Nhóm đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật là gì năm 2024

DHT là là tên gọi tắt của đất phát triển cơ sở hạ tầng hay còn được gọi là đất cơ sở hạ tầng. Đất DHT là dùng để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nước nhà, tuy nhiên bạn vẫn có thể mua bán, chuyển nhượng được nhưng cần đảm bảo thực hiện đúng theo quy định.

  1. 27/10/2022
  2. 801

DHT là đất gì? Có nên đầu tư đất DHT không? Bài viết dưới đây Muadat.vn sẽ giúp bạn cập nhật thông tin quan trọng cần biết về đất DHT và điều kiện mua bán đất DHT năm 2022. Cùng tham khảo nhé!

DHT là gì?

DHT thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và được sử dụng ổn định lâu dài theo quy định tại Điều 125 Luật đất đai năm 2013. Đất DHT [Đất phát triển hạ tầng]: Là đất dùng để xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông, cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục - đào tạo, cơ sở thể dục - thể thao, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở dịch vụ về xã hội và chợ.

Đất DHT được quy định rõ tại điều 125, Luật đất đai 2013

Phân loại đất DHT

Có 3 cách phân loại cơ sở hạ tầng, cụ thể như sau:

Phân loại

Đặc điểm

Phân loại theo lĩnh vực kinh tế - xã hội

  • Cơ sở hạ tầng kinh tế: những cơ sở vật chất kỹ thuật dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc sản xuất phục vụ cho lưu thông, gồm hệ thống giao thông vận tải, cầu đường, thủy lợi, truyền tải điện…
  • Cơ sở hạ tầng xã hội: những cơ sở vật chất kỹ thuật dùng để phục vụ cho các hoạt động văn hóa, xã hội, đời sống và giáo dục.
  • Cơ sở hạ tầng môi trường: những cơ sở vật chất kỹ thuật dùng để phục vụ cho công tác bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, các công trình phòng chống và bảo vệ rừng, biển…
  • Cơ sở hạ tầng quốc phòng: những cơ sở vật chất kỹ thuật dùng để phục vụ cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng, như cơ sở sản xuất, sữa chữa và bảo dưỡng vũ khí,...

Phân loại theo vùng lãnh thổ, dân cư

  • Cơ sở hạ tầng đô thị.
  • Cơ sở hạ tầng nông thôn.
  • Cơ sở hạ tầng kinh tế biển.
  • Cơ sở hạ tầng vùng đồng bằng và trung du miền núi.

Phân loại theo cấp quản lý

  • Cơ sở hạ tầng do trung ương quản lý: bao gồm những cơ sở vật chất kỹ thuật có quy mô lớn: sân bay, đường quốc lộ, đường sắt, cơ sở quốc phòng,...
  • ​​​​​​​Cơ sở hạ tầng do địa phương quản lý: những cơ sở vật chất kỹ thuật do các tỉnh, thành phố, phường, huyện, xã chịu trách nhiệm quản lý.

Vai trò của đất DHT trong cuộc sống

Cơ sở hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực cho đa ngành, đa lĩnh vực. Đồng thời, là bệ phóng mang tính bền vững cho tương lai, thể hiện sự đầu tư nghiêm túc, chỉn chu và đồng bộ. Theo thống kê, Chính phủ trong nhiều năm qua đã dành mức đầu tư khá cao cho phát triển cơ sở hạ tầng, chiếm khoảng 9 - 10% GDP hàng năm cho năng lượng, giao thông, viễn thông, vệ sinh, nước,... Các công trình giao thông trọng điểm, cảng hàng không, cảng biển, đường sắt, các phương thức vận tải… liên tục được nâng cấp và triển khai đồng bộ. Với các chủ trương phát triển cơ sở hạ tầng có thể thấy đất DHT giữ vai trò quan trọng trong phát triển đời sống kinh tế, xã hội. Việc tận dụng quỹ đất, có phương án quy hoạch, kế hoạch đất đai sử dụng cho mục đích phát triển hạ tầng trở thành công cụ quan trọng, mang ý nghĩa then chốt.

Đất DHT giữ vai trò quan trọng trong phát triển đời sống KT - XH

Tóm lại, đất phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với quy hoạch sẽ đáp ứng được nhu cầu của xã hội, phục vụ cho các ngành kinh tế, cải thiện diện mạo đô thị, chất lượng đời sống, nâng tầm giá trị của quốc gia, khu vực.

Có nên đầu tư đất DHT không?

Trên thực tế, đất cơ sở hạ tầng phụ thuộc khá nhiều vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương, chính sách phát triển ở từng giai đoạn nên không có tính cố định. Sự “biến động” của loại đất này chính là vấn đề gây băn khoăn nhiều nhất cho người mua. Tuy nhiên, DHT vẫn được các chuyên gia đánh giá là miếng mồi ngon, kênh đầu tư hấp dẫn. Trước khi quyết định đầu tư bạn cần biết rõ mục đích mua của mình để làm gì, tiềm năng tài chính có phù hợp hay không? Từ đó mới có thể đưa ra những quyết định thật chính xác.

Lưu ý cần nhớ trước khi đầu tư vào đất phát triển cơ sở hạ tầng

Đầu tư vào bất động sản nói chung và đất phát triển cơ sở hạ tầng có rất nhiều rủi ro. Và để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra thì hãy lưu ý một số điều dưới đây:

  • Xác minh dự án quy hoạch dựa vào thông tin có trên sổ đỏ [giấy chứng nhận quyền sử dụng đất] hoặc sổ hồng [giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất].
  • Để đảm bảo an toàn hãy xin cấp giấy xác nhận quy hoạch của phần đất mình có ý muốn đầu tư vào.
  • Kiểm tra thông tin về mặt pháp lý một cách chính xác trước khi quyết định chọn mua lô đất cơ sở hạ tầng nào.
  • Đề phòng việc dự án quy hoạch được đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nên đầu tư vào các khu vực có thể sinh lời sớm trong vòng khoảng 3 – 5 năm.
  • Đọc rõ các điều khoản hợp đồng mua bán để tránh gặp phải những rắc rối không đáng có sau này.
  • Chia nhỏ vốn đầu tư ở nhiều khu vực khác nhau, không nên dồn toàn bộ tài chính vào một lô đất diện tích lớn ở cùng một khu vực.

Đất DHT có khả năng sinh lời trong khoảng từ 3 - 5 năm, đây là con số lý tưởng tối thiểu hoặc tốt hơn có thể là 5 - 10 năm. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về đất DHT và đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Chủ Đề