Phần mềm mã nguồn mở nào dùng để xây dựng thương mại điện tử?

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÁO CÁO THỰC TẬP
(Đề tài: Tìm hiểu về ứng dụng mã nguồn mở trong thương mại điện tử
và xây dựng website tối ưu bán hàng thực phẩm.)
Báo cáo thực tập sản xuất
Page 2
2
Báo cáo thực tập sản xuất
PHẦN 1: TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Page 3
3
Báo cáo thực tập sản xuất
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 Các khái niệm về thương mại điện tử và kinh doanh điện tử
Cho đến hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về thương mại điện tử. Các định nghĩa này xem xét
theo các quan điểm, khía cạnh khác nhau. Theo quan điểm truyền thông, thương mại điện tử là khả
năng phân phối sản phẩm, dịch vụ, thông tin hoặc thanh toán thông qua một mạng ví dụ Internet
hay world wide web.
Theo quan điểm giao tiếp, thương mại điện tử liên quan đến nhiều hình thức trao đổi thông tin
giữa doanh nghiệp với nhau, giữa khách hàng với doanh nghiệp và giữa khách hàng với khách
hàng.
Theo quan điểm quá trình kinh doanh: thương mại điện tử bao gồm các hoạt động được hỗ trợ
trực tiếp bởi liên kết mạng.
Theo quan điểm môi trường kinh doanh: thương mại điện tử là một môi trường cho phép có thể
mua bán các sản phẩm, dịch vụ và thông tin trên Internet. Sản phẩm có thể hữu hình hay vô hình.
Theo quan điểm cấu trúc: thương mại điện tử liên quan đến các phương tiện thông tin để
truyền: văn bản, trang web, điện thoại Internet, video Internet.
Sau đây là một số định nghĩa khác về thương mại điện tử:
Thương mại điện tử là tất cả các hình thức giao dịch được thực hiện thông qua mạng máy tính có
liện quan đến chuyển quyền sở hữu về sản phẩm hay dịch vụ.


Theo Diễn đàn đối thoại xuyên Đại tây dương, thương mại điện tử là các giao dịch thương mại về
hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.
Cục Thống kê Hoa kỳ định nghĩa thương mại điện tử là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch
nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay
quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ.
Theo nghĩa rộng có nhiều định nghĩa khác về thương mại điện tử như thương mại điện tử là toàn bộ
chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan đến các tổ chức hay cá nhân hay thương mại điện
tử là việc tiến hành hoạt động thương mại sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý
thông tin số hoá.
UNCITAD định nghĩa về thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, phân phối, marketing, bán
hay giao hàng hoá và dịch vụ bằng các phương tiện điện tử.
Liên minh châu Âu định nghĩa thương mại điện tử bao gồm các giao dịch thương mại thông qua
các mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện điện tử. Nó bao gồm thương mại điện tử gián tiếp
(trao đổi hàng hoá hữu hình) và thương mại điện tử trực tiếp (trao đổi hàng hoá vô hình).
Page 4
4
Báo cáo thực tập sản xuất
Thương mại điện tử cũng được hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm: mua bán điện tử
hàng hoá, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung số hoá được; chuyển tiền điện tử
- EFT (electronic fund transfer); mua bán cổ phiếu điện tử - EST (electronic share trading);
vận đơn điện tử - E B/L (electronic bill of lading); đấu giá thương mại - Commercial auction; hợp
tác thiết kế và sản xuất; tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến - Online
procurement; marketing trực tiếp, dịch vụ khách hàng sau khi bán
UN đưa ra định nghĩa đầy đủ nhất để các nước có thể tham khảo làm chuẩn, tạo cơ sở xây dựng
chiến lược phát triển thương mại điện tử phù hợp. Định nghĩa này phản ánh các bước thương mại
điện tử , theo chiều ngang: “thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao
gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán (MSDP) thông qua các phương tiện điện tử”.
Định nghĩa của WTO Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân
phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận có thể hữu
hình hoặc giao nhận qua Internet dưới dạng số hoá.

Định nghĩa của OECD (
Tổ

chức

Hợp

tác

Phát

triển

Kinh

tế
): Thương mại điện tử là việc làm kinh
doanh thông qua mạng Internet, bán những hàng hoá và dịch vụ có thể được phân phối không
thông qua mạng hoặc những hàng hoá có thể mã hoá bằng kỹ thuật số và được phân phối thông
qua mạng hoặc không thông qua mạng.
Định nghĩa của AEC (
Hiệp

hội

thương

mại

điện

tử
)
: Thương mại điện tử là làm kinh doanh có sử
dụng các công cụ điện tử. Định nghĩa này rộng, coi hầu hết các hoạt động kinh doanh từ đơn giản
như một cú điện thoại giao dịch đến những trao đổi thông tin EDI phức tạp đều là thương mại điện
tử.
Trong Luật mẫu về thương mại điện tử, UNCITRAL (Ủy ban của LHQ về thương mại quốc tế)
nêu định nghĩa để các nước tham khảo: Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại
thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá
trình giao dịch.
Kinh doanh điện tử (ebusiness): cũng có nhiều quan điểm khác nhau, về cơ bản kinh doanh điện tử
được hiểu theo góc độ quản trị kinh doanh, đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin và Internet vào
các quy trình, hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài khái niệm ecommerce và ebusiness, đôi khi người ta còn sử dụng khái niệm M-
commerce. M-commerce (mobile commerce) là kinh doanh sử dụng mạng điện thoại di động.
Ở đây “Thông tin” được hiểu là bất cứ thứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm cả
thư từ, các file văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản tính, các bản thiết kế, hình đồ hoạ,
quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hoá đơn, bảng giá, hợp đồng, hình ảnh động, âm thanh
“Thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng bao quát mọi vấn đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang
tính thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm,
nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi
hàng hoá hoặc dịch vụ; đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây
dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận
khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh
doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc
đường bộ.
Page 5

5
Báo cáo thực tập sản xuất
Mạng trong thương mại điện tử được hiểu là bao gồm các máy tính, máy fax, điện thoại,
TV… được kết nối với nhau để trao đổi thông tin dưới dạng điện tử.
1.2 Các hình thức giao dịch trong thương mại điện tử.
TMĐT được phân chia thành một số loại như B2B, B2C, C2C dựa trên thành phần tham gia hoạt
động thương mại. Có thể sử dụng hình sau để minh họa cách phân chia này.
Government Business Consumer
Government G2G G2B G2C
Business B2G B2B B2C
Consumer C2G C2B C2C
H. 1 Các loại hình TMĐT
Hình thức giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với khách hàng (Business to Customer B2C)
thành phần tham gia hoạt động thương mại gồm người bán là doanh nghiệp và người mua là người
tiêu dùng. Sử dụng trình duyệt (web browser) để tìm kiếm sản phẩm trên Internet. Sử dụng
giỏ hàng (shopping cart) để lưu trữ các sản phẩm khách hàng đặt mua. Thực hiện thanh toán bằng
điện tử.
Hình thức giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business -
B2B): thành phần tham gia hoạt động thương mại là các doanh nghiệp, tức người mua và người bán
đều là doanh nghiệp. Sử dụng Internet để tạo mối quan hệ giữa nhà cung cấp và các cửa hàng thông
qua các vấn đề về chất lượng, dịch vụ. Marketing giữa hai đối tượng này là marketing công nghiệp.
Hình thức này phổ biến nhanh hơn B2C. Khách hàng là doanh nghiệp có đủ điều kiện tiếp cận và sử
dụng Internet hay mạng máy tính. Thanh toán bằng điện tử.
Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan chính quyền (Business to Government- B2G) và giao
dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan chính quyền (B2G). Các giao dịch này gồm khai hải quan, nộp
thuế, báo cáo tài chính và nhận các văn bản pháp qui Giao dịch giữa các cá nhân với cơ quan chính
quyền (Custmer to Government C2G). Các giao dịch này gồm xin giấy phép xây dựng, trước bạ nhà
đất…
Hai loại giao dịch này thuộc về một hình thức được gọi là chính phủ điện tử. Chính phủ điện tử là
cách thức qua đó các Chính phủ sử dụng các công nghệ mới trong hoạt động để làm cho người dân,

