Muốn có con phải làm như thế nào năm 2024

Bạn đã quyết định mình sẽ làm mẹ? Nhưng đợi chút, bạn cần chuẩn bị tốt cho một thai kỳ và em bé chào đời khỏe mạnh. Bạn đã biết mình cần làm những việc gì chưa? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những gợi ý quan trọng giúp bạn chuẩn bị tốt hơn.

1. Khám tiền thai sản

Thực tế, nhiều cặp vợ chồng trước khi mang thai thường bỏ qua bước khám tiền sản vì nghĩ điều này không cần thiết. Chỉ đến khi hiếm muộn, cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường do bệnh lý hoặc quá trình mang thai có bất thường, sinh con ra bị dị tật bẩm sinh mới đi thăm khám. Tuy nhiên, việc khám tiền thai sản là vô cùng cần thiết để bạn và gia đình sớm phát hiện ra các vấn đề bất thường về sức khỏe sinh sản, từ đó đánh giá những rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến chất lượng phôi thai cũng như sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai. Do đó, trước thời điểm dự định có con từ 3-6 tháng, bạn nên đặt lịch hẹn khám tiền thai sản để nhận được các lời khuyên hữu ích từ bác sĩ.

2. Tiêm phòng trước khi mang thai

Một số loại virus khi vào cơ thể mẹ bầu trở nên đặc biệt nguy hiểm, có thể gây ra những dị tật nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho thai nhi. Vì vậy, mẹ nên tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm cần thiết và hoàn tất việc tiêm ngừa trước khi chuẩn bị có bầu 3 tháng. Các mũi tiêm ngừa quan trọng bao gồm sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm mùa, viêm gan siêu vi B.

3. Sàng lọc di truyền trước khi mang thai

Sàng lọc di truyền là một bước quan trọng để đảm bảo em bé có thể sinh ra khỏe mạnh. Lợi ích của việc sàng lọc di truyền để biết được em bé sinh ra có bao nhiêu khả năng mắc một số bệnh di truyền nào không? Điều này giúp bạn và gia đình chủ động đưa ra các biện pháp can thiệp sớm sẽ tốt hơn cho bé. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể chọn phương pháp cấy phôi loại trừ gen đột biến di truyền. Một số bệnh di truyền nghiêm trọng cần được kiểm tra: Xơ nang, hồng cầu hình liềm, hoặc một số bệnh khác.

Lưu ý phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai (nhất là chưa mang thai lần nào) sẽ phải kiểm tra sức khỏe rất chi tiết do mang thai ở tuổi này thường gặp các vấn đề: Suy buồng trứng, sinh non, nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền sản giật cao hơn.

4. Bổ sung dinh dưỡng trước khi mang thai

Để quá trình thai kỳ được trọn vẹn, đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, bạn cần lên kế hoạch xây dựng một chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bản thân ngay từ khi trước thụ thai, trong đó không thể thiếu những dưỡng chất quan trọng dưới đây.

✓ Bổ sung axit folic (vitamin B9): Axit folic hay còn gọi là Vitamin B9 là một loại vitamin hết sức cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, việc uống acid folic với liều lượng thích hợp từ 3 tháng trước khi mang thai đến hết 3 tháng đầu của thai kỳ làm giảm đáng kể tỷ lệ thai nhi mắc các dị tật của ống thần kinh, một loại dị tật khá phổ biến ở thai nhi, như tật nứt đốt sống gây liệt chi dưới, đại tiểu tiện không kiểm soát, mất cảm giác chi dưới v.v.. hoặc nặng nề hơn như dị dạng thai vô sọ v.v…

  • Axit folic có nhiều trong giá đỗ, các loại rau có màu xanh sẫm như rau cải xanh, rau bina, các loại hạt, sữa, chuối...
  • Bạn có thể sử dụng thêm viên uống axit folic để bổ sung vitamin và dự phòng loại dị tật phổ biến và nghiêm trọng này. Tổ chức Y tế Mỹ khuyến cáo nên bổ sung khoảng 0,8mg (800 mcg)/ngày.

✓ Bổ sung sắt: Sắt tham gia vào thành phần của tế bào hồng cầu và đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy nên hết sức quan trọng, đặc biệt đối với thai phụ. Trong thai kỳ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên bổ sung khoảng 30mg sắt nguyên tố mỗi ngày để dự phòng thiếu máu.

