Nguyên nhân bị u trung that

Ung thư trung thất hay u trung thất ác tính do các khối u ác tính phát sinh trong vùng trung thất, có thể gặp trong mọi lứa tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh ung thư trung thất.

Nguyên nhân bị u trung that

Triệu chứng của ung thư trung thất

Triệu chứng hô hấp:

Khó thở: Xuất hiện khi khối u chèn ép khí quản, liên quan đến thay đổi tư thế, khó thở khi nằm, khò khè.

Đau ngực:

- Trung thất trước: đau sau xương ức, đau giống cơn đau thắt ngực.

- Trung thất giữa: đau kiểu “dây đeo quần”, không thường xuyên.

Trung thất sau: đau do chèn ép dây thần kinh liên sườn hoặc đau lan ra cánh tay do chèn ép vào các rễ thần kinh đám rối cánh tay C7-D1

Ho khan

Triệu chứng tiêu hóa:

Khối u trung thất gây khó nuốt, nấc liên tục do chèn ép thực quản.

Triệu chứng về thần kinh:

- Hội chứng Claude – Bernard Horner: Co đồng tử, hẹp mi mắt, sụp mi và bừng đỏ nửa mặt do chén ép thần kinh giao cảm.

- Khàn tiếng khó phát âm: do chén ép thần kinh quặt ngược trái.

- Hội chứng Pancoast – Tobias: do chén ép đám rối thần kinh cánh tay.

- Liệt vòm hoành do chén ép thần kinh hoành.

- Rối loạn hô hấp, cao huyết áp, chảy nước dãi do chén ép thần kinh phế vị.

Triệu chứng chèn ép tĩnh mạch:

- Hội chứng tĩnh mạch chủ trên: phù mi mắt, phù mặt, cổ, phù áo khoác, đầy hố trên đòn.

- Tuần hoàn bàng hệ trước ngực: Giãn mao mạch dưới da, giãn tĩnh mạch cổ, giãn tĩnh mạch thái dương, tĩnh mạch đáy lưỡi, tăng áp lực tĩnh mạch chi trên. Tím tái, nhức đầu, ngủ gà ngủ gật.

- Hội chứng tĩnh mạch chủ dưới: Gan to, cổ chướng, phù chi dưới nhưng thường ít gặp.

Nếu chén ép trên tĩnh mạch đơn đổ vào tĩnh mạch chủ trên thì có tuần hoàn bàng hệ thành ngực. Ít gặp chén ép vào tĩnh mạch và động mạch phổi.

Triệu chứng chèn ép ống ngực:

Triệu chứng này ít gặp, nếu có chén ép thì có một hội chứng gồm có tràn dưỡng chấp lồng ngực, cổ chướng dịch dưỡng chấp, phù từ chi dưới đến chi trên.

Triệu chứng thành ngực:

- Sưng vồng tại một vị trí của lồng ngực.

- Sưng vồng vùng xương ức, vùng trên hoặc dưới xương đòn. 2.7. Dấu hiệu toàn thân:

- Hạch vùng cổ, trên xương đòn, thường do di căn.

- Hội chứng Pierre – Marie (Ngón tay dùi trống móng tay mặt kính đồng hồ, dày cốt mạc đầu chi, đau các khớp bàn chân, cổ tay, bàn tay)

Điều trị ung thư trung thất

Ung thư trung thất thường phát triển lặng lẽ, ít khi phát hiện sớm, đa phần bệnh nhân phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Về điều trị nói chung ung thư trung thất cần phẫu thuật sớm. Chiến thuật chung của điều trị phải kết hợp: Phẫu thuật + hóa chất + tia xạ.

Phẫu thuật ung thư trung thất

Điều kiện chỉ định phẫu thuật: Bệnh nhân không quá già, thể trạng tốt, ung thư chưa di căn.

Mục đích phẫu thuật: Cắt bỏ khối u, giải phóng chèn ép.