Doanh nghiệp tiếp cận các thông tin và dịch vụ do Chính phủ cung cấp một cách thuận tiện hơn, để
cải thiện chất lượng dịch vụ và mang lại các cơ hội tốt hơn cho người dân, Doanh nghiệp trong việc
tham gia vào xây dựng các thể chế và tiến trình phát triển đất nước.
Mục đích của chính phủ điện tử là của dân, do dân và vì dân, có ảnh hưởng mang tính cách mạng
đến sức mạnh và sự sống còn của các Chính phủ và nền dân chủ thực sự ở mỗi quốc gia. Việc phát
triển Chính phủ điện tử theo lộ trình được hoạch định sẽ mở ra khả năng phát huy sự đóng góp trí
tuệ của tất cả người dân tham gia vào quá trình thúc đẩy sự phát triển đất nước. Chính phủ điện tử
sẽ cải thiện chính phủ theo 4 cách thức quan trọng:
Page 6
6
Báo cáo thực tập sản xuất
- Người dân có thể đóng góp ý kiến một cách dễ dàng hơn đối với Chính phủ.
- Người dân sẽ nhận được các dịch vụ tốt hơn từ các cơ quan tổ chức Chính phủ bất kỳ lúc nào, bất
kỳ ở đâu (tại nhà, ở công sở, trạm điện thoại…) và vì bất kỳ lý do gì.
Đây là hình thức phát triển mới của mô hình Chính phủ một cửa: Chính phủ có nhiều cửa và khách
hàng có thể thông qua một cửa bất kỳ để tiếp cận được các dịch vụ của chính phủ.
- Người dân sẽ nhận được nhiều dịch vụ thích hợp hơn từ các cơ quan Chính phủ, bởi các cơ quan
này sẽ phối hợp một cách hiệu quả hơn với nhau.
- Người dân sẽ có được thông tin một cách tốt hơn vì họ có thể nhận được các thông tin cập nhật và
toàn diện về các luật lệ, quy chế, chính sách và dịch vụ của chính phủ
Các dịch vụ chính phủ trực tuyến:
- Trước đây các cơ quan chính phủ cung cấp dịch cho dân chúng tại trụ sở của mình, thì nay nhờ
vào công nghệ thông tin và viễn thông, các trung tâm dịch vụ trực tuyến được thiết lập, hoặc là
ngay trong trụ sở cơ quan chính phủ hoặc gần với dân.
- Qua các cổng thông tin cho công dân, người dân nhận được thông tin, có thể hỏi đáp pháp luật,
được phục vụ giải quyết các việc trong cuộc sống hàng ngày: Chuyển quyền sử dụng đất, cấp phép
xây dựng, cấp đăng ký kinh doanh, chứng thực, và xác nhận chính sách xã hội…mà không phải đến
trực tại trụ sở các cơ quan Chính phủ như trước đây.
Ngoài các hình thức kể trên, còn phải kể đến hình thức giao dịch giữa các cá nhân với nhau hay còn
gọi là giao dịch Customer to Customer (C2C) hoặc Peer to Peer (P2P). Thành phần tham gia hoạt

động thương mại là các cá nhân, tức người mua và người bán đều là cá nhân.
1.3 Đặc điểm của thương mại điện tử
Tính cá nhân hoá
Trong tương lai, tất cả các trang web thương mại điện tử thành công sẽ phân biệt được khách hàng,
không phải phân biệt bằng tên mà bằng những thói quen mua hàng của khách. Những trang web
thương mại điện tử thu hút khách hàng sẽ là những trang có thể cung cấp cho khách hàng tính tương
tác và tính cá nhân hoá cao. Chúng sẽ sử dụng dữ liệu về thói quen kích chuột của khách hàng để
tạo ra những danh mục động trên “đường kích chuột” của họ. Về cơ bản, mỗi khách hàng sẽ xem và
tìm ra sự khác nhau giữa các site.
Đáp ứng tức thời
Các khách hàng thương mại điện tử có thể sẽ nhận được sản phẩm mà họ đặt mua ngay trong ngày.
Một nhược điểm chính của thương mại điện tử doanh nghiệp người tiêu dùng (B2C) là khách hàng
trên mạng phải mất một số ngày mới nhận được hàng đặt mua. Các khách hàng đã quen mua hàng ở
thế giới vật lý, nghĩa là họ đi mua hàng và có thể mang luôn hàng về cùng họ. Họ xem xét, họ mua
và họ mang chúng về nhà. Hầu hết những hàng hoá bán qua thương mại điện tử (không kể những
sản phẩm kỹ thuật số như phần mềm) đều không thể cung cấp trực tiếp.
Trong tương lai, các công ty thương mại điện tử sẽ giải quyết được vấn đề này thông qua các chi
nhánh ở các địa phương. Sau khi khách hàng chọn sản phẩm, các site thương mại điện tử sẽ gửi yêu
Page 7
7
Báo cáo thực tập sản xuất
cầu của người mua tới những cửa hàng gần nhất với nhà hoặc cơ quan của họ. Các site thương mại
điện tử khác sẽ giao hàng từ một chi nhánh địa phương ngay trong ngày hôm đó. Giải pháp này giải
quyết được 2 vấn đề đặt ra đối với khách hàng, đó là: Giá vận chuyển cao và thời gian vận chuyển
lâu.
Giá cả linh hoạt
Trong tương lai, giá hàng hoá trên các site thương mại điện tử sẽ rất năng động. Mỗi một
khách hàng sẽ trả một giá khác nhau căn cứ trên nhiều nhân tố: Khách hàng đã mua bao nhiêu sản
phẩm của công ty trước đây? Khách hàng đã xem bao nhiêu quảng cáo đặt trên trang web của công
ty? Khách hàng đặt hàng từ đâu? Khách hàng có thể giới thiệu trang web của công ty với bao nhiêu

người bạn của mình? Mức độ sẵn sàng tiết lộ thông tin cá nhân của khách hàng với công ty?
Những điều này không khác lắm với một chuyến bay công tác: Trên chuyến bay này, mọi
hành khách đều bay trên cùng một chuyến bay từ New York đến San Francisco nhưng trả các
mức giá vé khác nhau. Chính sách giá của các công ty như Priceline.com và eBay.com hiện
đang đi theo xu hướng này.
Đáp ứng mọi nơi, mọi lúc
Trong tương lai, khách hàng sẽ có thể mua hàng ở mọi nơi, mọi lúc. Bỏ qua khả năng dự đoán về
những mô hình mua. Bỏ qua yếu tố về địa điểm và thời gian. Xu hướng này sẽ được thực hiện
thông qua các thiết bị truy nhập Internet di động. Các thiết bị thương mại điện tử di động như
những chiếc điện thoại di động đời mới nhất có khả năng truy nhập được mạng Internet được sử
dụng hết sức rộng rãi.
Các “điệp viên thông minh”
Những phần mềm thông minh sẽ giúp khách hàng tìm ra những sản phẩm tốt nhất và giá cả hợp lý
nhất. Những “điệp viên thông minh” oạt động độc lập này được cá nhân hoá và chạy 24 giờ/ngày.
Khách hàng sẽ sử dụng những “điệp viên” này để tìm ra giá cả hợp lý nhất cho một chiếc máy tính
hoặc một chiếc máy in. Các công ty sử dụng các “điệp viên” này thay cho các hoạt động mua sắm
của con người. Ví dụ, một công ty có thể sử dụng một “điệp viên thông minh” để giám sát khối
lượng và mức độ sử dụng hàng trong kho và tự động đặt hàng khi lượng hàng trong kho đã giảm
xuống ở mức tới hạn. “Điệp viên thông minh” sẽ tự động tập hợp các thông tin về các sản phẩn và
đại lý phù hợp với nhu cầu của công ty, quyết định tìm nhà cung cấp nào và sản phẩm, chuyển
những điều khoản giao dịch tới những người cung cấp này, và cuối cùng là gửi đơn đặt hàng và đưa
ra những phương pháp thanh toán tự động.

2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1 Lịch sử Internet
Năm 1969, mạng ARPAnet (tiền thân của Internet) được phát minh bởi các sinh viên các
trường Đại học ở Mỹ. Mạng có tên gọi là ARPAnet vì được ARPA (the Advanced
Research Projects Agency - Bộ phận Dự án Nghiên cứu Cao cấp của Bộ Quốc Phòng Mỹ) tài trợ
kinh phí. Mạng này ban đầu được phát triển với ý định phục vụ việc chia sẻ tài nguyên của nhiều
máy tính, sau đó nó còn được dùng để phục vụ việc liên lạc, cụ thể nhất là thư điện tử (email).

