rửa sạch cát và rêu trên vỏ, tiếp đó rửa lại bằng nước muối rồi dùng thìa [bàn chải đánh răng] cạo sạch nhớt trên thịt bào ngư, sau đó dùng thìa nạy thịt ra.

Xem ngay ->  Các cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm ngon miệng, tăng cân

Phần màu đen bám quanh thịt vàng chính là nội tạng [bao tử] của bào ngư, bạn không nên bỏ đi vì rất giàu dưỡng chất. Vỏ bào ngư phản quang rất đẹp, nên phơi khô giữ lại để trang trí.

Các cách nấu cháo bào ngư cho bà bầu và trẻ em

1. Cách nấu cháo bào ngư cà rốt cho bé

Nguyên liệu

  • 2 con bào ngư tươi sống
  • Nửa củ cà rốt
  • 1 miếng gừng
  • 1 nhúm gạo dẻo, nếu không có gạo dẻo thì bạn cho thêm gạo nếp vào nấu sệt sệt cho ngon.

Cách làm

  • Rắc muối hột lên bào ngư, dùng bàn chải đánh răng sạch chà thịt bào ngư cho hết nhớt và rong rêu. Dùng thìa nạy bào ngư, đừng dùng dao nhọn vì sẽ dễ làm vỡ bao tử của bào ngư.

Con bào ngư chỉ ăn rong biển nên nếu nấu cháo mà không có bao tử thì ăn sẽ không ngon. Bao tử chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.

  • Băm nhỏ cà rốt và gừng.
  • Cắt riêng phần bao tử và thịt bào ngư.
  • Cắt bỏ đầu miệng của bào ngư, phần thịt còn lại thái nhỏ hạt lựu.
  • Phần bao tử bạn để trong bát, đưa kéo vào cắt nát để bao tử vỡ ra trong bát.
  • Bắc chảo lên bếp, cho ít dầu ô liu vào. Cho bao tử vào chảo, đồng thời cho gạo vào xào sơ để bao tử thấm vào gạo. Tắt bếp.
  • Bắc nồi nước lên bếp, cho gạo vào đun sôi.
  • Gạo nở thì bạn cho cà rốt và gừng vào nấu tiếp.
  • Vớt bọt ra.
  • Khi cháo và cà rốt đã chín nhừ, bạn cho bào ngư vào nấu thêm 3 phút thì tắt bếp. Không cho bào ngư vào nồi cháo quá sớm vì bào ngư sẽ dai, mất đi độ giòn và tươi ngon.
  • Nêm muối, rưới tí dầu mè cho thơm.
  • Múc cháo ra bát, rắc thêm tí rong biển trộn mè lên trên. [Rong biển trộn mè bán sẵn ngoài chợ].

2. Cách nấu cháo bào ngư kiểu Hàn Quốc

Cách nấu cháo cho người lớn không khác gì món cháo bào ngư cà rốt cho bé ở trên, chỉ có khác là bạn dùng nhiều bào ngư hơn, nhiều gạo và bào ngư thái to hơn.

Để bào ngư không bị dai, bạn dùng dao khía lưng bào ngư, sau đó mới thái lát cho vào nồi cháo.

Vì người lớn không cần ăn cà rốt quá nhừ, nên bạn có thể cho bào ngư vào nấu cháo trước, rồi sau đó mới cho cà rốt.

Cháo chín, bạn rắc thêm chút hành lá băm nhỏ.

Múc cháo ra bát, ăn cùng với nấm kim châm. [Nấm kim châm mua về bạn rửa sạch, chế nước sôi vào, đậy nắp lại ngâm trong 2 phút là ăn được].

3. Cách nấu cháo bào ngư với nấm rơm cho mẹ bầu và trẻ nhỏ

Nguyên liệu

  • Nửa kg bào ngư
  • Nước hầm xương hoặc nước luộc gà [không nên dùng nước lọc vì nấu cháo sẽ không được ngọt]
  • 200g nấm rơm [hoặc nấm đông cô]
  • Nửa lon gạo
  • Vài lát gừng thái sợi để cân bằng tính hàn của bào ngư, đồng thời khử mùi tanh của bào ngư. Nếu ngại mùi tanh của bào ngư thì bạn nên mua loại bào ngư tròn, sẽ ít tanh so với bào ngư dài
  • Hành và rau răm

Cách làm

  • Dùng nồi cơm điện và nước luộc gà để nấu cháo, rắc thêm xíu muối.
  • Nếu nhà có trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi, bạn nên thái lát hoặc thái hạt lựu, bằm nhỏ bào ngư. Nếu để nguyên con thì bạn phải nấu cháo hơi lâu một chút cho bào ngư nhừ. Hoặc bạn có thể kết hợp tất cả các hình thức này trong 1 nồi cháo.
  • Ướp bào ngư với chút rượu, muối, gừng, bột nêm, để 15-30 phút cho ngấm gia vị. Bạn có thể nêm chút tiêu nếu bé ăn được.
  • Bạn bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn đun nóng, hành tím phi thơm, sau đó cho bào ngư vào xào săn trong 30 giây.
  • Cháo lúc này đã chín, bạn cho bào ngư vào nồi cháo hầm tiếp trong 30 phút.
  • Cho nấm rơm vào.
  • Nêm cháo với xíu muối, đường, bột ngọt.
  • Múc cháo ra tô, rắc thêm tiêu, hành lá và rau răm.