Phẫu thuật là biện pháp điều trị cơ bản nhất, triệt để nhất. Tuy nhiên, cần phải điều trị hỗ trợ bằng các biện pháp nội khoa khác như: tia xạ, hóa chất, miễn dịch học và các biện pháp đông nam y kết hợp.

Tia xạ và hóa chất đều phải dựa vào bản chất tế bào học của khối u để có chỉ định thích hợp.

Theo Vietnamnet

Các khối u trung thất phát triển ở một trong ba khu của trung thất: phía trước, giữa, hoặc phía sau (lưng). Các khối u này có thể là u nguyên phát hoặc thứ phát, u lành tính hoặc u ác tính. 

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

1. U trung thất là gì

2. Triệu chứng bệnh u trung thất 

  • Khi nào cần gặp bác sĩ

3. Nguyên nhân gây ra bệnh u trung thất

4. Tác hại của bệnh u trung thất

5. Điều trị bệnh u trung thất

  • Chẩn đoán
  • Điều trị

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ từ bệnh nhân

1. Bệnh U trung thất là gì?

Khối u là sự phát triển bất thường của mô. Chúng có thể xảy ra ở hầu hết mọi vùng trên cơ thể. Chúng còn được gọi là u bướu và thường liên quan đến ung thư. Các khối u trung thất phát triển ở trung thất. Trung thất là vùng ở giữa ngực, nằm giữa xương ức và cột sống. Khu vực này chứa các bộ phận quan trọng bao gồm: tim, thực quản và khí quản.

Vị trí của khối u ở trung thất thường phụ thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân. Khối u trung thất ở trẻ em thường gặp ở khu sau của trung thất. Đây thường là các khối u lành tính, hoặc không gây ung thư. Mặt khác, u trung thất ở người lớn thường gặp ở khu trước, các khối u này thường ác tính, hoặc gây ung thư. Người lớn thường mắc phải ở độ tuổi từ 30 đến 50. Nhìn chung, khối u trung thất rất hiếm gặp.

Nhận tư vấn và điều trị bệnh u trung thất 1900 1246.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng nhận biết bệnh u trung thất 

Nếu bạn có một khối u trung thất, bạn có thể không gặp bất kỳ triệu chứng gì. Các khối u thường hiện diện trên phim XQ ngực được chụp để chẩn đoán một tình trạng sức khoẻ khác.

Nếu các triệu chứng xuất hiện và tiến triển, nó thường do khối u đang chèn ép các cơ quan xung quanh. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Ho
  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Sốt / ớn lạnh
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Ho ra máu
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Tắc nghẽn hô hấp
  • Khàn tiếng

Bạn có thể xem thêm bài viết chi tiết hơn để hiểu thêm về dấu hiệu nhận biết u trung thất: dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng nhận biết bệnh u trung thất

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi thấy bản thân có các triệu chứng của bệnh u trung thất, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phương án chữa trị kịp thời. 

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

3. Nguyên nhân gây ra bệnh u trung thất

Có nhiều loại u trung thất. Nguyên nhân gây ra những khối u này phụ thuộc vào nơi chúng được hình thành trong trung thất.

Ở khu trước của trung thất, khối u có thể là do:

  • Lymphoma – khối u ác tính bao gồm cả bệnh Hodgkin và không Hodgkin
  • Thymoma (u tuyến ức) và u nang tuyến ức
  • Bướu giáp thòng trung thất (hường là lành tính, nhưng  đôi khi có thể gây ung hoá)

Ở khu giữa của trung thất, khối u có thể là do:

  • U nang phế quản (u lành tính gặp  trong hệ hô hấp)
  • Hạch lympho trung thất, hoặc phì đại các hạch bạch huyết
  • Nang màng ngoài tim (sự phát triển lành tính trên màng tim)
  • Bướu giáp thòng trung thất.
  • Các khối u khí quản (thường là tăng trưởng lành tính)
  • Bất thường về mạch máu như phình hay bóc tách động mạch chủ.