Page 8
8
Báo cáo thực tập sản xuất
Mạng ARPAnet được vận hành trên nguyên tắc không cần sự điều khiển trung tâm (without
centralized control), cho phép nhiều người gửi và nhận thông tin cùng một lúc thông qua cùng một
đường dẫn (dây dẫn, như dây điện thoại). Mạng ARPAnet dùng giao thức truyền thông TCP
(Transmission Control Protocol).
Sau đó, các tổ chức khác trên thế giới cũng bắt đầu triển khai các mạng nội bộ, mạng mở rộng,
mạng liên tổ chức (inter-organization network) và nhiều chương trình ứng dụng, giao thức, thiết bị
mạng đã xuất hiện. ARPA tận dụng phát minh IP (Internetworking Protocol – giao thức liên mạng)
để tạo thành giao thức TCP/IP - hiện nay đang sử dụng cho Internet.
Ban đầu, Internet chỉ được sử dụng trong các trường đại học, viện nghiên cứu, sau đó quân đội bắt
đầu chú trọng sử dụng Internet, và cuối cùng, chính phủ (Mỹ) cho phép sử dụng Internet
vào mục đích thương mại. Ngay sau đó, việc sử dụng Internet đã bùng nổ trên khắp các châu lục với
tốc độ khác nhau.
WWW được phát minh sau Internet khá lâu. Năm 1990, Tim Berners-Lee của CERN (the
European Laboratory for Particle Physics – Phòng nghiên cứu Vật lý Hạt nhân Châu Âu) phát minh
ra WWW và một số giao thức truyền thông chính yếu cho WWW, trong đó có HTTP
(Hyper-text Transfer Protocol – giao thức truyền siêu văn bản) và URL (Uniform Resource Locator
- địa chỉ Internet). Ngày 16 tháng 07 năm 2004 Tim Berners-Lee được Nữ Hoàng Anh
phong tước Hiệp Sĩ vì đã có công lớn trong việc phát minh ra WWW và phát triển
Internet toàn cầu.
Sau đó, các tổ chức, cá nhân khác tiếp tục phát minh ra nhiều ứng dụng, giao thức cho WWW với
các ngôn ngữ lập trình khác nhau, chương trình, trình duyệt trên các hệ điều hành khác nhau v.v
Tất cả làm nên WWW phong phú như ngày nay
2.2 Lịch sử thương mại điện tử
Từ khi Tim Berners-Lee phát minh ra WWW vào năm 1990, các tổ chức, cá nhân đã tích cực khai
thác, phát triển thêm WWW, trong đó có các doanh nghiệp Mỹ. Các doanh nghiệp nhận thấy WWW
giúp họ rất nhiều trong việc trưng bày, cung cấp, chia sẻ thông tin, liên lạc với đối tác một cách
nhanh chóng, tiện lợi, kinh tế. Từ đó, doanh nghiệp, cá nhân trên toàn cầu đã tích cực khai thác thế

mạnh của Internet, WWW để phục vụ việc kinh doanh, hình thành nên khái niệm TMĐT. Chính
Internet và Web là công cụ quan trọng nhất của TMĐT, giúp cho TMĐT phát triển và hoạt động
hiệu quả. Mạng Internet được sử dụng rộng rãi từ năm1994. Công ty Netsscape tung ra các phần
mềm ứng dụng để khai thác thông tin trên Internet vào tháng 5 năm 1995. Công ty Amazon.com ra
đời vào tháng 5 năm 1997. Công ty IBM tung ra chiến dịch quảng cáo cho các mô hình kinh doanh
điện tử năm 1997
TMĐT được chia ra thành nhiều cấp độ phát triển. Cách phân chia thứ nhất: 6 cấp độ phát triển
TMĐT:
Cấp độ 1 - hiện diện trên mạng: doanh nghiệp có website trên mạng. Ở mức độ này, website rất đơn
giản, chỉ là cung cấp một thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm mà không có các chức năng phức
tạp khác.
Cấp độ 2 – có website chuyên nghiệp: website của doanh nghiệp có cấu trúc phức tạp hơn, có
nhiều chức năng tương tác với người xem, hỗ trợ người xem, người xem có thể liên lạc với doanh
nghiệp một cách thuận tiện.
Page 9
9
Báo cáo thực tập sản xuất
Cấp độ 3 - chuẩn bị TMĐT: doanh nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch vụ qua mạng. Tuy
nhiên, doanh nghiệp chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để phục vụ các giao dịch trên mạng. Các
giao dịch còn chậm và không an toàn.
Cấp độ 4 – áp dụng TMĐT: website của DN liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của
DN, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người và vì thế
làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả.
Cấp độ 5 - TMĐT không dây: doanh nghiệp áp dụng TMĐT trên các thiết bị không dây như điện
thoại di động, Palm (máy tính bỏ túi)v.v… sử dụng giao thức truyền không dây WAP (Wireless
Application Protocol).
Cấp độ 6 - cả thế giới trong một máy tính: chỉ với một thiết bị điện tử, người ta có thể truy cập vào
một nguồn thông tin khổng lồ, mọi lúc, mọi nơi và mọi loại thông tin (hình ảnh, âm thanh, phim,
v.v…) và thực hiện các loại giao dịch.
Cách phân chia thứ hai: 3 cấp độ phát triển TMĐT

Cấp độ 1 – thương mại thông tin (i-commerce, i=information: thông tin): doanh
nghiệp có website trên mạng để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ Các hoạt động mua bán
vẫn thực hiện theo cách truyền thống.
Cấp độ 2 – thương mại giao dịch (t-commerce, t=transaction: giao dịch): doanh nghiệp cho
phép thực hiện giao dịch đặt hàng, mua hàng qua website trên mạng, có thể bao gồm cả thanh toán
trực tuyến.
Cấp độ 3 – thương mại tích hợp (c-business, c=colaborating, connecting: tích hợp, kết nối):
website của doanh nghiệp liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của doanh nghiệp,
mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người và vì thế làm
giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả.
3. LỢI ÍCH CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
3.1 Lợi ích đối với doanh nghiệp
Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty
có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế
giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với
giá thấp hơn và bán được nhiêu sản phẩm hơn.
- Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia xẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi
văn bản truyền thống.
- Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ
thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, ví dụ
ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu
kho.
Page 10
10
Báo cáo thực tập sản xuất
- Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt
động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.
- Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi
kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Một ví
dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp.

- Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho
khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến
các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này.
- Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa
các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường.
- Giảm chi phí thông tin liên lạc:
- Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá mua
hàng (5-15%)
- Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung
gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ
cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành.
- Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả đều có thể được cập
nhật nhanh chóng và kịp thời.
- Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không
thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực tế, việc thu nếu triển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn
do đặc thù của Internet.
- Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ
khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng
suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh
hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.
3.2 Lợi ích đối với người tiêu dùng
- Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm
mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới
- Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa
chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn.

- Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh
giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất.
- Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được như
phim, nhạc, sách, phần mềm việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet.

