Nuôi mẻ có tốt không

 

Nuôi mẻ có tốt không
Hình minh hoạ: ST                           HOÀNG TUẤN CÔNG

      "Từ điển tục ngữ Việt" (Nguyễn Đức Dương): "Mẻ không ăn cũng chết: Mẻ mà chẳng ăn thì cũng chết (nên có để dành được đâu mà cố để dành) Hay dùng để khuyên mọi người chớ có dè sẻn những thứ không thể để dành được mà uổng công”.

          Soạn giả giải thích nghĩa đen không đúng, dẫn đến nghĩa bóng cũng sai hoàn toàn. Ở đây dân gian nói mẻ mà không được ăn thì cũng chết, chứ đâu phải không ăn đến mẻ thì nó cũng chết? 

          “Mẻ” là con gì?

-“Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê-Vietlex): “mẻ d. chất chua làm bằng cơm nguội để lên men, dùng làm gia vị khi nấu thức ăn”.

-“Việt Nam tự điển” (Hội Khai trí): “mẻ • Cơm nguội trộn với cái giấm để lâu mà thành ra chất chua”.

Mẻ không phải của nuôi sống người hay làm ra tiền ra bạc gì. Nhưng nhiều món ăn, từ nhà giàu sang cho đến kẻ bần hàn, không có mẻ không xong. Những giấm cá, canh chua, riêu cua, riêu ốc, giả cầy, rựa mận...người người xuýt xoa, kẻ kẻ ngợi khen cũng là nhờ có mẻ. 

Mẻ tính mát, trừ táo, giải nhiệt. Lỡ khi bị bỏng, dân gian thường lấy mẻ để xoa lên vết thương, mục đích hạ hoả, giải nóng cho da thịt. Từ "mát mẻ" có một nghĩa là tốt lành, thuận lợi, ví dụ: Mong cho năm nay làm ăn được mát mẻ. Có lẽ bởi thế nên dân gian cho rằng, trong nhà đang nuôi mẻ mà bỗng dưng mẻ chết là điềm đen đủi.

Người ta rất cần đến mẻ, nhưng mẻ lại không được chăm sóc, coi trọng, đến mức dân gian có câu "Khinh người như mẻ"! 

Vì sao vậy?

Trong số các thứ “nuôi”, có lẽ mẻ dễ tính nhất, cho nhiều ăn nhiều, cho ít ăn ít. Dụng cụ nuôi mẻ cũng giản đơn. Có khi nuôi trong cái ấm sứt vòi, cái âu vỡ nắp lấm lem bụi bặm, bồ hóng, không cần chăm sóc hàng ngày, vứt vạ vật đầu giàn cuối chạn, mẻ vẫn sống. Lúc cần, sờ đến, mẻ ngấu vẫn trắng tinh như mỡ đông, mùi mẻ chua chua, ngọt ngọt vẫn dậy lên thơm lừng! 

Xưa kia thiếu lương thực, bữa ăn chỉ bớt đi vài ba miếng cơm đã là cả một vấn đề. Thế nên nuôi mẻ người ta cho ăn cầm chừng. Cơm nguội, cơm thừa, thậm chí cơm lỡ đã có mùi hơi thiu, xương ống lợn đã gặm hết thịt, mới đến phần mẻ. Dân gian có câu “Coi như mẻ”, “Coi người như mẻ”, “Khinh như mẻ” hay “Khinh người như mẻ”, ý nói ai đó xem hay bị xem thường, xem khinh, cư xử rẻ rúng giống như người ta nuôi mẻ là vậy.

Mẻ ăn ít và ít ăn vẫn sống. Nhưng nếu hoàn toàn không được ăn trong thời gian dài, hết chất tinh bột, vi khuẩn gây men không có môi trường sống, thì mẻ sẽ lâm vào tình trạng bị “úng”, và cuối cùng, mẻ cũng chết đói như thường!

Từ hồi nhỏ mỗi lần nhà mình nấu canh cá là bố lại cho mẻ vào. Nhà mình cũng toàn tự nuôi mẻ để ăn. Mình với bố mình thì không sao nhưng mẹ mình cứ hễ ăn món nào có mẻ là lại y rằng đau bụng rồi bị tiêu chảy. Đợt đấy mình không nghĩ rằng nguyên nhân lại đến từ mẻ, tại mẻ thì ủ từ cơm nên mình cứ nghĩ lành tính cơ. Mình còn hay bảo chắc tại mẹ lại ăn linh tinh cái gì rồi. Mãi tới hôm nay mình đang lướt báo thì thấy có bài của chuyên gia người ta cảnh báo về mỗi nguy hiểm từ mẻ. Thậm chí, còn có khả năng gây ung thư cơ. Mình đọc xong mà hoang mang quá các mẹ ạ.

Nuôi mẻ có tốt không

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ăn mẻ có thể gây ung thư?