Ở khu sau của trung thất, khối u có thể là do:

  • Extramedullary haematopoiesis – Một nguyên nhân hiếm gặp của khối u hình thành từ tủy xương mở rộng và thường kết hợp với thiếu máu nặng.
  • Hạch trung thất
  • Khối u thần kinh trung thất (tế bào ung thư của thần kinh)
  • U nang thần kinh trung thất (Một nguyên nhân hiếm gặp liên quan đến hệ thống thần kinh và hệ thống tiêu hóa)

Khối u thần kinh trung thất là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các khối u trung thất sau. Theo tổ chức Cleveland Clinic Foundation, khoảng 70% trong số đó là lành tính.

Các khối u hình thành ở trung thất cũng được gọi là khối u nguyên phát. Đôi khi khối u trung thất xuất hiện và phát triển do sự di căn từ các bộ phận khác trong cơ thể. Sự lây lan của ung thư từ một vùng trên cơ thể sang các vùng khác được gọi là di căn. Các khối u trung thất phát triển do di căn được gọi là khối u thứ phát.

Nguyên nhân bị u trung that

Hình ảnh chụp X-quang khối u trung thất

4. Tác hại và biến chứng của bệnh u trung thất

Cả khối u lành tính và ác tính đều cần được điều trị. Khi những khối u lành tính phát triển, chúng sẽ chèn ép các cơ quan và các mô xung quanh, có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ. Các khối u ung thư có thể lan ra các vùng khác trên cơ thể. Các khối u xâm lấn trái tim hoặc mạch máu của tim có thể dẫn đến tử vong. Khối u cũng có thể xâm nhập vào cột sống. Điều này có thể dẫn đến việc chèn ép cột sống. Liên hệ để được tư vấn thêm 1900 1246.

Đọc thêm bài viết liên quan: U Thành Ngực

Điều trị liên quan đến hóa trị và xạ trị có thể có nhữngtác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn:

  • Thay đổi khẩu vị
  • Xuất huyết
  • Thiếu máu
  • Táo bón
  • Bệnh tiêu chảy
  • Mệt mỏi
  • Rụng tóc
  • Nhiễm trùng
  • Buồn nôn ói mửa
  • Đau đớn
  • Sưng

Xạ trị cũng có thể gây ra những thay đổi trên da, như:

  • Khô rát
  • Ngứa
  • Lột da
  • Phồng rộp

U trung thất nếu không được điều trị sớm sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, nếu bạn thấy có điều gì bất thường hãy liên hệ đặt khám ngay với bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình của theo số điện thoại 1900 1246.

5. Điều trị bệnh u trung thất

Chẩn đoán

Nếu bạn có các triệu chứng của khối u trung thất, bác sĩ sẽ yêu cầu thêm các xét nghiệm bổ sung để xác định chẩn đoán của bạn. Những thử nghiệm này có thể bao gồm:

  • X-quang ngực
  • Chụp CT ngực
  • MRI ngực
  • Phương pháp nội soi kèm sinh thiết

Xét nghiệm nội soi kèm sinh thiết được sử dụng để thu thập các tế bào từ trung thất. Trong quá trình kiểm tra này, bạn sẽ được gây tê. Sau đó, bác sĩ sẽ làm một vết rạch nhỏ dưới xương ức. Họ sẽ lấy một mẫu mô và phân tích nó để xem có ung thư hiện diện hay không. Thủ thuật này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán xác định loại khối u mà bạn mắc phải.

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

Điều trị

Điều trị các khối u trung thất sẽ tùy thuộc vào vị trí của chúng và sẽ do bác sĩ quyết định. Phẫu thuật thường được sử dụng đầu tiên để loại bỏ các khối u. Một khi khối u được lấy ra, bác sĩ của bạn có thể sử dụng hóa trị liệu và / hoặc xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại.

Những thông tin hữu ích mà bạn nên tham khảo:

  • Biểu hiện của bệnh u trung thất
  • Cách điều trị bệnh u trung thất
  • Tác hại của bệnh u trung thất
  • Cách xử lý hạch u trung thất lớn giai đoạn cuối

Để điều trị bệnh u trung thất, liên hệ đặt khám ngay với bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.