Page 11
11
Báo cáo thực tập sản xuất
- Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng
tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search
engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh).
- Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán
trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi
trên thế giới.
- Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh thương mại điện tử cho phép mọi người
tham gia có thể phối hợp, chia xẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng.
- “Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác
nhau từ mọi khách hàng.
- Thuế: Trong giai đoạn đầu của thương mại điện tử, nhiều nước khuyến khích bằng cách
miến thuế đối với các giao dịch trên mạng.
3.3 Lợi ích đối với xã hội
- Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm,
giao dịch từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn.
- Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do đó khả năng
mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người.
- Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các
nước phát triển hơn thông qua Internet và thương mại điện tử. Đồng thời cũng có thể học tập được
kinh nghiệm, kỹ năng được đào tạo qua mạng.
- Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch
vụ công của chính phủ được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các
loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế là các ví dụ thành công điển hình
4. HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Có hai loại hạn chế của Thương mại điện tử, một nhóm mang tính kỹ thuật, một nhóm mang tính
thương mại.
4.1 Nhóm hạn chế mang tính kĩ thuật

An toàn: Vấn đề an toàn trong giao dịch tiếp tục là vấn đề lớn đối với thương mại điện tử. Nhiều
khách hàng ngần ngại không muốn cung cấp số thẻ tín dụng qua Internet.
Toàn vẹn dữ liệu: Bảo vệ dữ liệu và tính toàn vẹn của dữ liệu là một vấn đề nghiêm trọng. Do sự
xuất hiện của các virus máy tính dẫn đến đường truyền dữ liệu bị nghẽn, các tệp dữ liệu bị phá hủy.
tin tặc truy cập trái phép hệ thống để lấy cắp thông tin, hủy hoại dữ liệu khiến cho khách hàng lo
lắng về hệ thống thương mại điện tử.
Page 12
12
Báo cáo thực tập sản xuất
Lỗi lo lắng về nâng cấp hệ thống (system scalability): Sau một thời gian phát triển hệ thống website
thương mại điện tử, số lượng khách hàng truy cập ngày một đông sẽ dẫn đến tốc độ truy cập chậm
lại, nghẽn mạng. Kết quả là khách hàng rời bỏ website. Để tránh xảy ra hiện tượng này, các hệ
thống thương mại điện tử thường phải nâng cấp hệ thống. Để duy trì một hệ thống có được 70 triệu
truy cập trong vòng hai tuần mà không xảy ra tắc nghẽn cần phải trang bị một hệ thống phần cứng
và phần mềm không rẻ.
4.2 Nhóm hạn chế mang tính thương mại.
Thương mại điện tử đòi hỏi phải đầu tư xứng đáng: Kinh nghiệm cho thấy các công ty thành công
với thương mại điện tử thường có đầu tư lớn cho việc xây dựng hệ thống. Các doanh nghiệp nhỏ
thường không thể cạnh tranh bằng giá cả nhất là khi tham gia thị trường rộng lớn của thương mại
điện tử. Trong thương mại truyền thống, vấn đề trung thành với thương hiệu rất quan trọng nhưng
trong thương mại điện tử vấn đề này kém quan trọng hơn.
Quá trình tìm kiếm thông tin của khách hàng trong thương mại điện tử không phải hiệu quả về chi
phí. Nhìn bề ngoài, các sản giao dịch điện tử có vẻ như là nơi cho phép người bán và người mua
trên toàn thế giới trao đổi thông tin mà không cần trung gian. Nếu tiếp cận gần hơn sẽ thấy xuất
hiện một hệ thống trung gian mới để đảm bảo về chất lượng sản phẩm, những người dàn xếp, các cơ
quan chứng thực để đảm bảo tính hợp pháp của các giao dịch. Các chi phí này được tính vào chi phí
giao dịch.
Page 13
13
Báo cáo thực tập sản xuất

CHƯƠNG 2: TRIỂN KHAI CÔNG VIỆC KINH DOANH
TRÊN INTERNET
1. WEBSITE
Một Website là một dãy các trang Web liên kết với nhau và liên kết với các site khác. Các trang web
chứa văn bản (text), đồ họa, các quảng cáo (banner) và đôi khi cả video và audio.
H. 2 Mô phỏng trang web
Trang chủ (home page) Là trang đầu tiên khi nạp một URL. Trang chủ chứa các liên kết đến vùng
riêng trong website.
Trang web (web page): các trang web chứa các thông tin và được liên kết từ trang chủ đến.
Website trong thương mại điện tử coi như một cửa hàng trực tuyến hay cửa hàng ảo.
Website là một “Show-room” trên mạng Internet – nơi trưng bày và giới thiệu thông tin, hình ảnh về
doanh nghiệp và sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp (hay giới thiệu bất kỳ thông tin nào khác)
cho mọi người trên toàn thế giới truy cập bất kỳ lúc nào.
Để một website hoạt động được cần phải có tên miền (domain), lưu trữ (hosting) và nội dung
(các trang web hoặc cơ sở dữ liệu thông tin).
Đặc điểm tiện lợi của website: thông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi, khách hàng có thể xem thông
tin ngay tức khắc, ở bất kỳ nơi nào, tiết kiệm chi phí in ấn, gửi bưu điện, fax, thông tin không giới
hạn (đăng tải thông tin không hạn chế, không giới hạn số trang, diện tích bảng in ) và không giới
hạn phạm vi địa lý.
Những phần nội dung thiết yếu của một website: website thường có các phần nội dung sau:
-Trang chủ: trang đầu tiên hiện lên khi người ta truy cập website đó. Trang chủ là nơi liệt kê các
liên kết đến các trang khác của website. Trang chủ thường dùng để trưng bày những thông tin mới
nhất mà DN muốn giới thiệu đầu tiên đến người xem.
-Trang liên hệ: trưng bày thông tin liên hệ với doanh nghiệp và thường có một form liên hệ để
người xem gõ câu hỏi ngay trên trang web này.
Page 14
14
Báo cáo thực tập sản xuất
-Trang thông tin giới thiệu về doanh nghiệp (About us): người xem khi đã xem website
và muốn tìm hiểu về nhà cung cấp, do đó DN cần có một trang giới thiệu về mình, nêu ra những thế

mạnh của mình so với các nhà cung cấp khác.
-Trang giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ: giới thiệu sản phẩm, dịch vụ với các thông tin
và hình ảnh minh họa.
-Trang hướng dẫn hoặc chính sách: dùng để cung cấp thông tin cho người xem trong trường hợp
họ muốn mua hay đặt hàng, dịch vụ. Thông tin trên trang này sẽ hướng dẫn họ phải làm gì, chính
sách của doanh nghiệp như thế nào v.v Trang này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều công sức
trả lời các câu hỏi “làm thế nào” của người xem và tạo cho người xem ấn tượng tốt về tính
chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
Các Website có ưu điểm:
Có thể cho phép hàng ngàn người truy cập nhanh chóng.
Thông báo về sự hiện diện của doanh nghiệp.
Giảm chi phí phục vụ khách hàng.
Vươn ra thị trường thế giới.
Dễ dàng phản hồi các chiến dịch khuếch trương.
Luôn sẵn sàng (24/7/365)
Là công cụ hỗ trợ thuận tiện
Tiết kiệm nhân lực từ sử dụng FAQ (frequent asked questions).
Có thể nhằm vào thị trường địa phương và thị trường quốc tế. Chi phí thấp.
Tự động thu thập thông tin.
Các mô hình website TMĐT
Có nhiều dạng mô hình website. Bên dưới lần lượt giới thiệu một số mô hình điển hình.
- Cửa hàng điện tử, siêu thị điện tử: nổi tiếng nhất ở dạng này là website
www.amazon.com, bán lẻ sách, CD, ứng dụng phần mềm, đồ chơi qua mạng. Mô hình này hoạt
động tương tự một siêu thị hay cửa hàng truyền thống, cho phép người mua chọn lựa hàng hóa,
thay đổi số lượng món hàng, tính tiền, thanh toán và nhận hàng sau đó.
- Đấu giá trực tuyến: nói đến mô hình đấu giá trực tuyến (online auction) thì
www.eBay.com dẫn đầu về sự nổi tiếng. Website đấu giá trực tuyến mô phỏng quy trình bán đấu
giá vật dụng, tức người bán đưa ra giá sàn (giá thấp nhất ban đầu), sau đó những người mua lần lượt
trả giá cao hơn. Đến thời điểm nhất định, ai trả giá cao nhất sẽ là người có quyền mua món hàng.
- Sàn giao dịch B2B: một sàn giao dịch điển hình là www.alibaba.com, là nơi các doanh

