Những người không học vẫn thành công ở Việt Nam

Nên hay không nên học đại học? Liệu có nên bỏ ngang để đi theo con đường lập nghiệp? Đại học có phải con đường duy nhất để thành công? Hàng tá câu hỏi được đặt ra khi người ta nghĩ về chuyện học đại học, vẫn khiến nhiều người đau đầu suy nghĩ.

Xem thêm:

Đợt tuyển sinh 2019 vừa qua, tôi có đọc được câu chuyện về bạn trẻ đỗ đại học, nhưng quyết định chọn đi theo con đường khác. Tôi tôn trọng quyết định của bạn ấy và chúc bạn sẽ thành công trên con đường tương lai. Việc không học đại học có nhiều lý do: Vì không đủ khả năng, hoàn cảnh gia đình, hoặc đơn giản là bản thân muốn lập nghiệp sớm. Tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu về giá trị thật sự của việc học đại học và sẵn sàng cho một tương lai không có kiến thức đại học hay chưa?

Đại học không phải là con đường duy nhất để thành công?

Trên mạng có khá nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra, những số liệu thống kê hàng năm chỉ ra rằng, tốt nghiệp đại học nhiều cử nhân vẫn thất nghiệp. Vậy liệu rằng bạn học trung cấp, cao đẳng,.. hay thậm chí là không học gì có đảm bảo việc làm hay không?

Các bạn thường nói rằng: "Học đại học không phải là con đường duy nhất để thành công". Điều đó đúng. Nhưng chưa đủ. Hãy lấy ví dụ về 10 người giàu nhất thế giới hiện nay:

  • Bill Gates, Larry Ellision: Bỏ học
  • Amancio Ortega, Christy Walson, Liliane Bettencourt: Không học
  • Carlos Slim Helu, Jim Walson: Tốt nghiệp đại học
  • Warren Buffett, Charles Koch, David Kock: Tốt nghiệp Đại học và Thạc sĩ

Bạn thấy đấy, việc học đại học và thành công vốn dĩ chẳng liên quan gì đến nhau cả. Nhưng để thành công thì bạn phải học, không học ở giảng đường đại học thì tự học trên đường lập nghiệp.

Một vài người bỏ học đại học mà vẫn thành công [như Bill Gates] bởi vì họ là thiên tài. Nhưng đại đa số chúng ta đều không phải là thiên tài. Vì vậy, chúng ta cần phải có kiến thức, có một cái nghề để ổn định cuộc sống sau này.

Khác biệt giữa việc học và không học đại học

Một người bạn đại học của mình đi làm từ rất sớm. Từ kỳ 2 năm nhất đã đi làm phục vụ ở một nhà hàng sang trọng với mức lương khủng. Nhưng vừa học vừa làm không nổi nên bắt đầu giữa năm 2 là bạn ấy nghỉ học để đi làm luôn. Nghe nói là mức lương lúc đó cũng đã 7 triệu/ tháng chưa kể tiền tips. Vào khoảng năm 2012 - 2013 thì đây không phải là một con số nhỏ

Ra trường 5 năm rồi mới có cơ hội gặp lại. Vì không có khả năng thăng tiến lên quản lý, hơn nữa nhà hàng chỉ giữ những người trẻ nên bạn ấy phải chuyển sang công việc khác. Cũng chẳng có doanh nghiệp nào tuyển người không có bằng cấp, không có kiến thức chuyên môn cả nên cứ mãi làm công việc tay chân, chỉ ước được đi học lại để kiếm cái nghề...

Thế mới thấm có tấm bằng đại học quan trọng như thế nào!

Đừng vì công việc trước mắt mà giới hạn tương lai của mình. Hãy nhìn xa hơn, nghĩ cho cả cuộc đời mình thay vì chỉ vài năm tuổi trẻ ngắn ngủi. Bởi thứ tuổi trẻ cần là học hỏi, là kinh nghiệm chứ không phải là để kiếm tiền. Thậm chí tốt nghiệp rồi một hai năm đầu cứ đi làm nhảy việc và học hỏi kinh nghiệm đi, kể cả làm trái ngành. Hãy nhớ rằng những năm đầu này quan trọng nhất là bạn sẽ học được cái gì, đừng nhất nhất phải tìm một công việc ổn định ngay từ đầu. Khi đã có nền tảng kiến thức vững chắc, cộng thêm kinh nghiệm dồi dào thì mức lương của bạn sẽ cao hơn bây giờ rất nhiều lần.

