Ngành tài chính học trường nào ở Hà Nội

Tài chính – Ngân hàng là một trong những ngành học thuộc lĩnh vực kinh tế – thương mại và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực giao thương, tiền tệ. Bài viết này hãy cùng tìm hiểu về ngành Tài chính – Ngân hàng tại Đại học Hà Nội có gì đặc biệt nhé.

Ngành Tài chính – Ngân hàng là gì?

1. Ngành Tài chính – Ngân hàng là gì?

Tài chính – Ngân hàng là ngành học đào tạo liên quan đến các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính của ngân hàng phát hành trong phạm vi nội địa và quốc tế. Cụ thể đó là tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến tài chính bao gồm bảo lãnh, thanh toán, chi trả,..các khoản tài chính thuế, tài chính doanh nghiệp, tài chính bảo hiểm.

Sinh viên khi học ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ được cung cấp các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kinh tế. Những năm đầu tiên, bạn sẽ được các môn như Marketing căn bản, Kinh tế lượng, Kinh tế vĩ mô, Quản trị học, Kinh tế quốc tế, Kế toán tài chính,…Sau đó, bạn sẽ được học chuyên sâu về nghiệp vụ ngân hàng thương mại, phân tích báo cáo tài chính, quản trị rủi ro trong ngân hàng, marketing ngân hàng, tín dụng ngân hàng,…

2. Ngành Tài chính – Ngân hàng tại Đại học Hà Nội có gì?

Sinh viên khi theo học ngành Tài chính – Ngân hàng tại Đại học Hà Nội sẽ được đào tạo trong 04 năm với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, tổng số tín chỉ là 137 tín chỉ.

Đội ngũ giảng viên đều có bằng thạc sĩ và tiến sĩ của nước ngoài, có kinh nghiệm thực tế về quản lý và tài chính của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

Sinh viên được học trong một môi trường năng động, được tham gia nhiều hoạt động  xã hội [tổ chức Sharing Smiles, OneHeartLand], câu lạc bộ Marketing, Kế toán, Chứng khoán, Khởi nghiệp DYNAMIC, Cộng đồng Du lịch TRC, Dự án SIFE vì cộng đồng, Dự án Homevisit Du lịch.

Sinh viên được nhận học bổng toàn phần và bán phần của các trường đại học danh tiếng, các doanh nghiệp [KPMG, Unilever, Lotte], các trường ĐH [ĐH Quốc gia Singapore, ĐH Sogun – Hàn Quốc], từ các cơ quan, Đại sứ quán Hoa Kỳ, Singapore tại Việt Nam,..

3. Điểm chuẩn ngành Tài chính – Ngân hàng tại Đại học Hà Nội

4. Ngành Tài chính – Ngân hàng ra trường làm gì?

Nhân viên Tài chính – Ngân hàng

Nhiệm vụ chính của một nhân viên Tài chính – Ngân hàng là đảm bảo các hoạt động cho toàn hệ thống của doanh nghiệp được vận hành một cách liên tục. Sinh viên khi theo học 04 năm tại trường đã có đủ chuyên môn và nghiệp vụ để ứng tuyển vào các vị trí như:

– Nhân viên ngân hàng tại các ngân hàng tư nhân và của nhà nước đảm nhận nhiệm vụ về tư vấn dịch vụ ngân hàng, tài chính, đầu tư.

– Nhân viên tư vấn tài chính tại các phòng tư vấn tài chính hoặc các công ty trong lĩnh vực tư vấn tài chính nhằm cung cấp cho khách hàng thông tin chuẩn xác và đúng đắn nhất khi thực hiện đầu tư về lĩnh vực tài chính.

– Nhân viên kế toán, làm nhiệm vụ quản lý chi tiêu, đánh giá và lên kế hoạch chi tiết chi tiêu trong doanh nghiệp của mình.

5. Tố chất cần thiết khi học ngành Tài chính – Ngân hàng

– Có đầu óc nhạy bén, giỏi tính toán, tư duy logic và trí nhớ tốt: Việc thường xuyên tiếp xúc với các con số và phép tính phức tạp đòi hỏi người phụ trách công việc phải học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Toán. Ngoài ra, một trí nhớ tốt và nhạy bén cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình giải quyết công việc.

– Trung thực, cẩn trọng và chính xác: Đây là công việc liên quan đến tiền tệ nên rất cần sự thẩn trọng, tỉ mỉ, không được sai sót.

– Chịu được áp lực cao và biết quản lý thời gian hiệu quả: Làm việc với các con số và khối lượng công việc lớn nên người thực hiện công việc sẽ thường rơi vào trạng thái căng thẳng là chuyện thường nhật vậy nên bạn cần có tinh thần vững vàng và phân bổ thời gian hợp lý để hoàn thành tốt công việc.

Với cơ hội nghề nghiệp rộng mở cùng thị trường đang “khát” nhân lực ngành Tài chính – Ngân hàng, đây sẽ là ngành nghề hứa hẹn được nhiều học sinh chọn lựa. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp các em hiểu hơn về ngành Tài chính – Ngân hàng để có những quyết định đúng đắn trong việc chọn ngành, chọn nghề.

Với sự xuất hiện của hàng loạt tập đoàn tài chính kinh tế ngân hàng trên thế giới tại Việt Nam, ngành tài chính ngân hàng đang trở nên hot hơn bao giờ hết. Cơ hội việc làm rộng mở, thu nhập khủng là những lợi ích rõ ràng nhất của ngành nghề này. Và để cho bạn có cái nhìn tổng quát về ngành tài chính ngân hàng ở các trường đại học trên toàn quốc, chúng tôi đã lên danh sách toàn bộ các trường có đào tạo ngành nghề này, cũng như học phí, điểm trúng tuyển của tất cả các trường đại học để bạn có cái nhìn toàn diện hơn và lựa chọn được ngôi trường phù hợp với mình.