nghiệp tham gia giới thiệu về mình, đăng tải các yêu cầu mua, bán, tìm đối tác. Vì là B2B2 nên
những sàn giao dịch này không phục vụ việc bán lẻ và thanh toán qua mạng vì không cần thiết.
- Cổng thông tin (portal): giống như danh bạ điện thoại liệt kê thông tin liên lạc của các công ty
theo ngành nghề, những cổng thông tin này liệt kê những địa chỉ website theo phân loại ngành
nghề, ví dụ www.dir.yahoo.com
- Mô hình giá động (dynamic pricing models): với những website mô hình này, người mua có thể
trả giá theo ý mình (tùy người bán có đồng ý bán hay không). Đặc điểm của ngành du lịch (hàng
Page 15
15
Báo cáo thực tập sản xuất
không, khách sạn, vận chuyển công cộng ) là nếu tỷ lệ chiếm chỗ (room/seat occupation) là X% <
100% thì (100-X)% chỗ ngồi hay phòng khách sạn sẽ xem như bỏ đi. Do đó, với mô hình này,
người mua có thể trả giá vào những giờ phút cuối cùng và người bán có thể đồng ý bán.
Website thông tin phục vụ việc quảng bá, quảng cáo: ví dụ www.vnexpress.net là nơi trưng bày
nhiều thông tin thời sự, giải trí, du lịch, văn hóa để tạo cộng đồng người xem đông đúc và từ đó
có doanh thu từ những đối tượng có nhu cầu đăng quảng cáo (banner).
- Website giới thiệu thông tin của doanh nghiệp: cuối cùng là website đơn giản nhất, chỉ để giới
thiệu thông tin về doanh nghiệp, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp, và cho phép người xem liên
lạc với doanh nghiệp qua website này. Doanh nghiệp có thể bán sản phẩm của mình thông qua
website giới thiệu thông tin này.
2. QUY TRÌNH TRIỂN KHAI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Một cách tổng quát, quy trình triển khai thương mại điện tử cũng giống như quy trình triển khai một
kế hoạch kinh doanh. Các bước cơ bản bao gồm: Phân tích SWOT, lập kế hoạch, xác định mục tiêu
(doanh số, lợi nhuận, thị phần ) , vốn đầu tư cho TMĐT. Mua tên miền, thuê máy chủ. Thiết kế
website. Xây dựng mô hình cấu trúc, chức năng, đánh giá website, xây dựng website. Cập nhật
thông tin, quản trị nội dung website, chạy thử.
3.1 Lập kế hoạch và hoạch định chiến lược
Để triển khai công việc kinh doanh trên Internet, cần có chiến lược, kế hoạch rõ ràng và có khả
năng tài chính. Vạch chiến lược bao gồm đánh giá vị thế của mình, của đối thủ, đặt ra mục tiêu và
cách để đạt mục tiêu. Cần chú là giao dịch trong EC là giao dịch một-một.

Kế hoạch cần chi tiết hóa chiến lược đã vạch. Cần xác định sản phẩm và dịch vụ chào bán trên
Internet. Xác định nhu cầu của khách hàng về sản phẩm (dịch vụ) đó. Một số câu hỏi đặt ra khi lập
kế hoạch:
+Ai mua hàng hóa của ta?
+Ta có kiến thức và kĩ năng gì về Internet?
+Ta muốn kinh doanh dài hạn hay ngắn hạn?
+Đối thủ cạnh tranh là ai?
+Sản phẩm của ta nhìn có hấp dẫn không?
+Ta dự định bày các sản phẩm trực tuyến thế nào?
+Ta sẽ quản lí và xử lí các giao dịch thế nào?
+Sử dụng phương tiện vận chuyển gì để giao hàng?
+Quản lí các thay đổi không mong muốn thế nào?
+Nhận và xử lí các ý kiến phản hồi (feed back) thế nào?
3.2 Lựa chọn phần cứng, phần mềm
Lựa chọn phần cứng:
Page 16
16
Báo cáo thực tập sản xuất
Các phần cứng máy tính và mạng máy tính đang càng ngày càng rẻ, và có tính năng cao. Để xây
dựng hệ thống TMĐT cần một máy tính có cấu hình mạnh. Cần kết nối Internet băng thông rộng.
Các thiết bị hỗ trợ kết nối Internet như modem, router
Lựa chọn phần mềm:
Chương trình phần mềm cần có các modul tính toán thuế, chọn phương thức vận chuyển, tính toán
và lựa chọn các hình thức thanh toán (shopping cart). Sử dụng FTP để upload trang web lên Internet
Telnet để truy cập một máy tính từ xa. Các phần mềm hỗ trợ lập trình mạng (PHP, ASP, Java, ). Các
phần mềm hỗ trợ tạo đồ họa (flash, photo shop, gifanimation ).
3.3 Mua tên miền, thuê máy chủ
Tên miền là tên địa chỉ chính của website. Một website nhất thiết phải có tên miền (như là địa
chỉ nhà, hoặc số điện thoại của công ty). Các doanh nghiệp thương mại điện tử thường đăng kí một
tên miền .COM hoặc .BIZ. Vì vậy mà xuất hiện thuật ngữ các công ty dotcom.

Nên chọn tên miền dễ nhớ, mô tả được dịch vụ, tính chất kinh doanh của công ty. Cũng nên chọn
tên miền ngắn gọn, dễ nhớ, không quá khó viết, đặc biệt là với người nước ngoài. Một tên miền
tưởng như đơn giản với người Việt nam nhưng khó nhớ và khó viết đối với người nước ngoài.
Thuê máy chủ (hosting) là thuê dịch vụ lưu trữ website, có nghĩa là một nơi để lưu nội dung website
nhằm làm cho bất kỳ ai cũng có thể truy cập vào những nội dung này bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi nào.
Máy tính lưu những nội dung website này, được gọi là máy chủ (server), phải hoạt động 24/24. Một
website nhất định phải có hosting thì mới hoạt động được.
Khi mua hosting, cần lưu ý chất lượng hosting như: tỷ lệ % cam kết hoạt động liên tục,
không bị sự cố (bởi vì nếu server lưu trữ nội dung website bị sự cố phải ngưng hoạt động thì vào
thời điểm đó không ai truy cập được website); hosting hỗ trợ ngôn ngữ, phần mềm nào; hosting cho
phép dung lượng (để chứa dữ liệu) là bao nhiêu MB hay GB; dung lượng truyền (băng thông) là bao
nhiêu MB hay GB mỗi tháng (càng nhiều người truy cập website thì dung lượng truyền càng nhiều).
Những vấn đề này đôi khi hơi khó hiểu đối với doanh nghiệp, nên cách tốt nhất là doanh nghiệp nên
“chọn mặt gửi vàng” nhờ một đơn vị uy tín, chuyên nghiệp để lưu trữ website của mình.
3.4 Thiết kế webste
Việc thiết kế Website trải qua các giai đoạn sau:
- Lập kế hoạch
- Xác định khán giả và đối thủ
- Xây dựng trang Web
- Xác định cấu trúc Wesite.
- Thiết kế giao diện
Tiêu chuẩn chung để đánh giá một website thương mại điện tử nói riêng là:
- Tính hấp dẫn và chất lượng thiết kế.
- Tính phổ dụng.
- Tính nhất quán.
- Khả năng dễ nâng cấp.
- An toàn thông tin
- Tốc độ hiển thị
Page 17
17

Báo cáo thực tập sản xuất
- Liên kết và tương tác.
Nội dung của trang Web cần bao gồm các yếu tố chủ yếu sau:
- Logo của công ty
- Danh mục các sản phẩm chủ yếu có kèm hình ảnh (catalogue).
- Ảnh doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp.
- Mẫu đơn đặt hàng trực tuyến
Nội dung, thông tin ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ số lượng khách đông nhât. Nội dung, thông
tin đảm bảo mới và cập nhật. Thiết kế cần đảm bảo sống động, hướng tới nhu cầu khách hàng. Chú
ý ưu tiên tốc độ hơn đồ họa do đồ họa thường làm giảm tốc độ đường truyền. Có thể chọn hai
version: Một cho tốc độ và một cho đa phương tiện. Kiểm tra website kỹ lưỡng trước khi đưa vào
hoạt động chính thức là bước cần thiết để tránh sai sót của quá trình thiết kế.
Chức năng của website phải phù hợp mục tiêu kinh doanh: tăng sự nhận biết, xây dựng hình ảnh,
cung cấp thông tin, xử lý giao dịch Đặc biệt chú ý đến yêu cầu, mong đợi của khách hàng mới.
Tiến hành các hoạt động xúc tiến cho website thông qua các cuộc thi nhỏ, đố vui, đấu giá, chat
forum. Mẫu góp ý có thể được sử dụng để thu hút khách hàng cung cấp thông tin. Làm điều tra
về website là một hoạt động rất cần thiết để đảm bảo thành công. Quảng bá website thông qua biển
quảng cáo, báo, tạp chí, ti vi, hội chợ, các tài liệu của công ty. Trao đổi logo với các website khác.
Đăng ký trên các công cụ tìm kiếm nổi tiếng: Yahoo, Google, Alta Vistra, Hot Bot, Excite (các từ
trên home page thường được coi là từ khóa).
Cần kiểm tra FAQs trước khi giới thiệu rộng rãi. Đây là một công cụ tiết kiệm chi phí và thời gian
tuyệt vời, do nó cho phép khách hàng mới nhận được giải đáp về các vấn đề mà khách hàng thường
gặp chỉ trong vài phút, thậm chí ngay cả sau giờ làm việc, khi mà trung tâm dịch vụ khách hàng đã
đóng cửa. Ngay cả trong giờ làm việc, công cụ FAQ giúp giảm gánh nặng thực hiện các dịch vụ
khách hàng lên các nhân viên do khách hàng ít gọi điện đến quấy rầy hơn do đó các nhân viên sẽ có
năng suất cao hơn.
Một số lỗi nên tránh khi thiết kế website thương mại điện tử:
Lối thứ nhất là website khó định hướng. Nếu người sử dụng không nhanh chóng tìm thấy cái họ
cần, họ sẽ từ bỏ website. Sự định hướng từ trang chủ tới các trang thứ cấp và ngược lại là điều hết
sức cần thiết.

