Nghị luận về cách đánh giá một con người năm 2024

Mỗi người chúng ta là một cá thể độc đáo, việc sinh ra trong cuộc sống là điều vô cùng quý báu và giá trị cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người.

2. Phần thân bài

- Các khía cạnh thể hiện giá trị con người: + Nét nhân cách, thể hiện qua hành động. + Giá trị cá nhân không chỉ xuất hiện ở bề ngoài...[Còn tiếp]

\>> Đọc chi tiết Dàn ý Nghị luận xã hội về giá trị con người tại đây.

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về giá trị con người [Chuẩn]

Mỗi người chúng ta là một hiện thực sống, được ban tặng cuộc sống là một điều quý báu và giá trị của chính bản thân mình phụ thuộc vào cách chúng ta thấy và đánh giá nó. Giá trị con người không chỉ là một khái niệm, mà còn là điều mà nhiều người khao khát, tìm kiếm, nhưng quan trọng nhất là liệu chúng ta có nhận ra giá trị đó và khai phóng nó hay không?

Cuộc sống thường đầy thách thức, gian nan, và đôi khi chúng ta có thể mất phương hướng, tự hỏi về giá trị của bản thân. Nhưng không phải vì vậy mà ta trở nên vô giá trị. Như tờ tiền 500 nghìn, dù có những vết thương, vẫn giữ nguyên giá trị nếu ta biết cách làm mới mình. Mỗi người, trong mọi tình huống, đều mang giá trị riêng, quan trọng nhất là ta nhận ra và phát triển nó.

Theo em, giá trị con người không chỉ là về chức vụ, tài sản hay nghề nghiệp, mà nó thể hiện qua nhân cách và hành động. Sự thiện lương trong tâm hồn làm toả sáng giá trị con người. Bạn có quan trọng không, không phụ thuộc vào địa vị hay xuất thân, mà phụ thuộc vào nhân cách. Giá trị của con người là ở việc ta làm gì cho bản thân và xã hội. Hành động và nhân cách là những yếu tố nâng cao giá trị con người.

Giá trị con người không phụ thuộc vào ngoại hình. Dù đẹp hay xấu, mạnh mẽ hay có khiếm khuyết, quan trọng là chúng ta nỗ lực và sống ra sao. Một người khiếm thị có thể làm những điều kỳ diệu, trong khi người may mắn có thể lạc lõng. Điều quan trọng là ý chí, nghị lực và tinh thần hướng thiện. Giá trị con người là ở ý chí, lòng nhiệt huyết và hướng đến những điều tích cực trong cuộc sống.

Mỗi người khi chào đời, đều mang theo giá trị quý báu, là một phần không thể thiếu trong gia đình và trong trái tim những người thân yêu. Khi mất mát họ, nỗi đau và sự xót thương sẽ làm cho cuộc sống trở nên khó khăn. Ngược lại, thành công của bạn sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho họ. Chúng ta cần phải khai thác hết giá trị ấy để cảm nhận được sự quan trọng của bản thân trong cuộc sống, để trở nên mạnh mẽ hơn trong việc kiểm soát số phận của chính mình. Hãy tin tưởng vào những gì bạn đang làm, để lại dấu ấn đặc biệt cho cuộc đời, làm cho quá khứ rạng ngời, hiện tại đầy ắp và tương lai tràn ngập hy vọng. Điều quan trọng là phải phấn đấu hàng ngày, không ngừng nỗ lực để khẳng định giá trị bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống, và sống có ý nghĩa đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Hiện nay, có nhiều bạn trẻ năng động nhưng đôi khi lại mất phương hướng, dễ dàng rơi vào những tình huống khó khăn, làm cho bản thân mất đi. Họ tự gặt hái những tưởng rằng họ không có giá trị, luôn nhận thức về sự kém cỏi, và tự ti về bản thân. Thực tế là không ai là hoàn hảo. Mỗi người đều có những điểm mạnh riêng. Hãy tập trung vào những điều tích cực và hạn chế những điều tiêu cực. Đừng để những suy nghĩ tiêu cực làm chủ đạo, và hãy bước ra khỏi vỏ bọc để tìm kiếm giá trị cuộc sống có ý nghĩa cho chính bản thân.

Giá trị của con người cần được tôn trọng. Mỗi người cần tự ý thức và nắm bắt những cơ hội để phát triển bản thân, từng bước khẳng định giá trị cá nhân. Không cần phải trở thành hoa hồng lộng lẫy, chỉ cần là đóa hoa dại nhưng mang theo hương thơm để làm cho cuộc sống xung quanh trở nên rực rỡ và tươi mới.

Bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ với những họa tiết và màu sắc rực rỡ cũng giống như thế giới muôn hình vạn trạng mà ta đang sống cùng nhiều loại người khác nhau. Nếu như những gam màu có sắc thái và độ đậm nhạt khác nhau, thì con người cũng có nhiều tính cách riêng biệt thay đổi theo từng giai đoạn khi người ta lớn lên và cũng tùy thuộc vào đối tượng giao tiếp. Cũng giống như khi ta quan sát một cái cây, vào mùa đông nó thật là xấu xí, cong queo, sang mùa xuân nó đầy những chồi xanh mơn mởn, đến hè lại nở ra từng chùm hoa thơm ngát, ngọt ngào, để rồi cho ra từng chùm quả chín mọng khi thu về. Do đó: “Đừng bao giờ đánh giá một cái cây khi chỉ nìn thấy nó trong một mùa. Cũng giống như việc đừng nên đánh giá con người khi chỉ nhìn thấy họ trong chốc lát.”, đây cũng là thông điệp mà Trí thức trẻ đã cố gắng truyền tải đến mọi người qua câu chuyện ngắn trên.

Thật vậy! Chún ta không nên đánh giá hoàn toàn một con người khi ta vừa gặp họ hay chỉ nhìn thấy họ trong chốc lát. Bởi vì con người sẽ thay đổi tính cách theo thời gian và đối tượng giao tiếp, cùng với những kinh nghiệm sống rút ra được trong quá trình trưởng thành, họ sẽ có cách ứng xử khác nhau trong từng giai đoạn. Do đó, ta nên tiếp xúc nhiều hơn và trong thời gian lâu dài để có cái nhìn chính xác và khách quan khi đánh giá một con người.

Trong cuộc sống, đôi khi ta bắt gặp một người với những hành động xấu, ngay sau đó ta liền đánh giá họ là một người không tốt và hình thành những đinjh kiến về con người họ Để rồi khi cùng nhau hợp tác làm một việc gì đó, những thành kiến trong chúng ta sẽ ngăn không cho ta thấy được năng lực cũng như mặt tốt của họ một cách chính xác và khách quan nhất. Điều này cũng là một trong những lý do gây nên hiểu lầm giữa người và người. Giả sử như những ngừi đó khôgn xấu như ta vẫn từng cho rằng, thì với cái suy nghĩ tiêu cực ấy, ta sẽ vô tình tổn hại đến danh dự và nhân phẩm của họ. Đôi khi, ta ại bắt gặp một người có hành động cao đẹp và mặc định họ là người tốt. Giả sử họ không tốt như ta vẫn nghĩ, mà ẩn sau những điều đẹp đẽ đó lại là những mưu toan khó lường thì vô tình cái suy nghĩ nhất thời ban đầu lại trở thành một trong những lý do để họ có thể dễ dàng lừa gạt chúng ta. Đơn cử như việc giả vờ làm ăn xin để lợi dụng người khác như hiện nay. Ai trong chúng ta cũng dễ dàng đồng cảm với những người chẳng may bị khiếm khuyết một bộ phận nào đó trên cơ thể, dù là do bẩm sinh hay bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Do đó, xuất phát từ việc đồng cảm khi mơi nhìn vào sự khiếm khuyết của họ, đại đa số người sẽ rộng lòng giúp đỡ. Tuy nhiên, có một số người lại lợi dụng điều đó để giả làm người tàn tật dù thực chất họ vẫn lành lặn, mạnh khỏe. Trong trường hợp đó, sự đánh giá vội vàng của chúng ta ngay từ đầu đã vô tình làm hại chính bản thân ta và cũng đồng thời tiếp tay cho những con người luôn “há miệng chờ sung rụng” trong xã hội.

Vậy nên, ta phải có cái nhìn bao quát, toàn diện khi đánh giá một con người. Tuy nhiên, nếu như những người đó thật sự không tốt, thì trong trường hợp nào đó, bản thân chúng ta lại có sự cảnh giác cao độ nhờ vào ấn tượng xấu mà họ để lại, để rồi từ đó không bị họ lợi dụng, lừa gạt. Đánh giá một con người khi chỉ nhìn thấy họ trong chốc lát là một con dao hai lưỡi. Nhất là khi ta có vai trò cao, quan trọng trong một tập thể, tổ chức, những thành kiến không tốt ấy sẽ làm ta đánh giá sai lệch, từ đó không thể phát huy năng lực của từng người một cách hiệu quả nhất. Như vậy, mỗi người chúng ta nên giữ đầu óc tỉnh táo, phân biệt đâu là đúng, đâu là sai, đâu là tốt, đâu là xấu để có cái nhìn toàn vẹn hơn, khách quan hơn khi ta vừa tiếp xúc với một gười, cũng như là về lâu dài.

Nói tóm lại, ta không nên đánh giá một người khi chỉ nhìn thấy họ trong chốc lát, bởi lúc đó ta chỉ thấy được một phần nhỏ trong con người họ. Muốn đánh giá một người một cách toàn vẹn và khách quan nhất, ta nên tiếp xúc với họ nhiều hơn và trong khoảng thời gian dài. Từ đó tránh gây ra hiểu lầ đáng tiếc và đồng thời cũng là bảo vệ bản thân.

Là học sinh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ta nên tích cực chủ động rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo hướng hiện đại, tích cực, không nên có thành kiến với người khác cũng như là những tu tưởng cổ hủ như ngày xưa. Có như thế, ta mới có thể hiểu được hoàn toàn một con người để từ đó xây dựng mối quan hệ thân thiết, gắn bó với nhau, góp phần phát triển xã hội và đất nước.

Chủ Đề