Nhìn chung, điểm chuẩn đầu vào của ngành ở mức khá cao và có xu hướng tăng trong 4 năm gần đây. Những trường dẫn đầu về đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng khu vực phía Bắc là Học viện Ngân hàng, Trường ĐH Ngoại thương, Học viện Tài chính,… Điểm chuẩn ngành này ở các trường đều từ 25 điểm trở lên. 

Tại ĐH Hà Nội, đa phần các ngành của trường lấy thang điểm 40. Năm 2021, điểm chuẩn ngành Tài chính - Ngân hàng của trường ĐH Hà Nội là 35,27, tăng mạnh từ mức 31,5 điểm của năm 2020 và 28,98 năm 2019. Dự kiến, học phí của trường năm 2022 từ 600.000 - 1.300.000 đồng/tín chỉ tùy thuộc vào chương trình đào tạo.

Trường ĐH Ngoại thương luôn là ngôi trường có điểm chuẩn vào ngành Tài chính - Ngân hàng cao nhất cả nước. Năm 2021, ngành Tài chính - Ngân hàng của ĐH Ngoại thương có mức điểm chuẩn là 28,25 cho khối A00. Đối với các tổ hợp xét tuyển có môn Ngoại ngữ, thí sinh được giảm 0,5 điểm. Như vậy, thí sinh đạt 9 điểm/môn vẫn có thể không đỗ. Năm 2022, trường tuyển sinh 90 chỉ tiêu cho ngành Tài chính - Ngân hàng. Mức học phí dao động trong khoảng từ 22 - 65 triệu đồng/năm tùy vào chương trình đào tạo.

Học viện Ngân hàng nổi tiếng với các chương trình đào tạo liên quan đến tài chính, ngân hàng, kế toán… Vì vậy, điểm chuẩn năm 2021 của trường ngành Tài chính - Ngân hàng cũng không thấp với mức điểm 26,5, tăng khá nhiều so với các năm trước. Năm 2022, Học viện Ngân hàng dự kiến tuyển 350 chỉ tiêu ngành Tài chính - Ngân hàng với mức học phí hệ đại trà dự kiến là 12-14,5 triệu/năm và 32,5 triệu/năm đối với hệ đào tạo chất lượng cao.

Tại Học viện Tài chính, điểm chuẩn ngành Tài chính - Ngân hàng ở mức cao năm 2021 [26,1 điểm], tăng mạnh từ mốc 21,45 điểm năm 2019. Năm 2022, Học viện Tài chính dự kiến tuyển sinh 1.360 chỉ tiêu ngành Tài chính - Ngân hàng cho chương trình đào tạo đại trà và 550 chỉ tiêu cho hệ chất lượng cao. Từ năm 2021-2022, mức học phí của trường khoảng 15 triệu/năm và có lộ trình tăng học phí các năm tiếp theo không quá 10%. Học phí của hệ chất lượng cao là 45 triệu/năm. 

Còn ở khu vực phía Nam, những trường có mức điểm chuẩn ngành Tài chính – Ngân hàng khá cao, trên 25 điểm có Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Mở TP.HCM, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng có điểm chuẩn tương đối cao [25,65 điểm].

Tại ĐH Mở TP.HCM, điểm chuẩn ngành Tài chính - Ngân hàng năm 2021 là 25,85 điểm. Năm 2022, trường dự kiến tuyển khoảng 420 chỉ tiêu và mức học phí trung bình khoảng 15,5 triệu - 22 triệu/năm học.

Đại học Công nghiệp TP.HCM có điểm chuẩn ngành Tài chính - Ngân hàng là 23,5 điểm năm 2021. Năm nay, trường dự kiến tuyển sinh khoảng 180 chỉ tiêu và mức học phí khoảng 25,4 triệu - 27,8 triệu/năm.

Một số trường có mức điểm chuẩn năm 2021 dễ thở hơn mà thí sinh có thể tham khảo là Đại học Điện lực [21,5], Đại học Kinh tế - ĐH Huế [23], ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM [21,5]...

Tên trường

Điểm chuẩn 2019

Điểm chuẩn 2020

Điểm chuẩn 2021

Đại học Hà Nội

28.98

31.5

35.27

Đại học Ngoại thương

25.75

27.65

28.25

Học viện Ngân hàng

22.25

25.5

26.5

Học viện Tài chính

21.45

25

26.1

Đại học Kinh tế TP HCM

23.1

25.8

25.9

Đại học Ngân Hàng TP HCM

21.75

24.85

25.65

Đại học Mở TP HCM

20.6

24

25.85

Đại học Công đoàn

18.65

22.5

24.7

Đại học Công nghiệp TP HCM

18.5

22.5

23.5

Đại học Kinh Tế - Đại học Huế

15

17

23

Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM

18

20

22.75

Đại học Điện lực

15

16

21.5

 Điểm chuẩn 3 năm gần nhất ngành Tài chính - Ngân hàng của 1 số trường ĐH trên cả nước

>>>Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2022

Trường ĐH Ngoại thương vừa thông báo công khai điểm chuẩn các phương thức xét tuyển 1, 2 và 5 sau khi đã gửi email thông báo cho những thí sinh đáp ứng các điều kiện đánh giá hồ sơ xét tuyển.

Cả nước có khoảng hơn 150 trường đại học đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh. Với những trường có truyền thống đào tạo khối ngành Kinh tế, mức điểm chuẩn vào ngành này luôn dao động ở mức 25 - 28 điểm.

Gần 50 trường đại học đã công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển học bạ trên cả nước.

Doãn Hùng

Video liên quan

Chủ Đề