Ngành Lưu trữ học trường Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM

Ngành Lưu trữ học đã có từ rất lâu và cũng có sức hút đối với rất nhiều bạn trẻ. Do số lượng đào tạo ngành Lưu trữ học tại nước ta còn hạn chế đã khiến cho ngành này rơi vào thực trạng khan hiếm nhân lực. Đây chính là cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn mà các bạn trẻ không nên bỏ qua.

GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH LƯU TRỮ HỌC

Ngành Lưu trữ học có tên tiếng Anh là Archeology. Người học sẽ được cung cấp những kiến thức lí luận và thực tiễn cơ bản về các lĩnh vực như: Văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng. Giúp người học sau khi tốt nghiệp có thể trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ cơ bản trong công việc.

Theo học ngành Lưu trữ học, sinh viên sẽ được rèn luyện những kỹ năng mềm để có thể thích ứng được với nhiều môi trường làm việc khác nhau như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham mưu, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng thu thập và xử lí thông tin…

Đồng thời, các bạn cũng sẽ được hướng dẫn sử dụng các thiết bị trong văn phòng hành chính, các chương trình phần mềm tin học thông dụng trong trao đổi thông tin nghiệp vụ, phương pháp quản lý văn bản, quản lý hồ sơ và tài liệu lưu trữ.

HỌC NGÀNH LƯU TRỮ HỌC RA TRƯỜNG LÀM GÌ?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Lưu trữ học sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ có đầy đủ năng lực và kiến thức chuyên môn để đảm nhận những công việc như:

  • Chuyên viên văn thư lưu trữ tại các văn phòng doanh nghiệp hoặc phòng hành chính của cơ quan, Lưu trữ viên các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và các lưu trữ lịch sử khác.
  • Cán bộ văn thư chuyên trách trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp;
  • Thư ký văn phòng là trợ lí hành chính cho các cấp lãnh đạo và quản lí tại công ty doanh nghiệp. Công việc cụ thể là lên kế hoạch, lịch công tác, tổ chức lịch họp, hội nghị cho lãnh đạo.
  • Quản lý nhân sự: Chuyên tổ chức, điều hành, quản lý các nhân viên trong khu vực hoặc bộ phận văn phòng. Ví dụ như Chánh văn phòng, phó chánh văn phòng tại cơ quan hành chính Nhà nước, hay Phó phòng, Trưởng phòng hành chính tại cơ quan, doanh nghiệp.
  • Hành chính văn phòng: Làm việc ở khu vực hoặc bộ phận văn phòng của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các doanh nghiệp, công ty.
  • Nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu về công tác văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng.
  • Giảng viên tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp về đào tạo văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng.

MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH LƯU TRỮ HỌC

Mức lương ngành Lưu trữ học đối với những người làm việc tại các cơ quan Nhà nước, Chính phủ, trường học sẽ theo quy định mức lương dành cho bằng Đại học của Nhà nước.

Đối với những người làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân sẽ có mức lương cơ bản khác nhau tùy thuộc vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm của mỗi người.

MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN

Mã ngành Lưu trữ học: 7320303

– Ngành Lưu trữ học xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • C00 [Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí]
  • C03 [Ngữ Văn, Toán, Lịch Sử]
  • C19 [Ngữ Văn, Lịch Sử, Giáo Dục Công Dân]
  • D01 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh]
  • D02 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga]
  • D03 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp]
  • D04 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung]
  • D05 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức]
  • D06 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật]
  • D78 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh]
  • D80 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga]
  • D81 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật]
  • D82 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp]
  • D83 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung]

>>>Xem thêm các khối thi đại học

Cơ hội việc làm ngành Lưu trữ học như thế nào?

CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH LƯU TRỮ HỌC

Tại nước ta hiện nay mới chỉ có 2 trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Lưu trữ học là:

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [ĐHQGHN]
  • Đại học Nội vụ Hà Nội

Điểm chuẩn ngành Lưu trực học năm 2020 dao động trong khoảng từ  14.5 đến 25.25 tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường. Cụ thể điểm chuẩn ngành Lưu trữ học tại các trường như sau:

Tên trường

Xét kết quả thi THPT quốc gia

Xét kết quả học bạ THPT

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [ĐHQGHN]

A01: 17,75

C00: 25,25

D01: 23

D04: 18

D78: 21,75

D83: 18

 

Đại học Nội vụ Hà Nội

D01: 14,5

C00: 16,5

C19: 17,5

C20: 17,5

D01: 18

C00: 20

C19: 21

C20: 21

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LƯU TRỮ HỌC

Chương trình đào tạo ngành Lưu trữ học sẽ trang bị cho sinh viên những kỹ năng về thực hiện các nhiệm vụ văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng, phương pháp nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đào tạo về lĩnh vực văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng; các kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực: Quản trị văn phòng, quản trị nhân sự, thư ký văn phòng, văn hóa công sở, lễ tân, kế toán, tin học văn phòng, soạn thảo văn bản, lập hồ sơ, lưu trữ thông tin, tài liệu.

Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Lưu trữ học chi tiết

NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH LƯU TRỮ HỌC

Những bạn trẻ có mong muốn theo học và làm việc trong ngành Lưu trữ học sẽ cần phải hội tụ được những tố chất sau đây:

  • Nghiêm túc, cẩn thận trong công việc;
  • Cẩn thận, kín đáo và nhạy bén;
  • Có tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm;
  • Sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong công việc;
  • Khả năng quản lý, quản trị thông tin lưu trữ;
  • Có năng lực về tổ chức, điều hành bộ máy và hoạt động lưu trữ;
  • Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm;
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt;
  • Kỹ năng thực hiện và hướng dẫn các nghiệp vụ lưu trữ;
  • Kỹ năng điều hành và quản lý;
  • Có kỹ năng kiểm tra, đánh giá;
  • Có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng.

Hy vọng những thông tin được Trang Tuyển Sinh chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Lưu trữ học và có cơ sở đưa ra quyết định có nên học ngành này hay không. Đừng quên cập nhật thông tin tuyển sinh hằng ngày để nắm bắt được những quy định mới nhất trong mùa tuyển sinh sắp tới nhé.

Tìm hiểu danh sách các ngành nghề tại Việt Nam nếu các bạn đang phân vân chưa biết lựa chọn ngành nghề nào phù hợp với bản thân mình.

Lưu trữ học là một trong những ngành học thuộc nhóm Quản lý và lưu trữ thông tin. Ngành học này những gì cần tìm hiểu? Hãy cùng xem ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Lưu trữ học là gì?

Lưu trữ học là ngành học giúp trang bị kiến thức và các nghiệp vụ chuyên môn về quản trị văn phòng, nhân sự, thư kí văn phòng, văn hóa công sở, lễ tân văn phòng, kế toán, tin học, soạn thảo văn bản, quản lí văn bản, lập hồ sơ và lưu trữ, tra tìm hồ sơ, tài liệu.

Các kỹ năng mềm cần thiết được đào tạo đi kèm bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham mưu, thuyết trình, kỹ năng tổ chức sự kiện, thu thập và xử lý thông tin…

Theo thông tin từ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN, tỷ lệ sinh viên ngành Lưu trữ học có việc làm ngay sau khi ra trường lên tới 90%.

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Lưu trữ học

Có những trường nào đào tạo ngành Lưu trữ học?

TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Lưu trữ học cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.

Các trường tuyển sinh ngành Lưu trữ học năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Các khối thi ngành Lưu trữ học

Các khối xét tuyển ngành Lưu trữ học năm 2022 bao gồm:

  • Khối A00 [Toán, Lý, Hóa]
  • Khối A01 [Toán, Lý, Anh]
  • Khối C00 [Văn, Sử, Địa]
  • Khối D01 [Toán, Văn, Anh]
  • Khối D04 [Văn, Toán, tiếng Trung]
  • Khối D78 [Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh]
  • Khối D83 [Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung]
  • Khối D14 [Văn, Lịch sử, Tiếng Anh]
  • Khối C19 [Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân]
  • Khối C20 [Văn, Địa lí, Giáo dục công dân]

Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng

Chương trình đào tạo ngành Lưu trữ học

Tham khảo ngay chương trình học ngành Lưu trữ học mới nhất của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội.

