Ngành điện tử viễn thông học những môn gì

Với kỹ năng chuyên môn giỏi, thêm nền tảng ngoại ngữ tốt và kỹ năng mềm phù hợp, Kỹ sư Điện tử – Viễn thông ra trường sẽ làm cho các thiết bị, hệ thống trở nên tiện dụng, giản đơn và hiệu quả hơn nhằm đáp ứng nhu cầu con người và xã hội.

Với kỹ năng chuyên môn giỏi, thêm nền tảng ngoại ngữ tốt và kỹ năng mềm phù hợp, Kỹ sư Điện tử – Viễn thông ra trường sẽ làm cho các thiết bị, hệ thống trở nên tiện dụng, giản đơn và hiệu quả hơn nhằm đáp ứng nhu cầu con người và xã hội.

Viễn thông [Telecommunications] là việc truyền dẫn thông tin giao tiếp qua một khoảng cách đáng kể về địa lý. Điện tử Viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến, tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy xuất thông tin bạn muốn có.

Lĩnh vực Điện tử nghiên cứu và chế tạo ra các vi mạch điện tử – “bộ não” điều khiển toàn bộ hoạt động của các thiết bị thông minh. Còn lĩnh vực Viễn thông nghiên cứu và sử dụng các thiết bị để tạo nên các mạng viễn thông. Mạng lưới này truyền thông tin từ đầu phát tới đầu thu, gồm các thành phần chính: thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, môi trường truyền, thiết bị đầu – cuối.

Ngành Viễn thông không ngừng phát triển, thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển với loại hình đa dạng hơn và chi phí rẻ hơn. Ngày nay, việc gọi điện thoại, chia sẻ hình ảnh, dữ liệu cấp tốc hay giao dịch mua bán… đều có thể diễn ra thông qua các thiết bị Điện tử Viễn thông như điệnbáo, điện thoại, radio, cáp quang, truyền hình, vệ tinh, internet…

Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông, có 41% dân số Việt Nam sử dụng Internet, tỷ lệ phủ sóng di động là 94%, diện tích phát thanh đạt 95%, và diện tích phủ sóng truyền hình đạt trên 98% lãnh thổ. Chỉ riêng lĩnh vực truyền hình, tổng số lao động lên đến 10.685 người và tổng doanh thu đạt hơn 6.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2013.

CÔNG VIỆC CỦA KỸ SƯ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Các Kỹ sư Viễn thông đảm nhiệm công việc thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau: nghiên cứu và phát triển, mạng vô tuyến, định vị dẫn đường, thiết bị tín hiệu đa phương tiện về âm thanh, hình ảnh… Nhiệm vụ của họ là làm cho các thiết bị, hệ thống trở nên tiện dụng, giản đơn và hiệu quả hơn nhằm đáp ứng nhu cầu con người và xã hội.

Bạn có thể trở thành Kỹ sư Vô tuyến nếu có kiến thức chuyên sâu về vận hành mạng, các mạng di động 2G, 3G… và nắm vững cấu trúc mạng cũng như các thuật toán, tham số của tính năng mạng vô tuyến. Còn người Kỹ sư Truyền dẫn sẽ đảm nhận việc vận hành khai thác mạng truyền dẫn VSAT, Viba, SDH, DWDM và giám sát lắp đặt, tích hợp hệ thống lớp core mạng truyền dẫn… Để cài đặt và tích hợp được Tường lửa [Firewall], Router hay theo dõi, xử lý và tối ưu hóa mạng LAN, MAN, WAN, các công ty sẽ cần đến bàn tay của người Kỹ sư IT chuyên khai thác mạng truyền dẫn IP.

KỸ SƯ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG – TỐ CHẤT CẦN CÓ

Điện tử Viễn thông là một ngành có tốc độ đổi mới rất cao, đòi hòi người học phát triển kỹ năng tư duy của mình, năng động, đam mê tìm tòi và thức thời với các công nghệ mới trên Thế Giới và áp dụng nó vào thực tế tại Việt Nam. Ngành này mang tính phủ sóng diện rộng nên chịu ảnh hưởng từ các yếu tố ngoại tác rất nhiều, người kỹ sư điện tử – viễn thông cần kiên trì, nhẫn nại và có tinh thần vững vàng để ứng phó trước các sự cố hệ thống. Hơn hết, để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào, người học cần có đam mê thật sự, có mục tiêu phấn đấu và sự quyết tâm theo đuổi công việc học tập, nghiên cứu phát triển trong dài hạn.

Bên cạnh đó, để kịp thời cập nhật với những công nghệ mới và tiên tiến nhất đòi hỏi kỹ năng ngoại ngữ đọc viết tốt vì thông tin về chúng đều được viết bằng tiếng Anh, tiếng Đức… Mang đặc tính khối lượng công việc cao, phức tạp nên ngành Điện tử – Viễn thông vừa phải phát triển khả năng nghiên cứu độc lập, vừa trau dồi kỹ năng làm việc nhóm. Vì thế, việc trải nghiệm trong môi trường tiếng Anh theo chuẩn quốc tế từ khi còn học tập trên ghế nhà trường sẽ tạo nền tảng tốt và điều kiện thuận lợi cho các kỹ sư tương lai thích ứng với yêu cầu công việc.

HỌC ĐIỆN – ĐIỆN TỬ TẠI BÁCH KHOA: CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN & CƠ HỘI DU HỌC

Hiện nay, ở bậc đại học, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đang triển khai chương trình Kỹ sư Điện – Điện tử gồm 3 chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, Hệ thống Năng lượng, Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa.

Chương trình đào tạo theo mô hình Tiên tiến 4+0 [4 năm tại Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM] và Liên kết Quốc tế 2+2 [2 năm đầu tại Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM và 2 năm cuối tại Trường ĐH Illinois Urbana-Champaign/ Trường ĐH Catholic/ Trường ĐH Rutgers – Mỹ, Trường ĐH Queensland – Úc].

Nội dung giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, được Bộ Giáo dục & Đào tạo, ĐH Quốc gia TP.HCM và các trường đối tác Mỹ, Úc, Nhật công nhận chất lượng. Chương trình không chỉ đào tạo về kiến thức chuyên môn kèm thực hành, mà còn tích hợp các lớp nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng mềm trong học kì Pre-University.

Đặc biệt, chuyên ngành Điện tử – Viễn thông đã được công nhận qua kiểm định theo chuẩn hệ thống các trường Đại học trong khối Đông Nam Á [ASEAN University Network – AUN].

 – Thực hiện: TÙNG HUY
[Ảnh: sưu tầm]

► Thông tin Tuyển sinh 2015

Chẳng mấy chốc nữa các bạn 2k2 sẽ bước vào kì thi tuyển sinh Đại học sắp tới. Mình cũng đã có khoảng thời gian như các bạn, không chỉ phải ôn luyện làm sao thi đạt kết quả tốt nhất mà cũng phải chọn trường chọn ngành học phù hợp với sở thích, năng lực của mình. Giờ mình cũng đã sắp kết thúc năm học đại học đầu tiên rồi, trong bài viết này mình sẽ review về năm đầu học ngành Điện tử - Viễn thông.

Trải nghiệm năm đầu tiên với Điện tử viễn thông

Lúc mới bước chân vào trường, mình cũng như các bạn sinh viên cùng khóa cũng ngỡ ngàng trước mức độ hoành tráng của trường, không biết sau này mình sẽ học gì, ra trường làm gì... Và tất cả câu hỏi đó mình được trả lời trong các buổi sinh hoạt công dân đầu khóa của mình, mình cũng rất bất ngờ khi 1 công ty Công nghệ cùng có mặt trong các buổi sinh hoạt đó và có các món quà để tặng cho cả 700 sinh viên trong hội trường bấy giờ.

