Nguyên nhân hình thành độc quyền nhà nước là gì?

Nguyên nhân hình thành độc quyền nhà nước là gì?
Thuật ngữ “độc quyền” - "monopoly" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại: Monos (duy nhất) và Polein (bán)

Nội dung bài viết

  • Độc quyền là gì?
  • Các mức độ của độc quyền
  • Đặc điểm của thị trường độc quyền
  • Nguyên nhân xuất hiện độc quyền
  • Ưu - nhược điểm của thị trường độc quyền
  • Ví dụ về thị trường độc quyền trên thế giới

Về nguồn gốc, thuật ngữ “độc quyền” - "monopoly" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại. Monos (nghĩa là duy nhất) và Polein (nghĩa là bán). Có thể hiểu theo một cách đơn giản, "độc quyền" đề cập đến bất kỳ cá nhân hoặc doanh nghiệp nào là người bán duy nhất trên thị trường.

Thị trường độc quyền (Monopoly) là một cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi một người bán duy nhất, bán một sản phẩm duy nhất trên thị trường và có nhiều người mua. Trong thị trường này, người bán không phải đối mặt với sự cạnh tranh, bởi họ chính là người bán duy nhất, bán sản phẩm duy nhất không có sản phẩm thay thế và không có đối thủ cạnh tranh. Có thể nói, một thị trường độc quyền là thị trường không cạnh tranh. Đây được xem là một trong những dạng sản xuất thất bại của thị trường, trường hợp cực đoan của thị trường hàng hóa do thiếu tính cạnh tranh.

Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia hiện nay, độc quyền vẫn còn tồn tại ở một số ngành nhất định và một mức độ nhất định. Bởi nó là yếu tố đảm bảo cho cạnh tranh phát triển và duy trì được hiệu quả kinh tế của toàn xã hội.

Độc quyền được phân loại theo các yếu tố: đặc điểm, mức độ độc quyền, nguyên nhân dẫn đến độc quyền và cấu trúc của độc quyền... Hãy cùng tìm hiểu về những khái niệm này dưới đây.

=> Xem thêm: Vì sao lạm phát gia tăng khiến hàng loạt thị trường trên thế giới lao dốc?

Các mức độ của độc quyền

- Độc quyền hoàn toàn

Khác với thị trường cạnh tranh hoàn toàn có nhiều người bán, thị trường độc quyền hoàn toàn chỉ có duy nhất một người bán. Họ sản xuất ra một loại sản phẩm hoặc cung cấp một loại dịch vụ riêng biệt, không có sản phẩm khác thay thế tốt cho sản phẩm này. Sự khác nhau cơ bản giữa cạnh tranh hoàn toàn và độc quyền bán hoàn toàn nằm ở phía đường cầu. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn là người chấp nhận giá và có thể bán hết sản lượng của mình ở mức giá chấp nhận đó.

Mức giá này được xác định bởi cung cầu của thị trường và đường cầu doanh nghiệp nằm ngang. Vì thế, đường cầu doanh nghiệp cũng chính là đường doanh thu biên và doanh thu trung bình. Đối với doanh nghiệp độc quyền bán hoàn toàn, do là người bán duy nhất trên thị trường nên đường cầu doanh nghiệp cũng chính là đường cầu thị trường, là đường cầu dốc xuống về phía phải.

 - Độc quyền nhóm

Thị trường độc quyền nhóm là cấu trúc thị trường trong đó một số doanh nghiệp chi phối cả thị trường về hàng hóa và dịch vụ. Vì tổng lượng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường đều do một vài nhà độc quyền cung cấp quyết định cho nên khi một doanh nghiệp điều chỉnh lượng cung cũng sẽ ảnh hưởng đến tổng cung thị trường. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau và mỗi doanh nghiệp đều phải cân nhắc các phản ứng có thể xảy ra của các đối thủ về quyết định sản lượng và giá bán.

=> Xem thêm: Hàng hóa thế giới đang đối mặt với một 'siêu chu kỳ' tăng giá

Đặc điểm của thị trường độc quyền

- Một thị trường độc quyền được điều tiết chi phối bởi một nhà cung cấp duy nhất. 

Đây là rào cản cung cấp ra thị trường đối với các nhà cung cấp khác. Giấy phép được cấp từ chính phủ, bằng sáng chế bản quyền hay quyền sở hữu tài nguyên, chi phí đầu tư đều rất lớn… chính là một số rào cản gia nhập thị trường độc quyền. Khi một nhà cung cấp kiểm soát việc cung cấp và sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định, các công ty khác khó có thể tham gia vào thị trường độc quyền. 

- Tối đa hóa lợi nhuận

Trong thị trường độc quyền, công ty độc quyền tối đa hóa mọi lợi nhuận. Họ có thể đặt giá cao hơn mức giá bình thường mà họ có thể có trong một thị trường cạnh tranh để kiếm được lợi nhuận cao hơn. Do không có cạnh tranh nên mức giá do công ty độc quyền ấn định sẽ là giá thị trường.

- Sản phẩm không độc đáo 

Hàng hóa hoặc dịch vụ do doanh nghiệp nào đó cung cấp là duy nhất. Không có sản phẩm thay thế có sẵn trên thị trường.