Chương trình cụ thể như sau:

I. KIẾN THỨC CHUNG
Triết học Mác – Lê nin
Kinh tế chính trị Mác – Lê nin
Chủ nghĩa xã hội Khoa học
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Ngoại ngữ B1 [Tiếng Anh B1, Tiếng Trung B1]
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng – an ninh
II. KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Các phương pháp nghiên cứu khoa học
Nhà nước và pháp luật đại cương
Lịch sử văn minh thế giới
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Xã hội học đại cương
Tâm lí học đại cương
Logic học đại cương
Tin học ứng dụng
Kĩ năng bổ trợ
Học phần tự chọn, bao gồm:
Kinh tế học đại cương
Môi trường và phát triển
Thống kê cho khoa học xã hội
Thực hành văn bản tiếng Việt
Nhập môn năng lực thông tin
Viết học thuật
Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng
Hội nhập quốc tế và phát triển
Hệ thống chính trị Việt Nam
III. KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Ngoại ngữ Khoa học Xã hội và Nhân văn 1 [Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 1, Tiếng Trung Khoa học Xã hội và Nhân văn 1]
Ngoại ngữ Khoa học Xã hội và Nhân văn 2 [Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 2, Tiếng Trung cho khoa học xã hội và nhân văn 2]
Khởi nghiệp
Lưu trữ học đại cương
Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Học phần tự chọn, bao gồm:
Quan hệ công chúng trong văn phòng
Sử liệu học
Thông tin học đại cương
Thư viện học đại cương
Văn bản học
Tâm lí học giao tiếp
Nhân học đại cương
Khoa học quản lý đại cương
Văn hóa tổ chức
IV. KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Tổ chức công tác văn thư
Soạn thảo và ban hành văn bản quản lí
Quản lí văn bản
Tổ chức lập hồ sơ và quản lí hồ sơ
Nhập môn Quản trị văn phòng
Học phần tự chọn, bao gồm:
Định hướng kiến thức chuyên sâu của ngành:
Quản trị nhân sự văn phòng
Lễ tân văn phòng
Đạo đức công vụ
Văn hóa công sở
Định hướng kiến thức liên ngành:
Các lý thuyết quản trị
Nghiệp vụ tham mưu, tổng hợp
Tổ chức sự kiện trong văn phòng
Hành chính học đại cương
V. KIẾN THỨC NGÀNH
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Tổ chức khoa học tài liệu
Tổ chức bảo quản tài liệu
Tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ
Lưu trữ tài liệu điện tử
Quản lí nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ
Kỹ năng thuyết trình
Học phần tự chọn, bao gồm:
Lưu trữ tài liệu khoa học-công nghệ
Lưu trữ tài liệu Nghe-Nhìn
Công tác văn thư, lưu trữ trong các tổ chức kinh tế
Công tác văn thư, lưu trữ trong các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội
Tiêu chuẩn hóa trong công tác văn thư, lưu trữ
Lịch sử lưu trữ
Bảo hiểm tài liệu lưu trữ
Marketing lưu trữ
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ
VI. THỰC TẬP, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP/HỌC PHẦN THAY THẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Thực tập thực tế
Thực tập tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp
Các học phần thay thế khoá luận tốt nghiệp
Lý luận và phương pháp công tác văn thư
Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ

Cơ hội việc làm và mức lương sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Lưu trữ học có thể cân nhắc lựa chọn và thử sức với các vị trí công việc sau:

  • Nhân viên phụ trách bộ phận văn thư, lưu trữ tại các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế…
  • Cán bộ, nhân viên hành chính các cơ quan, tổ chức, trung tâm lưu trữ quốc gia, cơ quan lưu trữ địa phương
  • Giảng viên đào tạo về văn thư, lưu trữ tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
  • Nghiên cứu và học tập, nâng cao trình độ ở bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ và trở thành nhà khoa học làm việc tại các trung tâm, viện, cơ sở nghiên cứu,…

Video liên quan

Chủ Đề