Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế đóng đô ở đâu

Câu trả lời chính xác nhất: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, gọi là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Vua Đinh Tiên Hoàng đã chọn đóng đô ở Hoa Lư, một vùng núi non kỳ vĩ và hiểm trở. Đại Việt sử lược ghi: "Đến năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo (968) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ, vương xưng hoàng đế ở động Hoa Lư. Rồi dựng cung điện, chế triều nghi, sắp đặt trăm quan, lập xã tắc và tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế".

Để giúp các bạn hiểu hơn về câu hỏi Vua Đinh Tiên Hoàng đã chọn đóng đô ở đâu? Và một số kiến thức mở rộng khác liên quan tới vua Đinh Tiên Hoàng, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng kiến thức sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Tiểu sử và cuộc đời vua Đinh Tiên Hoàng

- Đinh Tiên Hoàng vốn họ Đinh, tên Hoàn. Bộ lĩnh là tước quan của sứ quân Trần Lâm phong cho, nên còn gọi là Đinh Bộ Lĩnh. Ở ngôi 12 năm [968-979], bị nội nhân làĐỗ Thíchgiết, thọ 56 tuổi [924-979], tán ở sơn lăng Trường Yên.

- Ông sinh năm 923, quê ở Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là xã Gia Phương, Huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).

- Đinh Tiên Hoàng sinh ra trong một gia đình có cha là Đinh Công Trứ từng làm quan Thứ sử Hoan Châu nay thuộctỉnh Nghệ An, mẹ là bà Đàm Thị.

- Khi Đinh Tiên Hoàng còn rất nhỏ thì cha của ông qua đời, ông theo mẹ về quê, nương nhờ vào chú ruột là Đinh Dự

- Ngay từ nhỏ ông đã tỏ ra rất hiếu kì, có khả năng chỉ huy và phù hợp với võ thuật. Trong những lúc chăn trâu, ông cùng những đứa trẻ trong làng bẻ những cành hoa lau làm cờ, lập trận giả đánh giặc, từ lúc đó ông đã tỏ ra là một người chỉ huy tốt nên bọn trẻ thường khoanh tay làm kiệu để rước ông như nghi vệ thiên tử.

- Vào năm 944 sau khi Ngô Quyền mất, các người anh em vợ của ông tự lập làm vua và xưng đế khắp nơi, làm loạn và hỗn chiến với nhau qua rất nhiều cuộc chiến và cuối cùng thành lập nên 12 sứ quân khác nhau để tranh giành quyền lực. Chính đều này đã làm cho đất nước triền miên rơi vào thế khó khăn, cuộc sống nhân dân trở nên tù túng và loạn lạc khắp nơi

- Biết được tình hình đó, Đinh Bộ Lĩnh với vị thế là "con viên quan" triều đình nhà Ngô, danh thế gia tộc, lại là người có tài năng và ý chí, đã sớm tập hợp lực lượng để trở thành người đứng đầu sách Đào Úc, làm thủ lĩnh châu Đại Hoàng, lấy động Hoa Lư làm căn cứ ban đầu, thực hiện sự nghiệp thống nhất đất nước.

- Biết lực lượng của mình còn mỏng, Đinh Bộ Lĩnh sang xin theo sứ quân Trần Lãm (tức Trần Minh Công) ở Bố Hải Khẩu nay thuộc tỉnh Thái Bình. Thấy Đinh Bộ Lĩnh là người khôi ngô, có chí khí, có tài thao lược, lại là con trai của Đinh Công Trứ, người bạn đồng liêu, Trần Lãm mến tài gả con gái cho. Khi tuổi cao sức yếu Trần Lãm giao toàn bộ binh quyền cho Đinh Bộ Lĩnh.

>>> Tham khảo: Vua Đinh Tiên Hoàng đặt niên hiệu là gì?

2. Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) thống nhất đất nước trong hoàn cảnh nào?

- Năm 944: Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi triều đình lục đục, đất nước rối loạn

- Năm 965, Ngô Xương Văn chết, tuy đã giành lại được ngôi vua từ Dương Tam Kha nhưng các con ông không đủ sức giữ vững chính quyền trung ương, triều đình rơi vào tình trạng hỗn loạn:

+ Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào ở địa phương tiếp diễn trở lại. Bộ máy nhà nước hỗn loạn từ trung ương đến địa phương => Đất nước không có sự đoàn kết, không thống nhất giữa nhà Ngô với các quan lại trung ương và địa phương.

+ Nội bộ nhà Ngô mâu thuẫn, lục đục => Nhà Ngô không còn có uy tín trong nhân dân.

+ Trong lúc đó, 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương đánh lẫn nhau.

=> Nên gọi là Loạn 12 sứ quân.

- Thời kỳ đó, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng những người thân thiết tổ chức lực lượng, rèn vũ khí, xây dựng căn cứ ở Hoa Lư.

- Sau vì bất đồng với người chú, Đinh Bộ Lĩnh cùng con trai Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của Sứ quân Trần Minh Công (Trần Lãm) ở Bố Hải Khẩu.