Nguyên nhân hình thành độc quyền nhà nước là gì?
Khác với thị trường cạnh tranh có nhiều người bán, thị trường độc quyền hoàn toàn chỉ có duy nhất một người bán

=> Xem thêm: Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021

Nguyên nhân xuất hiện độc quyền

Độc quyền có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là:

- Kết quả của một quá trình cạnh tranh

Quá trình cạnh tranh khiến các doanh nghiệp nào hoạt động kém hiệu quả, có những quyết định kinh doanh đi sai đường sẽ bị những doanh nghiệp kinh doanh khác làm ăn hiệu quả hơn chiếm lĩnh phần lớn thị phần và rốt cuộc sẽ bị đào thải ra khỏi cuộc chơi kinh doanh.

Trong trường hợp xấu nhất, nếu tất cả các doanh nghiệp trong một mảng kinh doanh đều bị một doanh nghiệp duy nhất đánh bại thì cuối cùng, cạnh tranh tự do sẽ để lại một doanh nghiệp mạnh nhất trên thương trường và doanh nghiệp đó tất yếu sẽ có được vị thế độc quyền.

- Do được nhượng quyền khai thác thị trường từ chính phủ

Nhiều nhãn hàng trở thành độc quyền là nhờ được hưởng chính sách nhượng quyền khai thác từ chính phủ ở một thị trường nào đó, ví dụ chính quyền địa phương cho phép một công ty duy nhất cung cấp điện hay nước sạch trên địa bàn của địa phương mình.

Ngoài ra, một số ngành kinh tế chủ đạo của quốc gia, chính phủ thường tạo điều kiện cho nó một cơ chế có thể tồn tại mạnh nhất dưới dạng độc quyền nhà nước. Có lẽ không một ai có thể phản đối rằng, quốc phòng hay ngành công nghiệp sản xuất vũ khí nên do chính phủ trực tiếp nẵm giữ, vì nó liên quan đến an ninh lâu dài của đất nước.

- Do chế độ bản quyền đối với sáng chế, phát minh và sở hữu trí tuệ

Chế độ bản quyền là cơ chế bảo vệ quyền lợi hiệu quả những phát minh, sáng chế để khuyến khích những nhà sáng tạo đầu tư nhiều hơn công sức, thời gian và tiền bạc của mình vào hoạt động nghiên cứu phát triển và thực hiện, góp phần nâng cao hơn nữa năng suất lao động và đời sống tinh thần cho toàn thể xã hội.

- Do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt

Việc nắm giữ được một nguồn lực hay một khả năng đặc biệt nào đó cũng sẽ giúp người sở hữu có được vị thế độc quyền trên thị trường. Chẳng hạn, vì những mỏ kim cương lớn nhất thế giới tập trung tại Nam Phi nên quốc gia này đã có một lợi thế gần như độc quyền về khai thác và bán kim cương mà các quốc gia khác không thể có.

- Do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất

Do tính chất đặc biệt của ngành có lợi tức tăng dần theo qui mô đã khiến việc có nhiều hàng cùng cung cấp một dịch vụ trở nên không hiệu quả và hãng nào đã có mặt trong thị trường từ trước thì có thể liên tục giảm giá khi mở rộng sản xuất, biến đó thành một hàng rào hữu hiệu ngăn cản sự xâm nhập thị trường của những hãng mới. Trường hợp này còn được gọi là độc quyền tự nhiên.

=> Xem thêm: Nỗ lực kiểm soát lạm phát bình quân năm 2021 ở mức khoảng 4%

Ưu - nhược điểm của thị trường độc quyền

* Ưu điểm của thị trường độc quyền

- Tạo ra sự ổn định về giá cả

Giá cả trong một thị trường cạnh tranh thường do các công ty, doanh nghiệp cạnh tranh cũng như các lực lượng cung và cầu trên thị trường ấn định. Giá cả tự định đoạt theo ý muốn của người bán và họ có thể thay đổi bất cứ khi nào họ muốn. Giá của một doanh nghiệp độc quyền vẫn ổn định hơn nhiều so với một thị trường cạnh tranh.

- Tăng lợi nhuận

Mặc dù trên thực tế, các doanh nghiệp độc quyền thường là nguồn gây hạn chế cạnh tranh và sự gia nhập của những người bán khác trên thị trường nhưng các doanh nghiệp độc quyền có thể kiếm được nhiều lợi nhuận. Và do đó, họ trở thành nguồn thu tốt cho chính phủ và mang lại lợi ích cho toàn xã hội.

Toàn bộ nhu cầu của hàng hóa đó chỉ do một người bán hưởng và kết quả là các công ty độc quyền có thể kiếm được một lượng lớn lợi nhuận đáng kể thông qua việc bán hàng của họ trên thị trường.

- Cung cấp các các tiện ích thiết yếu cho cộng đồng

Các công ty độc quyền thường do nhà nước kiểm soát và điều hành giúp sản xuất với mục đích tạo ra những hàng hóa sẵn có cần thiết và quan trọng đối với các cơ sở công cộng hoạt động trên quy mô lớn nhằm cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho người dân. Có nhiều công ty độc quyền thuộc sở hữu và kiểm soát của chính phủ, chẳng hạn như những công ty cung cấp phương tiện giao thông công cộng, tài nguyên nước và điện...