Bước vào khoảng thời gian đầu đi học, mình khá chán với việc học các môn toán trên trường. Môn học mình yêu thích nhất lúc đó chính là Nhập môn kĩ thuật ĐTVT. Trong môn học này, mình được học thêm rất nhiều về ngành mình đang học, thầy của mình cũng rất giỏi và nhiệt tình nữa. Và chính thầy nhập môn đã dẫn mình vào trong 1 Lab của viện, đó có lẽ là kỉ niệm mình không thể quên được. Cuối kì học đó, bọn mình có làm một project nhỏ về ô nhiễm không khí và nhóm mình giành được điểm khá cao rồi tiếp tục được thầy hướng dẫn tham gia kì thi khác. Mình xin nói thêm chút về môn nhập môn kĩ thuật của viện mình, qua môn học này mình thực sự học được thêm bao nhiêu điều mới, mình đã biết thiết kế mạch, biết được nhiều linh kiện điện tử thú vị, lập trình nhúng về các thiết bị IoT, hơn thế mình đã có được một đám bạn thân trên lớp với nhau. Vào Đại học và học ĐTVT có lẽ là sự lựa chọn chính xác nhất của mình :]]

Hình ảnh trên là sản phẩm máy đo chất lượng không khí của tụi mình, sản phẩm đã giành được giải thiết kế giáo dục tại cuộc thi "Thiết kế kĩ thuật chủ đề môi trường không khí" do SPARC Lab tổ chức.

Kì đầu đại học, một hoạt động cũng rất thú vị đó là được tham gia thực tập nhận thức tại công ty FPT software. Ở đó, mình và hơn 700 sinh viên K64 của viện có một ngày được tham quan nơi làm việc, ăn uống, tư vấn tuyển sinh tại chính phủ thủ của FPT software. Qua chuyến tham quan mình thấy học được thêm rất nhiều, đặc biệt mình thấy được tầm quan trọng của ngành mình đang học tới xã hội và chính tương lai sau này của mình.

Check in tại FPT software

Để việc học qua một bên, điều mình rất rất thích là trường mình có rất nhiều CLB, ngay trong kì đầu, mình tham gia một vài câu lạc bộ trong trường như ban thanh niên tình nguyện, CLB robocon BK galaxy...  Các hoạt động mình tham gia đều rất vui :]] do đó kết quả học kì đầu của mình khá là thất vọng. Với kiến thức của mình có được sau khi lên đại học, mình đã có thể tự thiết kế mạch điện cho con robot của đội mình, nó cũng là một kỉ niệm khó phai với mình.

Và cũng là một điều tình cờ, mình tham gia cuộc thi Cuộc đua số ở trường, qua đó mình đã biết tới Codelearn.io - một điều may mắn với mình.

Bước sang đến kì 2, covid bùng phát, việc học của mình bị tạm dừng. Mình lỡ rất nhiều hoạt động như đội robocon của mình đã phải giải tán vì cuộc thi bị hủy bỏ, mình đã hứa cố gắng học tập nhưng lại phải học online thế là mình vẫn lười học như cũ... Nhưng đó cũng là cơ hội cho mình, mình có thời gian để sắp xếp giữa việc học ở trường và việc tham gia các dự án, mình cũng có thêm thời gian để học nhóm với bạn của mình và kết quả của kì này đã khá hơn rất nhiều.

Dự án xe rác hõ trợ lái của nhóm mình đã đạt giải nhì sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường.

Nói về việc học tại trường, mình cảm thấy các bạn sinh viên BK ai cũng giỏi đặc biệt là về môn toán. Các môn giải tích, đại số nếu bạn không bỏ ra thời gian ôn luyện thì khả năng rất cao bạn sẽ phải học lại, học lại nhiều lần. Để các bạn đạt điểm cao ở trường, hãy chăm chỉ và kiếm cho mình một nhóm bạn thân học với nhau, học nhóm bao giờ cũng rất tốt.

Học Điện tử - Viễn thông học những gì?

Có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành này, ví dụ như Đại học Bách Khoa, Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông, Học viện kỹ thuật mật mã,... Nhân lực cho ngành này đang cung không đủ cầu, nên cơ hội nghề nghiệp rất đa dạng [đương nhiên là dành cho các bạn năng động, tích cực, chăm chỉ và cầu tiến].