- Sau khi Trần Minh Công chết, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền, chiêu mộ binh lính, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ cùng nhiều sứ quân khác chống nhà Ngô và tiến đánh các sứ quân còn lại.

>>> Tham khảo:Giả sử em là Đinh Tiên Hoàng, em có chọn đặt kinh đô là Hoa Lư không?

3. Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng)

a. Diễn biến.

- Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân ủng hộ tôn là Vạn Thắng Vương (đánh đâu thắng đó).

- Suốt hai năm ( 966 – 967), Đinh Bộ Lĩnh thuyết phục, vận động, liên kết, hàng phục và dùng sức mạnh quân sự để đánh dẹp các thế lực cát cứ. Đối với cánh quân Trần Lãm, Phạm Bạch Hổ, Ngô Nhật Khánh, Ngô Xương Xí, ông dùng phương pháp liên kết và hàng phục; đối với cánh quân Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Siêu, Kiều Công Hãn, Nguyễn Thủ Tiệp, Kiều Thuận, Lý Khuê thì đánh dẹp. Còn lại Lã Đường và Nguyễn Khoa không đánh cũng tự thua.

b. Kết quả:

- Đến cuối năm 967, cuộc chinh chiến dẹp loạn kết thúc.

c. Ý nghĩa của việc dẹp loạn 12 sứ quân

Chiến thắng của cuộc dẹp loạn Đinh Bộ Lĩnh so với các thế lực cát cứ là việc khẳng định về quyền lực, sự thống nhất. Đồng thời khẳng định thắng lợi của tinh thần đoàn kết dân tộc bản địa và ý chí độc lập mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ.

Các sứ quân lần lượt bị chiếm đánh, chấm hết cuộc nội loạn cát cứ. Thời điểm cuối năm 967, đất nước đã trở lại bình yên thống nhất.

Khẳng định lòng yêu nước của nhân dân ta.

4. Vua Đinh Tiên Hoàng đã chọn đóng đô ở đâu?

Vua đinh tiên hoàng đã chọn đóng đô ở đâu

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, gọi là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư, một vùng núi non kỳ vĩ và hiểm trở làm thủ đô - "kinh đô đá".

Tại đây, ông cho xây cung điện, đặt triều nghi, đắp thành, đào hào, dựa vào thế núi xây dựng một công trình phòng ngự kiên cố như một pháo đài hiểm, biệt lập với bên ngoài. Kinh đô Hoa Lư được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung cảnh quan hùng vĩ.

Khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8 - 10m, hiện vẫn còn dấu vết của nhiều đoạn tường thành.

Vua Đinh Tiên Hoàng đã biết khai thác triệt để thiên nhiên phục vụ cho con người. Lối kiến trúc này tiết kiệm tối đa sức người sức của.

----------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Vua Đinh Tiên Hoàng đã chọn đóng đô ở đâu? Và một số kiến thức mở rộng liên quan tới vua Đinh Tiên Hoàng. Hi vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

Câu hỏi: 

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước là gì?

A. Đại Việt

B. Đại Cồ Việt

C. Đại Nam

D. Thăng Long

Đáp án đúng B.

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước là Đại Cồ Việt, n ăm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, đặt niên hiệu là Thái Bình, cho đúc tiền riêng, phong tước cho các con và quan hệ bình thường với nhà Tống.

Giải thích lý do vì sao chọn B là đúng

Nhà Đinh xây dựng đất nước: (968 – 980)

– Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, đặt niên hiệu là Thái Bình, cho đúc tiền riêng, phong tước cho các con và quan hệ bình thường với nhà Tống.

– Cử các tướng thân cận nắm chức vụ chủ chốt.

– Dựng cung điện, đúc tiền, xử phạt nghiêm với kẻ phạm tội.

(Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, chứng tỏ độc lập hoàn toàn là 1 nước lớn mạnh, tự hào ngang hàng với Nhà Tống, không là nước phụ thuộc)

* Sự thành lập nhà Lê:

– Đinh Tiên Hoàng bị giết chết (979).

– Vua Đinh Toàn mới 6 tuổi.

– Nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta, nên Thái Hậu Dương Vân Nga đưa Lê Hoàn lên ngôi vua năm 981 để chỉ huy kháng chiến (Thái hậu Dương Vân Nga nhường ngôi cho Lê Hoàn là đúng, biết hy sinh quyền lợi của dòng họ để bảo vệ dân tộc)

– Lê Hoàn lên ngôi vua – Lê Đại Hành, đổi niên hiệu là Thiên Phúc (gọi là Tiền Lê)

– Vua nắm mọi quyền hành về quân sư và dân sự.

– Giúp vua có quan Thái Sư, Đại sư; bộ máy quan lại gồm ban văn, võ, tăng.

– Con vua được phong vương nắm giữ vùng biên giới. (đây là chế độ quân chủ tập trung còn sơ sài)

– Cả nước chia làm 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu.

* Quân đội: gồm 10 đạo, 2 bộ phận:

+ Quân Điện Tiền (Cấm quân): bảo vệ nhà Vua và kinh thành.

+ Quân địa phương đóng tại các lộ, thay phiên nhau luyện tập và sản xuất.

Những câu hỏi liên quan

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết