Nồng độ glucose trong máu người là bao nhiêu

(HNMCT) - Hỏi: Xin bác sĩ cho biết lượng glucose trong máu là bao nhiêu thì được xác định là tiểu đường? Và có cách nào để kiểm soát lượng glucose trong máu? Đặng Mạnh Hùng (huyện Đông Anh, Hà Nội)

Đáp: Tiểu đường được chia thành 3 loại: Tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường rất đa dạng: Do di truyền, do thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh như lười vận động, thường xuyên dùng đồ ngọt, chất béo...

Chỉ số glucose của người bình thường nằm trong khoảng 90 - 130mg/dl (tương đương 5 - 7,2mmol/l) khi được đo trước bữa ăn, dưới 180mg/dl (tương đương 10mmol/l) sau ăn khoảng 1 - 2 giờ và khoảng 100 - 150mg/l (tương đương 6 - 8,3mmol/l) trước khi đi ngủ.

Rất nhiều người thắc mắc là lượng glucose trong máu ở mức nào thì được coi là mắc tiểu đường? Dưới đây là chỉ số cho thấy nồng độ glucose trong máu tăng cao do bệnh tiểu đường gây ra:

Chỉ số glucose trong máu bằng hoặc lớn hơn 126mg/dl (5 - 7,2mmol/l) đo được ở bệnh nhân khi đói. Chỉ số glucose trong máu sau khi ăn khoảng 2 giờ bằng hoặc lớn hơn 200mg/dl.

Nếu thực hiện đo ở một thời điểm bất kỳ trong ngày, chỉ số glucose trong máu bằng hoặc lớn hơn 200mg/dl. Trong trường hợp chỉ số glucose khi đói nằm trong khoảng 110 - 126mg/dl thì bệnh nhân sẽ được xếp vào nhóm bị rối loạn đường huyết lúc đói, hay còn gọi là giai đoạn tiền tiểu đường.

Với những trường hợp không xuất hiện một số triệu chứng của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như tiểu nhiều, sút cân không rõ nguyên nhân, uống nước nhiều, ăn nhiều hơn..., bệnh nhân sẽ được chỉ định xét nghiệm ít nhất khoảng 2 lần và mỗi lần xét nghiệm cách nhau không quá 7 ngày để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

Để kiểm soát bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần thường xuyên kiểm tra mức đường huyết tại nhà và thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế, đồng thời áp dụng chế độ ăn phù hợp với người bị bệnh tiểu đường: Ăn nhiều rau xanh, hạn chế chất béo, đồ ngọt và tinh bột... Ngoài ra, cần thường xuyên vận động, tập luyện để tăng cường sức khỏe, cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát đường huyết một cách tốt nhất.

Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu? Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường? là thắc mắc của rất nhiều người khi lần đầu tiên đi kiểm tra chỉ số đường huyết. Bài viết sau đây sẽ tập hợp theo thông tin mới nhất của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2018 để giải đáp cho bạn những thắc mắc này.

Glucose trong máu là gì?

Glucose là một loại đường đơn giản - sản phẩm chủ yếu của quá trình chuyển hóa chất bột đường (carbohydrate) được cơ thể sử dụng nhằm cung cấp năng lượng cho hoạt động của nhiều tế bào. Glucose máu là cách gọi đơn giản để chỉ nồng độ đường glucose trong máu.

Xét nghiệm glucose máu cho biết nồng độ đường glucose máu trong các điều kiện nhất định. Từ đó, đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể, nhờ vậy có thể xác định một người có mắc các bệnh lý liên quan tới đường huyết (hạ đường huyết, tiểu đường, tiền tiểu đường…) hay không. Cùng với đó, xét nghiệm glucose máu còn giúp đánh một người mắc bệnh tiểu đường có đáp ứng với các phương pháp điều trị đang được áp dụng hay không.

 

Nồng độ glucose trong máu người là bao nhiêu

Xác định gluocse máu có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và điều trị tiểu đường

Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Thực chất nồng độ glucose trong máu của mỗi người không cố định mà thay đổi phụ thuộc vào từng thời điểm trong ngày, chế độ ăn, trạng thái tâm lý… Tuy nhiên, người ta thường sử dụng nồng độ gluocse máu khi đói (sau khi ăn ít nhất 8 giờ) để đánh giá mức đường huyết có bình thường hay không, do khi đó chỉ số này sẽ giảm xuống mức thấp nhất. Thông thường glucos trong máu bình thường dao động từ 3.9 - 5.5 mmol/L (hay 70 - 100 mg/dL).

Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

Để xác định một người có bị tiểu đường hay không các bác sỹ phải dựa vào kết quả của các xét nghiệm xác định glucose máu. Một người sẽ được xác định mắc tiểu đường khi glucose máu thuộc 1 trong 3 trường hợp dưới đây:

1. ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) với xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói (FPG). 

2. ≥ 200 mg/dL (hay 11.1 mmol/L) với xét nghiệm xác định glucose máu sau khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose (uống 75 gam đường glucose và kiểm tra đường huyết sau 2 giờ).