Lời khuyên cho các bạn muốn đi làm sớm

Vẫn là câu nói: "Học đại học không phải là con đường duy nhất để thành công" Nhưng chắc chắn đó là con đường ngắn nhất. Đại học không chỉ dạy cho bạn kiến thức chuyên ngành, mà đây còn là nơi đào tạo cho bạn khả năng tư duy, làm việc nhóm, làm việc có hệ thống, khả năng tự nghiên cứu... Bạn thấy đấy, những người không học hoặc bỏ học mà vẫn thành công là bởi vì họ có kỹ năng tư duy tốt, bản lĩnh, nắm bắt cơ hội khởi nghiệp. Đại đa số chúng ta đều không phải là "họ", vì vậy đừng nghĩ rằng cứ bỏ học là sẽ thành công được như "họ".

Dưới đây là một vài chia sẻ dành cho các bạn muốn đi làm sớm

Với các bạn có đủ điều kiện học đại học

Trường hợp này bao gồm những bạn đã thi đậu và gia đình có đủ điều kiện tài chính để bạn hoàn thành chương trình đại học. Việc bạn muốn đi làm sớm là rất tốt, giúp bạn tích lũy được nhiều thứ và trưởng thành hơn so với các bạn đồng trang lứa. Khi có ý định đi làm, các bạn hãy nhớ những lưu ý sau:

  • Luôn đặt việc học lên hàng đầu
  • Xác định mục tiêu rõ ràng: đi làm chỉ là để tích lũy kinh nghiệm, vốn sống và có thêm thu nhập để trang trải
  • Nên chọn các công việc Part-time, thời gian đủ linh động để không làm ảnh hưởng đến việc học. Nếu làm công việc liên quan đến ngành học thì càng tốt.

Đặc biệt: Chỉ bỏ ngang việc học khi cảm thấy ngành học thực sự KHÔNG phù hợp với bản thân.

Vì nếu bỏ ngang giữa chừng, sau này muốn học lại bạn sẽ mất ít nhất 4 năm. Còn nếu bạn đã có 1 bằng đại học, việc chuyển đổi ngành nghề cũng đơn giản hơn vì học văn bằng 2 bạn chỉ mất thêm 1,5 - 2 năm mà thôi

Với các bạn không/ chưa đủ điều kiện học

Trường hợp này là những bạn không thi đậu đại học hoặc gia đình không đủ điều kiện tài chính để bạn theo học. 

  • Nên học lên Cao đẳng, Trung cấp hoặc đào tạo Nghề. Quan trọng là có một cái nghề để phục vụ cho tương lai
  • Do không có bằng cấp nên chủ yếu sẽ làm công việc tay chân là nhiều. Cần xác định tương lai 5 - 10 năm tới sẽ làm gì? Chuyển đổi nghề nghiệp như thế nào?
  • Nên học thêm một bằng đại học: khi đã 30 tuổi, phải chăm lo cho gia đình, sức khỏe giảm sút, không thể cứ mãi làm công việc chân tay được

Việc học đại học thời nay không còn khó khăn như ngày xưa nữa. Chương trình học trực tuyến cho phép người học tự chủ động thời gian, địa điểm học tập, không phải đến trường theo lịch học cố định như cách học tập trung truyền thống; không ảnh hưởng đến công việc hiện tại của bạn. 

Các bạn cần hỗ trợ về chương trình đại học trực tuyến vui lòng đặt câu hỏi tại đây. Chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp thắc mắc của bạn.

Bạn có khả năng kiếm được nhiều tiền hơn nếu bạn học đại học và lấy bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Nhưng đối với những người giàu nhất trong những người giàu, các quy tắc thông thường này dường như không được áp dụng. Cho dù thông qua tham vọng và kỹ năng bẩm sinh hay may mắn, một số tỷ phú không học đại học như Bill Gates, Mark Zuckerberg và Richard Branson đã thành công khi mà không có được giáo dục truyền thống. Trên thực tế, công ty nghiên cứu phát hiện vào năm 2016 rằng gần một phần ba tỷ phú trên thế giới không có bằng đại học. Dưới đây là những người không học đại học mà vẫn thành công.

Những Người Không Học Đại Học Vẫn Thành Công:

Ellen DeGeneres

Giá trị tài sản: 400 triệu đô la

DeGeneres là một trong những diễn viên hài và người dẫn chương trình thành công nhất trong lịch sử Hollywood, nhưng cô phải trải qua rất nhiều khó khăn mới có được thành công như bây giờ. Cô đăng ký vào Đại học New Orleans, nhưng đã bỏ học chỉ sau một học kỳ. Cô đã làm những công việc lặt vặt từ thợ sơn nhà cho đến nhân viên bán hàng part time,… Vào những năm 80, cô ấy đã tham gia các câu lạc bộ hài kịch và cuối cùng đã được chú ý trên toàn quốc trong chương trình Tonight Show của Johnny Carson.