Lỗi thứ hai là nghèo nàn về các phương thức thanh toán. Cần đa dạng hóa các hình thức thanh toán
từ nhận tiền mặt khi giao hàng, thanh toán thẻ đến thanh toán qua tài khoản điện thoại di động.
Lỗi thứ ba là hỏi quá nhiều thông tin về khách hàng. Khi kách hàng đăng nhập chỉ cần sử dụng
thông tin địa chỉ email hay username và mật khẩu để đăng nhập là đủ. Mục tiêu là thu hút khách
hàng đặt mua hàng.
Lỗi thứ tư là sử dụng các giỏ mua hàng (shopping cart hay ecart) được thiết kế kém. Các giỏ mua
hàng tốt cần dễ dàng thêm sản phẩm vào giỏ hàng, dễ dàng loại bỏ sản phẩm ra khi khách hàng
không có nhu cầu. Các giỏ hàng cũng phải thông báo số lượng hàng hóa và số tiền mà khách hàng
đã đặt mua. Cần có cơ chế để nhớ các mặt hàng khách hàng đã đăng nhập và đặt mua nhưng chưa
thanh toán.
Page 18
18
Báo cáo thực tập sản xuất
Lỗi thứ năm cần tránh là hiển thị trang web lộn xộn không đúng như thiế kế. Để tránh lỗi này cần
chú ý kiểm tra hiển thị của trang web trên các trình duyệt khác nhau với các màn hình có đọ phân
giải khác nhau.
Lỗi thứ sáu cần tránh là thuê máy chủ quá chậm. Máy chủ chậm làm tốc độ tải trang web xuống
máy của khách hàng chậm và khách hàng sẽ từ bỏ trang web.
Các lỗi không cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm hoặc thông tin về nhà cung cấp hàng hóa
cũng làm cho khách hàng lo ngại về tính trung thực của người bán hàng và khách hàng sẽ từ bỏ
trang web.
Có hai lựa chọn trong thiết kế web: Thành lập bộ phận chuyên trách để thiết kế, vận hành và bảo trì
trang web. Giải pháp có ưu điểm là dễ kiểm soát các thay đổi. Gải pháp thứ hai là thuê bên ngoài
doanh nghiệp thiết kế trang web và doanh nghiệp chỉ có bộ phận chuyên trách để vận hành hệ
thống. Giải pháp có ưu điểm là: Bộ phận thiết kế web chuyên nghiệp có kinh nghiệm hơn trong
thiết kế
3.5 Xây dựng hệ thống
Doanh nghiệp cũng phải vạch ra sơ đồ nội dung website (còn gọi là sitemap), tức là những thông tin
gì mình muốn đưa lên website. Cần lựa chọn các dịch vụ được cung cấp trên hệ thống thương mại
điện tử. Trang chủ (home page) cần phải được tải nhanh, thiết kế đơn giản, hấp dẫn nhưng với đồ

họa và văn bản hợp lí. Mức tiếp phải có khả năng để nhập thông tin về khách hàng (tên, mật khẩu,
số thẻ tín dụng…).
Người duyệt web phải có khả năng kiểm soát hoạt động của trang (ví dụ liên kế với các trang khác,
có khả năng undo khi nhập thông tin sai…). Khách hàng cần dễ dàng tìm thấy sản phẩm trên trang
web. Trang web phải xử lí được đơn hàng và gửi yêu cầu về bộ phận đóng gói và vận chuyển một
cách nhanh chóng. Trang web phải có khả năng tóm tắt các mặt hàng đã đặt mua và phải trình bày
được dưới dạng báo cáo có thể in ra được cho khách và có thể in được biên nhận.
Trang web phải có tính thống nhất và tiêu chuẩn. Các thuật ngữ trong các trang khác nhau của một
hệ thống phải được hiểu như nhau. Các biểu tượng phải trực quan, dễ nhớ và không cần giải thích
nhiều. Các hội thoại cần chứa các thông tin liên quan trực tiếp. Tránh các thông tin không cần thiết.
Các thông báo lỗi phải viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu. Cần chỉ rõ nguyên nhân gây lỗi và cách khắc
phục. Cần có mục trợ giúp để khách hàng tìm hiểu cách thức mua hàng, tìm hiểu các điều kiện đăng
kí thành viên.
Cần phải có khả năng gửi email xác nhận tới khách hàng. Máy chủ cơ sở dữ liệu phải cung cấp truy
cập an toàn cho các máy trạm. Người quản trị hệ thống phải quyết định các vấn đề như hình thức,
nội dung trang web, cách quản lí thông tin.
Người thiết kế catalog phải trình bày các thông tin sao cho thu hút được khách hàng. Giỏ hàng
(shopping cart) phải có khả năng lưu trữ hàng hóa trong khi khách hàng đang dạo trên cửa hàng ảo.
Giỏ hàng có thể dễ dàng thêm hàng hóa vào hay bỏ bớt ra khi khách yêu cầu.
Hệ thống xử lí đơn hàng phải có khả năng kiểm soát và hoàn thành tất cả các công việc liên quan
đến số lượng hàng được đặt, tính toán thuế, chi phí vận chuyển và đưa ra các phương thức thanh
toán.
Page 19
19
Báo cáo thực tập sản xuất
3.6 Quảng cáo cho trang web
Để quảng bá cho website, cần phải làm các công việc sau:
+ Đăng kí URL với các công cụ tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm (search engine) nổi tiếng
như Google, Yahoo, Altalavista. Ở Việt nam có vinaseek, panvietnam.
+Thông báo về trang web trên các phương triện thông tin đại chúng.

+ Đặt đường link ở các trang web khác (trao đổi đường link).
+ Quảng cáo website sử dụng thư điện tử.
3.7 Đánh giá hệ thống
Trang web cần có các công cụ dễ sử dụng để kích thích khách hàng mua hàng. Cần có chính sách
chiết khấu để kích thích mua hàng. Lưu trữ thông tin về địa chỉ và số thẻ tín dụng của khách hàng
phải đảm bảo an toàn. Phải quản lí tốt dự trữ hàng hóa để đảm bảo khách hàng luôn tìm thấy cái họ
cần. Cần chấp nhận các phương thức thanh toán điện tử để tạo thuận tiện cho việc mua bán. Việc
vận chuyển và giao hàng nhanh chóng thuận tiện là rất cần thiết. Nếu sản phẩm cho phép download
trực tiếp thì có thể cho khách hàng nhận sản phẩm ngay. Bảo trì là đảm bảo cho hệ thống hoạt động
bình thường như thiết kế ban đầu. Cần có hệ thống hỗ trợ khách hàng trực tuyến để giúp cho khách
hàng tìm hiểu các thông tin liên quan (FAQ). Các thông tin cần phải dễ tiếp cận. Trang web cần
được load càng nhanh càng tốt. Phải kiểm tra cả trên các máy có cấu hình kém. Tránh các ảnh có
kích thước lớn làm chậm tốc độ đường truyền. Cập nhật các đơn hàng thường xuyên. Có thông tin
về tính trạng đơn hàng (đã giao, đang trên đường vận chuyển hay đang chờ xử lí ). Có hỗ trợ kĩ
thuật trực tuyến.
Chương trình xếp hạng website thương mại điện tử của Bộ thương mại đưa ra các tiêu chí để xếp
hạng một website thương mại điện tử Việt nam như sau:
-Thông tin liên hệ và giới thiệu về chủ website
- Thông tin mô tả sản phẩm, các quy chế, điều khoản sử dụng
- Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng
- Cơ chế xác nhận giao dịch
- Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân và chính sách giải quyết tranh chấp.
Page 20
20
Báo cáo thực tập sản xuất
CHƯƠNG 3:THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
1. TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
Thanh toán trực tuyến là một trong những vấn đề cốt yếu của TMĐT. Thiếu hạ tầng thành toán,
chưa thể có thương mại điện tử theo đúng nghĩa của nó.
1.1. Thanh toán truyền thống và thanh toán điện tử