Theo học ngành Kỹ thuật điện tử- viễn thông, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử, truyền thông. Bên cạnh đó có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như mạng không dây; mạng truyền số liệu; hệ thống phát thanh truyền hình; công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh. Sinh viên có khả năng tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại; đồng thời có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông.

Nếu bạn thích lập trình, thích tìm hiểu về các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính? Chọn ngành ĐTVT ngay và luôn. Vào học ĐTVT, bạn sẽ được học rất nhiều về lập trình, thuật toán. Không chỉ học về lập trình web, lập trình ứng dụng, bạn sẽ được học về lập trình nhúng, học thiết kế mạch, về thiết kế các con chip vi xử lý, thiết kế mạng 4G, 5G, IOT, trí tuệ nhân tạo v..v..

Mình cũng có một số dự án nhỏ và một số bài viết hướng dẫn cách làm cụ thể trên codelearn, các bạn có thể theo dõi trong link sau nhé:

Tạo server cho trang web cá nhân với arduino

Giao Thức HTTPS - Tạo Màn Hình Hiển Thị Tình Hình Covid19

Lập trình nhúng hay IoT đang là ngành hot ở cả VN và thế giới. Sinh viên tốt nghiệp ngành ĐTVT [ở trường mình] thì 95% có việc trong vòng 6 tháng, 5% đi du học và làm việc tại nước ngoài. Các công ty thường xuyên về trường tuyển nhân viên như FPT, SamSung, Viettel,... Ngoài ra một tỉ lệ khá thú vị là 5% sinh viên tốt nghiệp sẽ mở công ty startup. 

Review về Viện Điện Tử Viễn Thông - ĐHBK Hà Nội

Mình đang theo học Viện ĐTVT của ĐHBK HN nên mình cũng chia sẻ thật những trải nghiệm ở đây. Một lần nữa phải khẳng định rằng, lựa chọn học ngành này là quyết định lớn mang tính bước ngoặt của cuộc đời mình. Hiện giờ mình đang từng ngày cố gắng trên con đường này.

Viện ĐTVT là đơn vị đào tạo và nghiên cứu đi đầu của Việt Nam trong lĩnh vực điện tử - viễn thông và thuộc top 351 – 400 của thế giới theo số liệu của Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới theo lĩnh vực của tổ chức QS 2020 được công bố vào ngày 04/03/2020.

Cơ hội việc làm rộng mở đối với sinh viên ngành này. Tất nhiên các sĩ tử cũng phải chú ý tới việc chỉ 30% sinh viên BKHN tốt nghiệp đúng hạn và cứ hằng năm 8 – 10% sinh viên đã được “tốt nghiệp sớm” ngay tại trường :]]]

Năm 2020, Viện Điện tử - Viễn thông, trường Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển sinh 4 chương trình đào tạo gồm:

  • ET-E1: Kỹ thuật điện tử viễn thông
  • ET-E4: CTTT kỹ thuật điện tử viễn thông
  • ET-E5: CTTT kỹ thuật y sinh
  • ET-E9: Hệ thống nhúng thông minh và IoT

Về điểm đầu vào của các chương trình còn tùy vào các năm, thường thì điểm vào của ĐTVT sẽ thấp hơn so với các ngành CNTT, tự động hóa hay cơ điên tử ở trường. Tuy vậy, việc chọn các chương trình đào tạo tùy thuộc vào sở thích và khả năng của mỗi bạn, dưới đây là một vài câu hỏi và thông tin về các ngành.

Để biết thêm thông tin về các chương trình đào tạo cũng như cách thức tuyển sinh năm nay, các bạn có thể đọc thêm ở trang fanpage của viện.

Tạm kết

Chỉ còn vài ngày nữa là mình sẽ thi cuối kì và đánh dấu việc kết thúc năm đầu trên đại học, mình chúc các bạn sinh viên sẽ đạt được kết quả cao. Mình cũng chúc các bạn học sinh 2k2 sắp bước vào kì thi THPT quốc gia sẽ có thể vào học được đúng ngành, đúng trường hợp với mình. Hi vọng mình sẽ có dịp được gặp các bạn 2k2 đọc bài viết này trên giảng đường đại học mùa tựu trường tới.

Video liên quan

Chủ Đề