Đến thập niên 90, cô đã có bộ phim sitcom của riêng mình, và dĩ nhiên, giờ đây cô là nữ hoàng của truyền hình ban ngày với chương trình trò chuyện Ellen.

Ted Turner

Giá trị tài sản: 2,2 tỷ đô la

Turner đã không thực sự bỏ học đại học. Ông đã bị buộc rời khỏi trường trước khi tốt nghiệp vì vi phạm nội quy vì có một người phụ nữ trong phòng ký túc xá. May mắn thay, năm 1960 ông đã có thể làm việc cho công ty quảng cáo của cha mình, sau đó anh ta đã chuyển thành Công ty Phát thanh Turner, ra mắt mạng tin tức cáp 24 giờ đầu tiên, CNN.

Có thể bạn quan tâm: Tại sao không nên học đại học?

Larry Ellison

Giá trị tài sản: 61,1 tỷ USD

Ellison đã có một cuộc sống đầy màu sắc, từ khi được sinh ra là con trai của một bà mẹ đơn thân ở vùng Bronx rồi đến khi trở thành tỷ phú mua hòn đảo thuộc quần đảo Hawaii. Ông cũng từng bỏ học đại học hai lần. Lần đầu tiên, anh rời Đại học Illinois tại Urbana-Champaign vào năm thứ hai khi dì ông qua đời. Ông đã cố gắng trở lại trường học tại Đại học Chicago nhưng chỉ kéo dài một học kỳ. Sau khi phát triển kỹ năng máy tính và lập trình trong một số công việc, ông đã có thể thành lập công ty phần mềm của riêng mình, Oracle và tiếp tục trở thành một huyền thoại công nghệ.

Steve Jobs

Giá trị tài sản: 10,2 tỷ đô là [tại thời điểm mất]

Cha đẻ của Apple là một kẻ nổi loạn theo nhiều cách, và ngay cả trong vấn đề giáo dục. Steve jobs đã thể hiện sự quan tâm sớm đến điện toán và đã đến Đại học Reed ở Portland, Oregon, nhưng đã bỏ học chỉ sau một học kỳ. Cuối cùng Steve jobs theo đuổi chủ nghĩa tâm linh phương Đông ở Ấn Độ trước khi trở về Hoa Kỳ và thuyết phục người bạn Steve Wozniak bắt đầu khởi nghiệp với mình.

Michael Dell

Giá trị tài sản: 23,5 tỷ USD

 

Giống như nhiều nhà máy công nghệ khác trong thập niên 1980 và 90, Dell đã sớm quan tâm đến máy tính. Nhưng cha mẹ Dell muốn ông trở thành một bác sĩ, vì vậy Dell đã đăng ký vào Đại học Texas ở Austin với tư cách là một sinh viên. Dell rời đi chỉ sau một năm vì công việc phụ của ông đã tân trang và bán máy tính trở nên rất thành công. Ngày nay, ông là CEO của công ty Dell Technologies.

David Geffen

Giá trị tài sản: 8.2 tỷ đô la

Geffen đã có một sự thăng tiến tự cổ điển trong sự nghiệp của mình. Người đàn ông giàu nhất Hollywood, người sáng lập hay đồng sáng lập DreamWorks và Geffen Records, bắt đầu trong phòng thư của cơ quan tài năng lớn William Morris. Ông đăng ký vào trường Santa Monica City College, Brooklyn College và Đại học Texas, nhưng cuối cùng đã bỏ học. Ông thậm chí còn nói dối về việc tốt nghiệp từ UCLA khi nộp đơn vào William Morris, sau đó giả mạo một lá thư nói rằng ông đã tốt nghiệp đại học.

Paul Allen

Giá trị ròng: 20,7 tỷ USD

Cánh tay phải của Bill Gates là những người bạn trở lại trường trung học, thậm chí còn tạo ra công cụ theo dõi dữ liệu của riêng họ. Sau khi Gates đến Harvard và Allen vào Đại học bang Washington, cả hai đã bỏ học và tái hợp chỉ hai năm sau đó và đồng thời sáng lập nên Microsoft.

Ngoài ra còn rất nhiều những nhà tỷ phú, những người không học đại học mà vẫn thành công nhưng tất cả họ đều có niềm đam mê cháy bỏng và tình yêu với công việc. Thế mới nói học đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Có rất nhiều con đường khác dẫn đến thành công nhưng trước hết bạn phải tìm ra được niềm đam mê của chính mình trong công việc. Vậy thì có những con đường nào dành cho những người không theo học đại học bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây:

  •  Nên Chọn Hướng Đi Nào Nếu Không Học Đại Học

Video liên quan

Chủ Đề