Yêu cầu của hệ thống thanh toán truyền thống là tin cậy, toàn vẹn và xác thực.
Tiền mặt là phương tiện thanh toán truyền thống phổ biến nhất với các ưu điểm: Tiện lợi, dễ sử
dụng và mang theo với số lượng nhỏ. Được chấp nhận rộng rãi. Nặc danh: người thanh toán không
cần khai báo họ tên. Không có chi phí sử dụng. Không thể lần theo dấu vết của tiền trong quá trình
sử dụng. Tuy nhiên tiền mặt dễ bị mất, cồng kềnh khi mang với số lượng lớn, khó kiểm đếm và
quản lí.
Các phương tiện thanh toán truyền thống khác gồm có séc, ngân phiếu thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ
tín dụng Các thẻ tín dụng (credit card) cung cấp một khoản tín dụng tại thời điểm mua hàng, các
giao dịch thanh toán thực tế xảy ra sau đó.
Thẻ ghi nợ kết nối với một tài khoản tiền gửi không kì hạn. Các giao dịch sẽ rút tiền từ tài khoản
này. Hiện tại thanh toán bằng thẻ tín dụng rất phổ biến ở các nước phát triển.
Thẻ tín dụng và các hình thức tương tự góp phần làm giảm nhu cầu về vốn lưu động, giảm rủi ro,
có khả năng thanh toán toàn cầu, lưu trữ số liệu, dễ giải quyết tranh chấp, có độ tin cậy cao. Thanh
toán sử dụng thẻ tín dụng có chi phí cao. Mặt khác cũng có một và rủi ro đối với ngân hàng phát
hành thẻ, ngân hàng thanh toán và cơ sở chấp nhận thanh toán.
Séc là loại hành thanh toán truyền thống phổ biến. Đó là tài liệu viết (hoặc in) và được giao cho
người bán hàng yêu cầu tổ chức tài chính chuyển một khỏan tiền cho bên có tên ghi trong séc. Thời
gian xử lí séc dài và chi phí xử lí cao.
Chuyển khoản là việc chuyển tiền trực tiếp giữa các ngân hàng. Lệnh chi là hình thức thanh toán
giống như séc nhưng khác ở chỗ việc thanh toán được đảm bảo bởi bên thứ 3. Lệnh chi tránh được
rủi ro, đảm bảo tính nặc danh.
Định nghĩa về thanh toán điện tử.
Theo báo cáo quốc gia về kỹ thuật Thương mại điện tử của Bộ thương mại, “thanh toán điện tử
theo nghĩa rộng được định nghĩa là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho
việc trao tay tiền mặt.”
Theo nghĩa hẹp, thanh toán trong Thương mại điện tử có thể hiểu là việc trả tiền và nhận tiền hàng
cho các hàng hoá, dịch vụ được mua bán trên Internet.
Page 21
21
Báo cáo thực tập sản xuất

H. Một mô hình thanh toán điện tử
H. Một mô hình đảm bảo an ninh trong thanh toán điện tử
1.2 Lợi ích của thanh toán điện tử
1.2.1 Lợi ích chung
- Hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử
Xét trên nhiều phương diện, thanh toán trực tuyến là nền tảng của các hệ thống thương mại điện tử.
Sự khác biệt cơ bản giữa thương mại điện tử với các ứng dụng khác cung cấp trên Internet chính là
nhờ khả năng thanh toán trực tuyến này. Do vậy, việc phát triển thanh toán trực tuyến sẽ hoàn thiện
hóa thương mại điện tử, để thương mại điện tử được theo đúng nghĩa của nó – các giao dịch hoàn
toàn qua mạng, người mua chỉ cần thao tác trên máy tính cá nhân của mình để mua hàng, các doanh
nghiệp có những hệ thống xử lý tiền số tự động. Một khi thanh toán trong thương mại điện tử an
toàn, tiện lợi, việc phát triển thương mại điện tử trên toàn cầu là một điều tất yếu với dân số đông
đảo và không ngừng tăng của mạng Internet.
- Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa
Page 22
22
Báo cáo thực tập sản xuất
Thanh toán trong thương mại điện tử với ưu điểm đẩy mạnh quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa.
Người bán hàng có thể nhận tiền thanh toán qua mạng tức thì, do đó có thể yên tâm tiến hành giao
hàng một cách sớm nhất, sớm thu hồi vốn để đầu tư tiếp tục sản xuất.
- Nhanh, an toàn
Thanh toán điện tử giúp thực hiện thanh toán nhanh, an toàn, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham
gia thanh toán, hạn chế rủi ro so với thanh toán bằng tiền mặt, mở rộng thanh toán không dùng tiền
mặt, tạo lập thói quen mới trong dân chúng về thanh toán hiện đại.
- Hiện đại hoá hệ thống thanh toán
Tiến cao hơn một bước, thanh toán điện tử tạo ra một loại tiền mới, tiền số hóa, không chỉ thỏa mãn
các tài khoản tại ngân hàng mà hoàn toàn có thể dùng để mua hàng hóa thông thường. Quá trình
giao dịch được đơn giản và nhanh chóng, chi phí giao dịch giảm bớt đáng kể và giao dịch sẽ trở nên
an toàn hơn. Tiền số hóa không chiếm một không gian hữu hình nào mà có thể chuyển một nửa
vòng trái đất chỉ trong chớp mắt bằng thời gian của ánh sáng. Đây sẽ là một cơ cấu tiền tệ mới, một

mạng tài chính hiện đại gắn liền với mạng Internet.
1.2.2. Lợi ích đối với ngân hàng
- Giảm chi phí tăng hiệu quả kinh doanh
Giảm chi phí văn phòng: Giao dịch qua mạng giúp rút ngắn thời gian tác nghiệp, chuẩn hóa các
thủ tục, quy trình, nâng cao hiệu quả tìm kiếm và xử lý chứng từ.
Giảm chi phí nhân viên: Một máy rút tiền tự động có thể làm việc 24 trên 24 giờ và tương đương
một chi nhánh ngân hàng truyền thống.
Cung cấp dịch vụ thuận tiện cho khách hàng: Thông qua Internet/Web Ngân hàng có khả năng
cung cấp dịch vụ mới (Internet banking) và thu hút thêm nhiều khách hàng giao dịch thường xuyên
hơn, giảm chi phí bán hàng và tiếp thị
Mở rộng thị trường thông qua Internet, ngân hàng thay vì mở nhiều chi nhánh ở các nước khác
nhau có thể cung cấp dịch vụ Internet banking để mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ.
- Đa dạng hoá dịch vụ và sản phẩm
Ngày nay, dịch vụ ngân hàng đang vươn tới từng người dân. Đó là dịch vụ ngân hàng tiêu dùng và
bán lẻ. "Ngân hàng điện tử", với sự trợ giúp của công nghệ thông tin cho phép tiến hành các giao
dịch bán lẻ với tốc độc cao và liên tục. Các ngân hàng có thể cung cấp thêm các dịch vụ mới cho
khách hàng như "phone banking", “home banking”, “Internet banking", chuyển, rút tiền, thanh toán
tự động
- Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nét riêng trong kinh doanh
"Ngân hàng điện tử" giúp các ngân hàng tạo và duy trì một hệ thống khách hàng rộng rãi và bền
vững. Thay vì phải xếp hàng rất lâu chờ rút tiền tại chi nhánh một ngân khách hàng có thể đi tới một
máy rút tiền tự động của một ngân hàng khác và thực hiện giao dịch trong vài phút. Thế mạnh về
Page 23
23
Báo cáo thực tập sản xuất
dịch vụ ngân hàng điện tử cũng là một đặc điểm để các ngân hàng hiện đại tạo dựng nét riêng của
mình.
- Thực hiện chiến lược toàn cầu hóa.
Một lợi ích quan trọng khác mà ngân hàng điện tử đem lại cho ngân hàng, đó là việc ngân hàng có
thể thực hiện chiến lược “toàn cầu hoá”, chiến lược “bành trướng” mà không cần phải mở thêm chi

