Nguyên nhân xe khó nổ

Khi sử dụng xe máy chắc hẳn có nhiều người gặp hiện tượng xe máy khó nổ. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này hay được gọi là xe máy bị mất lửa. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để tham khảo thêm cách khắc phục tại nhà.

6 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng mất lửa xe máy khó nổ

Thực tế thì sẽ không thể có một công thức chính xác hoàn toàn để khẳng định hiện tượng nào có từ nguyên nhân gì. Vì mỗi hiện tượng có thể là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau. Các thông tin chỉ mang tính kinh nghiệm tham khảo.

Thứ nhất: Do sử dụng loại xăng không phù hợp hoặc đã bị nhiễm bẩn

 Khi bộ lọc khí của xe bị bẩn, bộ chế hòa khí trục trặc. Hoặc cũng có thể là bướm ga đã bị mắc kẹt đều làm cho khí không đủ để đốt cháy nhiên liệu [xăng]. Ngoài ra có thể bạn đang sử dụng không đúng loại xăng hoặc đã mua phải loại xăng kém chất lượng. Điều này khiến cho chúng không thể cháy dẫn đến tình trạng xe máy khó nổ.

 Gặp nguyên nhân này bạn cần làm sạch bộ lọc khí, điều chỉnh lại bộ chế hòa khí. Mục đích để cho không khí hòa vào xăng với lượng phù hợp. Và không quên kiểm tra lại loại xăng cho thích hợp với xe của bạn đang dùng.

 Thứ hai: Do bugi bị bẩn hay dính nước

 Nguyên nhân chủ quan là do chấu của bugi đã mòn khiến nó khó khăn để phóng ra được tia lửa điện. Nguyên nhân khách quan bạn cần quan tâm đầu tiên xem có phải trời mưa hay rửa xe. Điều này là bugi bị dính ướt. Hoặc quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh muội than bám trên bugi làm khó đánh lửa.

 Hãy kiểm tra Bugi và làm sạch, lau khô. Nếu vẫn không được thì bạn cần nghĩ đến mua một chiếc bugi mới.

 Thứ ba: Sai góc đánh lửa là một nguyên nhân hay gặp

 Việc đặt sai góc đánh lửa của bộ chia điện hay bộ điều khiển góc đánh lửa hoạt động chưa chính xác cũng dẫn đến tình trạng mất lửa.

 Bạn đừng quá lo lắng, các nguyên nhân của xe máy khó nổ này đều không phải là nghiêm trọng. Điều này cần hiểu biết một chút về kĩ thuật. Bạn hãy mang xe đến tiệm sửa xe gần nhất để kiểm tra nhé.

 Thứ tư: Nguyên nhân từ bộ chia điện

 Sau một thời gian sử dụng các bộ chia có thể bị mài mòn do ma sát hoặc giãn nở nhiệt mà cong vênh. Điều này khiến cho bugi khó khăn trong việc đánh lửa.

 Nguyên nhân này thường xuất hiện sau khi dùng xe được một thời gian. Vì vậy bạn nên đi bảo dưỡng xe, kiểm tra bộ chia điện định kì để sớm phát hiện khắc phục.

 Thứ năm: Do bộ bô-bin bị hư hỏng

 Bộ bô-bin có nhiệm vụ quan trọng tạo ra dòng điện cao áp từ nguồn điện áp thấp. Ở đó, dòng điện cao áp được tạo ra thông qua cuộn dây sơ cấp và thứ cấp. Mỗi vòng dây đều phải có cách điện với nhau. Trong quá trình hoạt động vì nguyên nhân nào đó mà lớp cách điện không còn. Hiện tượng ngắn mạch xuất hiện trên các vòng dây. Điều này dẫn đến dòng điện cảm ứng không tạo ra được dòng điện cao áp. Đây sẽ là nguyên nhân mất lửa làm cho xe máy khó nổ.

 Khắc phục tình trạng này bạn chỉ còn cách mang xe tới tiệm để kiểm tra sửa chữa, thay bộ bô-bin mới.

 Thứ sáu: Cảm biến động cơ hoạt động không chính xác

 Khi cảm biến của động cơ hoặc cảm biến của bướm ga hoạt động bị sai lệch. Chúng sẽ khiến hệ thống đánh lửa không chính xác, không đúng thời điểm.
 Bạn có thể kiểm tra nhanh bằng cách xem giắc cắm và dây nối các cảm biến có bị hư hỏng hay không.