3. ≥ 200 mg/dL (hay 11.1 mmol/L) với xét nghiệm đường huyết bất kỳ.

Nếu người bệnh không xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường (ăn nhiều, gầy sút nhanh, tiểu nhiều, uống nhiều) thì để chẩn đoán chính xác thì các xét nghiệm cần được thực hiện ít nhất 2 lần (cách nhau không quá 7 ngày).

Trong nhiều trường hợp, xét nghiệm 1 và 2 cho thấy mức glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa đến ngưỡng chẩn đoán tiểu đường, khi đó bạn sẽ ở giai đoạn tiền tiểu đường. Để hiểu rõ hơn về giai đoạn này, bạn có thể đọc thêm trong bài viết: Nên làm gì khi bị chẩn đoán tiền tiểu đường?

Glucose trong máu cao có nguy hiểm không?

Glucose trong máu tăng cao trong một thời gian dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những biến chứng thường gặp:

- Tình trạng hôn mê hoặc tăng áp lực thẩm thấu khi đường huyết tăng cao quá mức. Người bệnh có thể tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

- Các vấn đề về da như nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm…

- Tổn thương nghiêm trọng ở bàn chân rất khó chữa lành khiến cho bàn chân bị hoại tử.

- Tổn thương võng mạc và các vấn đề khác của mắt có thể dẫn tới giảm thị lực, mùa lòa.

- Các bệnh lý về tim mạch: hẹp động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não…

- Tổn thương thận có thể dẫn tới suy thận, bệnh thận giai đoạn cuối.

- Suy giảm sinh lý, rối loạn tiêu hóa…vv

 

Nồng độ glucose trong máu người là bao nhiêu

Glucose trong máu cao có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm

Cách giảm và ổn định glucose trong máu ở người tiểu đường?

Giảm và ổn định glucose máu là một việc làm đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người đang trong giai đoạn tiền tiểu đường. Giảm và ổn định đường huyết sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa, giảm nhẹ các biến chứng của bệnh tiểu đường từ đó cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Để đạt được mục tiêu này, bắt buộc phải có sự thay đổi tích cực trong nhiều khía cạnh của cuộc sống bao gồm:

- Chế độ ăn uống: Cần thực hiện theo nguyên tắc ăn uống với lượng thực phẩm vừa phải, tăng cường sử dụng thực phẩm giàu chất xơ, giảm sử dụng thực phẩm chứa chất bột đường, hạn chế tối đa các thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn vì có nhiều chất phụ gia.

- Thực hiện hoạt động thể chất: các hoạt động thể chất như tập thể dục, chơi thể thảo, tập yoga, làm vườn… cần được thực hiện đều đặn mỗi ngày

- Sử dụng thuốc: Nếu được bác sỹ chỉ định dùng thuốc người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ thực hiện đúng về liều lượng, thời gian sử dụng một cách đều đặn.

- Sử dụng thảo dược: cao lá xoài, Mướp đắng, lá Neem, Quế chi, Hoàng bá… là những thảo dược có thể giúp làm giảm và ổn định đường huyết với hiệu quả không chỉ qua kinh nghiệm dân gian mà còn được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại. Người bệnh có thể sử dụng các thảo dược này hằng ngày.

Sự kết hợp đồng bộ của các phương pháp trên sẽ là giải pháp đồng bộ và toàn diện giúp người bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường có thể giảm, ổn định glucose máu hiệu quả nhất.

Như vậy là lời giải đáp cho câu hỏi glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường đã được giải đáp. Nếu cần thêm thông tin về chỉ số đường huyết, mức đường huyết mục tiêu nên đạt được khi mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể đặt câu hỏi bằng cách để lại bình luận để được hỗ trợ.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn:

https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/statistics

https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes#complications

BTV Lan Anh

Nồng độ glucose trong máu người là bao nhiêu

Nồng độ glucose trong máu người là bao nhiêu

BTV Lan Anh

Dược sĩ

Hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm, tôi được tiếp xúc và đồng hành với hàng ngàn bệnh nhân tim mạch, rối loạn nhịp tim, tiểu đường, sỏi mật, run chân tay. Tôi thấu hiểu nỗi lo lắng, sự khó khăn, những rào cản trong cuộc sống của họ. Cùng với đam mê viết, ý thức trách nhiệm với những thông tin mình cung cấp, tôi luôn nỗ lực tạo ra những bài viết giá trị nhằm cung cấp kiến thức hữu ích về bệnh tim mạch, tiểu đường, run chân tay.

Các bài viết của tôi đều được tham khảo từ các trang web y khoa chính thống của Mỹ, Anh, Canada... và được tham vấn bởi các chuyên gia đầu ngành tim mạch học, thần kinh học, gan mật học để đảm bảo thông tin chuẩn xác nhất.

Hiện nay, tôi đang làm trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website dongtay.net.vn

Thông tin liên hệ: Số 19A, Ngõ 126, đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. 0981 238 219