nhánh. Ngân hàng có thể vừa tiết kiệm chi phí do không phải thiết lập quá nhiều các trụ sở hoặc văn
phòng, nhân sự gọn nhẹ hơn, đồng thời lại có thể phục vụ một khối lượng khách hàng lớn hơn.
Internet một phương tiện có tính kinh tế cao để các ngân hàng có thể mở rộng hoạt động kinh doanh
của mình ra các quốc gia khác mà không cần đầu tư vào trụ sở hoặc cơ sở hạ tầng. Theo cách này,
các ngân hàng lớn đang vươn cánh tay khổng lồ và dần dần thiết lập cơ sở của mình, thâu tóm dần
nền tài chính toàn cầu.
- Xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu toàn cầu
Thông quan Internet, ngân hàng có thể đăng tải tất cả những thông tin tài chính, tổng giá trị tài sản,
các dịch vụ của ngân hàng mình, để phục vụ cho mục đích xúc tiến quảng cáo. Có thể ngân hàng
chưa thể tiến hành các giao dịch tài chính trực tuyến, song bằng cách thiết lập các trang web của
riêng mình với chức năng ban đầu là cung cấp thông tin và giải đáp ý kiến thắc mắc của khách hàng
qua mạng, ngân hàng cũng được coi là đã bước đầu tham gia áp dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và
hoà mình vào xu thế chung.
1.2.3. Lợi ích đối với khách hàng
Một số lợi ích đối với khách hàng.
- Khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí: Phí giao dịch ngân hàng điện tử hiện được đánh giá
là ở mức thấp nhất so với các phương tiện giao dịch khác. Điều này hoàn toàn có thể lý giải được
bởi một khi các ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí khi triển khai ngân hàng điện tử nhất là với
các ngân hàng ảo (chỉ hoạt động trên Internet mà không cần tới văn phòng, trụ sở), các chi phí mà
khách hàng phải trả cũng theo đó mà giảm đi rất nhiều. Ví dụ: Ngân hàng ảo Wingspan.com và
ngân hàng theo kiểu truyền thống Bank One. Đối với những tài khoản tiền gửi, Wingspan cho khách
hàng hưởng mức lãi suất là 4,5%/năm trong khi ở Bank One là 1%/năm. Đối với trường hợp khách
hàng muốn kiểm tra chi phí của các hoá đơn thanh toán điện tử của mình, Wingspan không đòi bất
cứ một khoản phí nào, trong khi đó khách hàng phải trả phí cho Bank One là 4,95 Đô la Mỹ một
tháng.
- Khách hàng tiết kiệm thời gian đối với các giao dịch ngân hàng từ Internet được thực hiện và xử
lý một cách nhanh chóng và hết sức chính xác. Khách hàng không cần phải tới tận văn phòng giao
dịch của ngân hàng, không phải mất thời gian đi lại hoặc nhiều khi phải xếp hàng để chờ tới lượt
mình. Giờ đây, với dịch vụ ngân hàng điện tử, họ có thể tiếp cận với bất cứ một giao dịch nào của
ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào hoặc ở bất cứ đâu họ muốn.

-Thông tin liên lạc với ngân hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn. Khi khách hàng sử dụng ngân
hàng điện tử, họ sẽ nắm được nhanh chóng, kịp thời những thông tin về tài khoản, tỷ giá, lãi suất.
Chỉ trong chốc lát, qua máy vi tính được nối mạng với ngân hàng, khách hàng có thể giao dịch trực
tiếp với ngân hàng để kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn dịch vụ công cộng,
thanh toán thẻ tín dụng, mua séc du lịch, kinh doanh ngoại hối, vay nợ, mở và điều chỉnh, thanh
toán thư tín dụng và kể cả kinh doanh chứng khoán với ngân hàng.
Page 24
24
Báo cáo thực tập sản xuất
Trong thập kỷ vừa qua, thay đổi lớn nhất mà ngân hàng đem lại cho khách hàng đó là ngân hàng
điện tử, nó có thể đem lại một giải pháp mà từ trước đến nay chưa hề có. Khách hàng có được tất cả
những gì mình mong muốn với một mức thời gian ít nhất và điều đó có thể tóm gọn trong cụm từ
“sự tiện lợi”
1.3 Hạn chế của thanh toán điện tử
1.3.1. Gian lận thẻ tín dụng
Rủi ro đối với chủ thẻ:
Do tính chất của thẻ tín dụng là không biết được người rút tiền có phải là chủ thẻ hay không mà chủ
yếu dựa vào việc kiểm tra số PIN ở trên thẻ nên các chủ thẻ dễ bị lừa ăn cắp thẻ cùng với số PIN.
Việc để lộ số PIN có thể là do chủ thẻ vô tình để lộ hoặc bị ăn cắp một cách tinh vi. Bên cạnh đó
chủ thẻ còn gặp phải tình trạng làm giả thẻ tín dụng ngày càng tinh vi. Việc làm giả thẻ có thể tiến
hành theo hai hình thức. Đối tượng làm giả thẻ có thể mua chuộc nhân viên tại các cơ sở chấp nhận
thẻ để các nhân viên này sau khi quét thẻ tính tiền sẽ bí mật quét thẻ thêm một lần vào một thiết bị
đặc biệt có thể đọc được toàn bộ thông tin về thẻ. Sau khi có đầy đủ các thông tin đó chúng sẽ
nhanh chóng làm một chiếc thẻ tương tự và tiến hành mua bán hàng hoá như bình thường. Hình
thức thứ hai tinh vi hơn là chúng sẽ cài thẳng những chip điện tử tinh vi vào trong máy tính tiền
hoặc máy rút tiền tự động. Sau đó chúng sẽ quay trở lại các địa điểm trên để lấy các con chip đã
chứa những thông tin về các thẻ đã giao dịch và tiến hành làm thẻ giả với những thông tin đã lấy
cắp được.
Rủi ro đối với ngân hàng phát hành:
Rủi ro thứ nhất là việc chủ thẻ lừa dối sử dụng thẻ tại nhiều điểm thanh toán thẻ khác nhau với mức

thanh toán thấp hơn hạn mức thanh toán nhưng tổng số tiền thanh toán lại cao hơn hạn mức thanh
toán trong thẻ. Việc thanh toán quá mức chỉ được biết khi ngân hàng nhận được các hoá đơn thanh
toán của các đơn vị chấp nhận thẻ. Và khi chủ thẻ không có khả năng thanh toán thì rủi ro này sẽ do
ngân hàng tự chịu.
Một hình thức lừa dối khác từ phía chủ thẻ là do việc lợi dụng tính chất thanh toán quốc tế của thẻ
để thông đồng với người khác chuyển thẻ ra nước khác để thanh toán ngoài quốc gia chủ thẻ cư trú.
Khi ngân hàng tiến hành đòi tiền từ chủ thẻ cho việc thanh toán ở quốc gia khác thì chủ thẻ căn cứ
vào việc mình không có thị thực xuất nhập cảnh hoặc căn cứ vào xác nhận của cơ quan để từ chối
thanh toán. Trong khi đó, các đơn vị chấp nhận thẻ cũng không phải chịu trách nhiệm do việc thanh
toán bằng thẻ được tiến hành mà không cần biết chủ thẻ là ai. Bằng chứng duy nhất có thể so sánh
là căn cứ vào chữ ký trên thẻ và trên hoá đơn nhưng do thông đồng từ trước nên việc giả mạo chữ
ký trong các hoá đơn là điều rất dễ dàng.
Rủi ro đối với ngân hàng thanh toán:
Tuy chỉ là đơn vị trung gian trong hoạt động thanh toán thẻ song các ngân hàng thanh toán cũng có
thể gặp rủi ro nếu họ có sai sót trong việc cấp phép cho các khoản thanh toán có giá trị lớn hơn hạn
mức qui định. Bên cạnh đó, nếu không kịp thời cung cấp cho các đơn vị chấp nhận thẻ danh sách
các thẻ bị mất hoặc bị vô hiệu mà trong thời gian đó các thẻ này vẫn được sử dụng thì các ngân
hàng phát hành sẽ từ chối thanh toán cho những khoản này.
Page 25
25