Phòng tránh xảy ra hiện tượng mất lửa xe máy khó nổ

 Không phải tự nhiên mà các nhà sản xuất luôn muốn khách hàng thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng xe. Bạn hãy chăm chỉ vệ sinh xe, thường xuyên bảo dưỡng kiểm tra các bộ phận như Bugi, lọc gió, đường dẫn xăng… Những công tác đó sẽ giúp duy trì chất lượng ổn định cho xe, giúp xe hoạt động trơn tru hơn.

 Xe máy 50cc Việt Thanh hy vọng những chia sẻ nhỏ trên đây sẽ phần nào giúp bạn có thêm tham khảo để hiểu hơn về hiện tượng xe máy khó nổ khi sử dụng xe bất cứ chiếc xe máy nào. Để từ đó bạn có phương án khắc phục, xử lí nhanh hiệu quả.

Bàn luận

1. Xe ô tô nóng máy đề khó nổ do đâu?

Xe ô tô nóng máy đề khó nổ là tình trạng thường gặp của ô tô. Trước khi tìm hiểu cách khắc phục chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao xe ô tô nóng máy khó nổ dưới đây:

1.1.Điều chỉnh hệ thống bơm nhiên liệu không đúng

- Xe có động cơ xăng

Như các bạn đã biết, thời điểm đánh lửa, tỉ lệ hỗn hợp khí trong xi lanh đóng vai trò quyết định đến hiệu năng của động cơ. Hệ thống nhiên liệu của động cơ xăng trong xe ô tô có chức năng điều chỉnh tỷ lệ xăng - không khí để có được khí hỗn hợp tối ưu cho động cơ. 


Khởi động xe khó khăn

Theo như nhà sản xuất, thông thường để đốt 1 gam xăng cần 15 gam không khí [tỷ lệ 1/15]. Nếu hỗn hợp có tỷ lệ là 1/13, lúc đó tỷ lệ này gọi là đậm xăng còn với tỷ lệ 1/17 là tỉ lệ nghèo xăng. Theo đó, để động cơ hoạt động tối ưu thì tỷ lệ hỗn hợp khí và thời điểm đánh lửa phải được điều chỉnh đúng yêu cầu của nhà sản xuất.

- Ô tô dùng hệ thống phun xăng điện tử:
Nguyên nhân xe khó khởi động có thể do tắc vòi phun. Dòng xe này luôn được điều chỉnh tỷ lệ xăng/không khí tối ưu để xe có thể vận hành trơn tru. Hiện tượng tắc vòi phun, hỏng bộ điều áp, hỏng bộ cảm biến dẫn đến thiết bị phun xăng không đều và tỷ lệ hỗn hợp nhiên liệu không còn chính xác gây ra hiện tượng xe nóng máy.

Động cơ xe ô tô bị quá tải nhiệt

- Đối với xe ô tô sử dụng bộ chế hòa khí, nguyên nhân có thể đến từ việc điều chỉnh không đúng yêu cầu kĩ thuật các chế độ hoạt động của xe làm cho hỗn hợp quá đậm hoặc quá nhạt làm tổn hao công suất động cơ, gây ra hiện tượng nóng máy.

- Đối với xe hơi động cơ Diesel: Việc điều chỉnh bơm cao áp không đúng cũng gây ra trường hợp xe nóng máy, thậm chí tạo khói đen.

1.2.Nguyên nhân đến từ cách sử dụng xe

- Dầu máy không đảm bảo

Trường hợp rất hay gặp đó là hệ thống bôi trơn không đúng loại theo yêu cầu của nhà sản xuất. Nếu người dùng không rót đủ hoặc sử dụng dầu bôi trơn đã lão hóa cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của hệ thống bôi trơn. Lúc này, ma sát giữa các chi tiết động cơ sẽ tăng lên làm động cơ xe bị nóng. 


Hệ thống bôi trơn cần sử dụng đúng loại dầu 

-Xe chở quá tải

Bạn nên chú ý rằng, xe chở quá tải không những làm ảnh hưởng đến hệ thống làm mát ngoài ra còn ảnh hưởng đến nhiều cụm chi tiết khác. Với những xe chở quá tải khi leo dốc càng làm cho nước trong hệ thống làm mát nóng hơn kéo theo nóng máy xe. 

Nếu như xe của bạn gặp phải trường hợp này hãy dừng xe nhưng không được tắt máy mà phải chạy garanti chừng 10 phút sau đó mới tắt.

-Hệ thống làm mát gặp vấn đề

Nếu như xe bạn có thiện tượng xe ô tô đề khó nổ rất có khả năng hệ thống làm mát đã bị hỏng. Hệ thống làm mát giữ vai trò truyền nhiệt nhanh từ khí cháy sang môi chất làm mát để đảm bảo các chi tiết máy có nhiệt  độ làm việc tối ưu. Nhờ vậy, động cơ tránh bị bó kẹt, cháy, hỏng hoặc giảm tính năng cơ học – vật lý.