* Nhược điểm của thị trường độc quyền

- Gây nhiều bất lợi cho người tiêu dùng

Tại thị trường độc quyền, toàn bộ quyền cung cấp hàng hóa ở một mức giá nhất định nằm trong tay người bán và người tiêu dùng không có bất cứ quyền lực nào. Ngoài ra, tại thị trường này cũng không có các lực lượng cạnh tranh để kiểm soát giá cả và chất lượng hàng hóa sản phẩm. Do đó, cấu trúc thị trường như vậy có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của người tiêu dùng trên thị trường.

- Phân biệt về giá

Do các công ty độc quyền tự quyết định giá trên thị trường, không lo cạnh tranh, nên người bán thường có xu hướng tính các mức giá khác nhau từ các nhóm người tiêu dùng khác nhau, gây ra sự phân biệt về giá.

- Ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa

Do không có sự cạnh tranh trên thị trường, một doanh nghiệp độc quyền thường có thể cung cấp hàng hoá có chất lượng thấp hoặc kém hơn để tiết kiệm chi phí sản xuất và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, do đó gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng.

- Hành vi cạnh tranh thị trường không lành mạnh

Ai cũng biết rằng độc quyền thông thường sẽ là một rào cản đối với những người mới gia nhập thị trường. Trong trường hợp độc quyền, để hưởng các lợi ích từ việc trở thành người bán duy nhất trên thị trường và tiếp tục hưởng lợi nhuận lớn, các công ty độc quyền thường tham gia vào hành vi thương mại không công bằng để đảm bảo rằng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường bị lật đổ và không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ .

Độc quyền là hậu quả tất yếu của một quá trình cạnh tranh không được định hướng: từ cạnh tranh vốn lành mạnh chuyển sang không lành mạnh và dẫn tới cạnh tranh độc quyền cao hơn, xuất hiện tình trạng độc quyền kéo dài. Độc quyền làm tê liệt các trường hợp cạnh tranh lành mạnh, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đại đa số người tiêu dùng, tác động xấu đến công bằng xã hội và tạo sức ì đối với chính bản thân các doanh nghiệp độc quyền trong nước.

Nguyên nhân hình thành độc quyền nhà nước là gì?
Thị trường độc quyền có những ưu - nhược điểm riêng

Ví dụ về thị trường độc quyền trên thế giới

Dưới đây là 2 ví dụ cụ thể về thị trường cạnh tranh độc quyền nổi tiếng nhất trên thế giới:

- Công ty thuốc lá Mỹ

một ví dụ về sự độc quyền có ý nghĩa lịch sử điển hình là Công ty Thuốc lá Mỹ. Công ty này duy trì sự kiểm soát riêng đối với việc cung cấp thuốc lá trên thị trường nước Mỹ. Ban đầu cũng không có quy định nào của chính phủ can thiệp. Tuy nhiên, công ty này đã bị phá bỏ sau khi tạo ra quy định chống độc quyền dưới dạng Đạo luật chống độc quyền Sherman. Tòa án tối cao vào năm 1911 đã ra lệnh giải thể Công ty Thuốc lá Mỹ.

- Công ty thép Carnegie

Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Công ty thép Carnegie đã duy trì quyền kiểm soát riêng đối với việc cung cấp thép trên thị trường. Trong thời kỳ độc quyền, công ty thép Carnegie đã định giá thép trên toàn quốc một cách hiệu quả mà không có sự cạnh tranh trên thị trường tự do. Ban đầu cũng giống như nước Mỹ, không có quy định nào của Chính phủ. Andrew Carnegie đã thành công trong việc tạo ra thế độc quyền trong một thời gian dài trong ngành thép nội địa. Sau đó, JP Morgan nắm quyền sở hữu công ty bằng cách mua lại và hợp nhất công ty này thành US Steel.

Những nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là gì?

Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền chủ yếu do: – Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn.

Vai trò của chủ nghĩa tư bản là gì?

Một trong những vai trò chủ chốt và quan trọng nhất của chủ nghĩa tư bản thì được biết đến bằng cách tạo ra động lực cho các nhà kinh doanh phân bổ lại nguồn nguyên liệu từ các kênh không lợi vào các lĩnh vực mà người tiêu dùng đánh giá cao hơn.

Nguyên nhân hình thành độc quyền là gì?

- Độc quyền xuất hiện kết quả của quá trình cạnh tranh Quá trình cạnh tranh sẽ làm cho những doanh nghiệp nào kém hiệu quả, có những quyết định kinh doanh sai lầm sẽ bị những doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị phần và rốt cuộc sẽ bị đào thải ra khỏi cuộc chơi.

Độc quyền nhà nước có vai trò gì?

Độc quyền nhà nước có vai trò quan trọng đối vưới sự ổn định của nhà nước tư sản. vượt qua được. Những giới hạn đó sẽ làm cho chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại vĩnh viễn.