Theo PGS. TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh Thực phẩm, chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam) cho biết: dấm mẻ có màu trắng, mùi thơm, vị chua dịu. Trong mẻ có chứa axit amin, nấm men và vi khuẩn lactic. Loại gia vị này có thể tăng hương vị giúp món ăn ngon hơn. Đồng thời, nó còn làm tăng tiết dịch vị, rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Thế nhưng, theo vị chuyên gia này cho biết ăn mẻ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe. ‘Mẻ nếu được lên men không đúng cách sẽ tạo ra nấm mốc và vi khuẩn. Chúng là nguyên nhân có thể khiến bạn bị ung thư. Men làm nên nấm mốc ở mẻ thì không sao nhưng nếu là men có nhiễm nấm mốc trước rồi mới dùng để lên men cho mẻ thì chắc chắn sẽ bị ung thư’, PGS. TS Trần Đáng nhận định.

Ở đây, chúng ta cần phân biệt nấm mốc lên men trong quá trình hình thành mẻ chua với nấm mốc ở trên cơm trước khi được đưa vào làm mẻ. Nấm mốc lên men trong khi lên mẻ sẽ manh lại lượng vi khuẩn có lợi, tốt cho cơ thể. Trong khi đó, nấm mốc mọc lên ở cơm trước khi làm mẻ thì lại là ‘thủ phạm’ gây ra bệnh ung thư. Nếu là mẻ bị nhiễm nấm mốc nguy hiểm thì sẽ có màu sắc lạ, không thơm và không có vị chua tự nhiên, bạn chỉ cần quan sát và ngửi qua là rõ.

Nuôi mẻ có tốt không

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Bên cạnh đó, vì trông mẻ có hàm lượng axit lactic cao. Vì thế, nếu bạn ăn không đúng cách thì sẽ gây ra tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

Thói quen dùng mẻ chua sai gây hại sức khỏe

Theo PGS. TS Trần Đáng, khi dùng mẻ chua nếu không biết sử dụng đúng cách thì bạn hoàn toàn có thể gặp nguy hại sức khỏe. Cụ thể:

+ Ăn quá nhiều mẻ chua:

Việc ăn nhiều mẻ chua sẽ gây rối loạn tiêu hóa do bị dư thừa hàm lượng axit lactic. Vì vậy, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn một thìa canh mẻ mà thôi.

+ Ăn mẻ chua khi bị bệnh dạ dày:

Những người mắc bệnh lý về dạ dày nhưu đau dạ dày, viêm loét, xuất huyết... thì không nên ăn các món có mẻ. Lý do là vị chua trong mẻ có thể khiến bệnh tình của bạn nặng thêm.

+ Không quan sát kỹ trước khi sử dụng:

Mẻ rất dễ bị mốc, khi đó nó sẽ sản sinh ra chất gây ung thư. Vì vậy, trước khi sử dụng bạn phải quan sát kỹ xem mẻ có bị mốc, biến đổi màu sắc và mùi vị không.

+ Không được dùng mẻ nuôi trong hũ nhựa:

Việc dùng hũ nhựa để nuôi mẻ có thể sản sinh độc tố trong quá trình lên men. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng bình thủy tinh hoặc đồ bằng sành, sứ để nuôi mẻ mà thôi.

Tại sao không nuôi được mẻ?

Trong chương trình Ngon và Lành (VTC14), TS. Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, cho biết: “Nấm mốc lên men trong quá trình gây mẻ đem lại lượng vi khuẩn có lợi cho cơ thể, nhưng độc tố từ nấm mốc xuất hiện trước khi làm mẻ là mầm mống gây nên bệnh ung thư”.

Tại sao mẻ bị mốc?

Mẻ sạch sẽ sinh ra vị chua, axít này ức chế các khuẩn khác không thể phát triển, nhưng do quy trình làm không đảm bảo nên những khuẩn sinh độc tố như nấm mốc lại phát triển trước khuẩn có lợi, gây mốc, đổi màu giấm mẻ, gây ngộ độc.

Con mẻ trông như thế nào?

Con mẻ là một loại tuyến trùng hữu ích mang tên nematode rất nhỏ nhưng có thể nhìn thấy bằng mặt thường, bò ngọ nguậy trên bề mặt cơm trong hũ mẻ và thành dụng cụ chứa đựng. Thức ăn của con mẻ là nấm men. Chúng có hàm lượng protein rất cao, có vai trò hỗ trợ dinh dưỡng.

Con mẻ ăn gì?

Muốn nuôi cơm mẻ, bạn chỉ cần múc bớt mẻ ra. Cho mẻ ăn thêm cơm mới, cứ 3 -5 ngày thì cho mẻ ăn một lần chỉ khoảng 1/3 chén cơm không cho nhiều quá. Cơm nên chọn cơm mềm, nhão, hoặc có thể trộn cơm với nước cơm cho cơm mềm ra. Sau đó đổ vào bình cho mẻ ăn.