Hệ thống này khi gặp trục trặc sẽ làm nhiệt độ động cơ không thoát được ra ngoài. Nếu không khắc phục sớm sẽ kéo theo các chi tiết quan trọng của động cơ bị hỏng và gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. 
>> Xem thêm: Có nên mua Elantra 2016 ở thời điểm hiện tại?

Hệ thống làm mát xe ô tô bị hỏng

2.Xe ô tô đề khó nổ vì các nguyên nhân khác

- Ắc quy hỏng hoặc yếu, cực của ắc quy kết nối kém

Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra xe ô tô đề khó nổ. Đa phần sự cố này xảy ra khi điện tích bị sụt giảm khi người sở hữu đã tắt động cơ xe nhưng thiết bị trên xe vẫn tiếp tục sử dụng điện gây ra trường hợp ắc quy bị hao tốn. 

Nếu ắc quy của xe bị yếu vì điện tích sụt giảm, chủ xe có thể nạp điện để tránh trường điện tích bị cạn kiệt dẫn đến động cơ không thể khởi động.

Một trường hợp nữa gây ra tình trạng xe ô tô đề khó nổ đó là các cực của ắc quy đã bị ăn mòn theo thời gian, khả năng dẫn điện kém. Cách khắc phục hiện tường này triệt để là thay mới ắc quy. Bạn hãy lựa chọn các ga ra ô tô uy tín để thay mới bộ phận này.

Ắc quy cũng là một trong những nguyên nhân làm ô tô khó nổ

- Hệ thống đề của xe bị lỗi

Một trong những nguyên nhân đề xe ô tô khó nổ nằm ở hệ thống đề xe bị lỗi. Người dùng có thể dễ dàng nhận biết hiện tượng này nhờ tiếng lách tách từ phía bên trong xe. Đây là âm thanh phát ra từ ống nam châm điện làm nhiệm vụ đóng và ngắt của hệ thống. 

- Không có tia lửa điện

Nếu xe ô tô đề khó nổ thì có thể hệ thống tia lửa điện của bạn gặp vấn đề. Nếu xe không có tia lửa điện hoặc tia lửa điện yếu, máy sẽ không thể nổ hoặc không nổ được dễ dàng. Bugi hoặc bộ phận đánh lửa gặp trục trặc.

Nếu xe gặp trường hợp này bạn có thể mang đến tiệm bảo dưỡng để kịp thời kiểm tra, thay thế bộ phận bugi để hệ thống để khắc phục tình trạng xe ô tô đề khó nổ.

- Hệ thống chống trộm bị lỗi

Hiện tượng xe ô tô đề khó nổ xảy ra có thể do hệ thống chống trộm bị lỗi. Đây là hệ thống hiện đại, tuy nhiên vẫn gây ra không ít rắc rối cho bạn. Khi xảy ra lỗi, hệ thống sẽ thực hiện thao tác mã hóa và ngăn chủ xe khởi động động cơ.  

Hệ thống chống trộm của xe ô tô gặp vấn đề

Chính vì thế, những chủ xe cần bảo dưỡng, thay pin theo định kỳ để hệ thống chống trộm này hoạt động đúng theo chức năng của nó.

- Cần số chưa đúng vị trí

Cần số không đúng vị trí cũng là một trong những lý do mà ô tô không thể khởi động. Động cơ sẽ không nổ nếu cần số không chuyển về vị trí P [xe số tự động] hoặc người điều khiển xe số sàn không đạp côn và đang cài số. Gặp trường hợp này bạn chỉ cần đưa cần về đúng vị trí và đề nổ bình thường.
Như vậy, việc quan tâm đến chiếc xe hơi của bạn là việc  vô cùng cần thiết, chủ xe cần kiểm tra, bảo dưỡng xe thường xuyên để chiếc xe của bạn không gặp tình trạng xe ô tô khó nổ. Bởi việc đề khó nổ là dấu hiệu của việc hỏng một số bộ phận trong chiếc xe của bạn. Vì thế việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp cho xe của bạn được bảo dưỡng và sớm sửa chữa những vấn đề để xe của bạn luôn trạng thái tốt nhất.

Ngoài ra, bạn cũng nên giữ chiếc xe của bạn được sạch sẽ để góp phần giảm thiểu việc hệ thống bị ăn mòn, rỉ sét.

Kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên để xe khởi động dễ dàng

Xe ô tô đề khó nổ là hiện tượng thường gặp. Hy vọng các nguyên nhân và một số cách khắc phục trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin vận hành xe ổn định và an toàn. Theo dõi website của KATA để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé! 

Chủ Đề