Xem ngay ->  THÈM ĐỒ NGỌT đã có 9 tiệm BÁNH SU KEM Sài Gòn "ship tận giường"

4. Cách nấu cháo bào ngư với tôm

Nguyên liệu

  • 4 con bào ngư tươi sống
  • 150g gạo
  • 8 con tôm tươi
  • Dầu mè, rượu, gừng, đường phèn, hành lá…

Cách làm

  • Sơ chế bào ngư như trên, thái miếng.
  • Tôm khứa lưng, bỏ chỉ đen.
  • Ướp tôm và bào ngư với rượu, gừng và xíu muối.
  • Vo gạo, cho vào nồi nấu cháo, thêm xíu muối và chút dầu mè cho thơm ngon.
  • Khi hạt gạo nở bung, bạn hớt bọt. Cháo hơi sánh thì cho tôm và bào ngư vào. Cho thêm hạt nêm, đường phèn vào nếm lại cho vừa ăn. Đun thêm 5 phút thì tắt bếp.
  • Múc cháo ra tô, rắc thêm hành lá và tiêu ăn nóng.

5. Cách hầm bào ngư với táo đỏ cho mẹ bầu tẩm bổ

Nguyên liệu

  • 4 con bào ngư tươi sống
  • Nửa con gà mái già, chọn loại gà cỏ có nhiều chất dinh dưỡng
  • 6 quả táo đỏ, vài miếng hoàng kỳ
  • Gừng, tỏi
  • 1/4 củ hành tây

Cách làm

  • Bắc một nồi đất lên bếp, cho hoàng kỳ vào đun liu riu 1 giờ cho ra nước. Dùng nước này nấu thịt gà.
  • Sơ chế bào ngư như trên. Thịt đem thái lát hơi vát để bào ngư không bị nát khi nấu cháo.
  • Gà chặt khúc vừa ăn rồi cho vào nồi đất.
  • Táo đỏ cắt đôi và bỏ hạt, gừng thái sợi mỏng cho vào nồi đất với thịt gà. Cho 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê đường, 1 ít tiêu xanh vào ướp với thịt gà trong 30 phút.
  • Đổ nước hoàng kỳ vào nồi gà, đem hầm với lửa nhỏ trong 2 giờ đồng hồ rồi tắt bếp.
  • Bắc nồi đất lên bếp, cho dầu ăn vào, phi tỏi cho thơm, cho bào ngừ vào xào. Nêm với muối, đường và tiêu đảo đều và tắt bếp.
  • Lại bắc nồi gà lên, bật bếp, cho bào ngư vào đun lửa nhỏ.
  • Thái hành tây như bổ cau, cho vào nồi đảo đều là có thể ăn được.

Lưu ý khi ăn bào ngư

  • Người mắc bệnh gút, cảm mạo, sốt, họng sưng đau thì không nên ăn bào ngư.
  • Người bị dị ứng hải sản, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không nên ăn bào ngư.
  • Bào ngư ăn tươi sống là ngon nhất, tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, bà bầu và phụ nữ mang thai thì nên ăn bào ngư nấu chín.

Bào ngư là đặc sản của biển cả, thường chứa nhiều dưỡng chất hơn động vật đất liền. Điều này còn phụ thuộc vào vùng biển mà bào ngư được đánh bắt. Bào ngư đông lạnh thường không ngon bằng bào ngư tươi sống, tuy nhiên đây vẫn là món ăn đổi vị nhiều dưỡng chất cho cả nhà. Ngay hôm nay, mẹ hãy thử thách tay nghề với cách nấu cháo bào ngư nhé.

Bà bầu ăn vải được không, thắc mắc ngày hè của nhiều thai phụ!
Bà bầu ăn vải được không? Bầu 3 tháng đầu ăn vải được không? Loại trái cây ngon miệng mùa hè này rất dễ mê hoặc hội chị em bầu bí thế nhưng không phải ai cũng biết rõ nó có tốt không hay gây hại cho thai kỳ.

Xuân Thảo

Nguồn:

1. Pregnancy diet: Focus on these essential nutrients
//www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20045082
Truy cập ngày 27/05/2021

2. Pregnancy and Nutrition
//medlineplus.gov/pregnancyandnutrition.html
Truy cập ngày 27/05/2021

3. Have a healthy diet in pregnancy
//www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/have-a-healthy-diet/
Truy cập ngày 27/05/2021

4. Pregnancy and diet
//www.betterhealth.vic.gov.au/health/HealthyLiving/pregnancy-and-diet
Truy cập ngày 27/05/2021

5. Eating During PregnancyEating During Pregnancy
//kidshealth.org/en/parents/eating-pregnancy.html
Truy cập ngày 27/05/2021

Video liên quan