  • Để uống đúng liều sắt cần thiết chị em cần phân biệt sắt nguyên tố và sắt hợp chất trong các loại thuốc sắt phổ biến trên thị trường, ví dụ để có thể cung cấp đủ 30 mg sắt nguyên tố mỗi ngày chị em phải uống đến 90 mg sắt fumarat hoặc 250 mg sắt gluconate. Do lượng sắt thừa đưa vào cơ thể sẽ không được đào thải mà được tích trữ lại do đó việc uống sắt thường xuyên và liều lượng cụ thể cần phải được cân nhắc.
  • Chất sắt sẽ có nhiều trong rau ngót, thịt nạc, cá biển, rau muống...

Lưu ý việc uống sắt chỉ thật sự quan trọng nếu bạn thiếu máu thiếu sắt, nếu lượng sắt trong cơ thể của bạn ở mức bình thường thì việc bổ sung sắt không có ích lợi gì chưa kể trong trường hợp người mang gen bệnh thiếu máu tan huyết (thalassemia) mặc dù thiếu máu nhưng lượng sắt huyết thanh vẫn rất cao khi đó việc uống sắt là chống chỉ định. Bác sĩ sẽ dựa trên công thức máu, nồng độ sắt huyết thanh của bạn để ra chỉ định thích hợp.

✓ Bổ sung canxi: Canxi được biết đến là một nguyên tố vi lượng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Đặc biệt, canxi rất cần thiết cho sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ, là nguyên tố quan trọng cho sự hình thành và phát triển xương, răng, trí tuệ của bé. Nếu lượng canxi cung cấp không đủ, thai nhi có thể gặp phải những vấn đề sau sinh như bệnh còi xương bẩm sinh, suy dinh dưỡng, phát triển chậm, khò khè, xương yếu, dị dạng,… Lưu ý rằng, khi bạn mang thai, em bé không thể tự tổng hợp canxi nên bạn là nguồn canxi duy nhất cho bé, và nguồn canxi này sẽ được lấy chủ yếu từ xương và răng của mẹ. Do đó, việc bổ sung đủ canxi là vô cùng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu cả trước và trong khi mang thai.

  • Nhu cầu canxi của phụ nữ mang thai thay đổi theo từng giai đoạn: 3 tháng đầu: 800mg/ngày; 3 tháng giữa: từ 1000 - 1200mg/ngày; 3 tháng cuối và giai đoạn cho con bú: từ 1.200 - 1.500 mg/ngày.
  • Canxi sẽ có nhiều trong sản phẩm từ sữa (sữa tươi, phomai, sữa chua…), động vật có vỏ (Tôm, cua, ghẹ, ốc, sò, nghêu, hến,…), trái cây (chuối, kiwi, cam, quýt,…), rau (rau bina, súp lơ xanh, cải xoăn, rau dền, mồng tơi,…)

✓ DHA có trong thành phần của axit béo Omega 3: DHA có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của thai. Thành phần DHA trong Omega 3 giúp phát triển hệ thần kinh trung ương của bé từ những tuần đầu tiên của thai kỳ, DHA còn giúp phát triển võng mạc mặt, giảm nguy cơ sinh non, thai nhẹ cân. Bạn không chỉ nên uống khi đã mang thai mà việc bổ sung DHA từ trước khi mang thai đem lại nguồn dự trữ DHA vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên, giai đoạn phát triển của hệ thần kinh trung ương. DHA có trong các thực phẩm như: Cá, lòng đỏ trứng gà, sữa, thịt đỏ, các loại hạt... tuy nhiên việc cung cấp DHA qua viên uống Omega 3 là thuận lợi nhất. Liều DHA tối thiểu cho người trưởng thành khoảng 220 mg/ngày, cho thai phụ và khi cho con bú khoảng 300 mg/ngày.

✓ Bổ sung các loại Vitamin và các yếu tố vi lượng: Nghiên cứu gần đây cho thấy việc uống vitamin tổng hợp (trong đó có cả axit folic) trước và trong khi mang thai góp phần làm giảm nguy cơ sinh bé bị các bất thường dạng tự kỷ (phổ tự kỷ). Phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể bổ sung vitamin từ thực phẩm hoặc viên uống, Vitamin A có nhiều trong gan cá biển, cà rốt, bí ngô, cà chua... Vitamin C trong các loại rau xanh, trái cây tươi...

Lưu ý rằng, chế độ ăn của các bạn khó cân đối và đảm bảo cung cấp đầy đủ tất cả các loại vitamin và các yếu tố vi lượng, bạn có thể bổ sung các loại vitamin và các yếu tố vi lượng bằng viên uống vitamin tổng hợp với liều lượng thích hợp trước và trong khi mang thai. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu hạn chế ăn một số thực phẩm có hại cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

  • Cafe-in: Mặc dù không có sự nhất trí chính xác về lượng cafein an toàn trong thời kỳ mang thai, các chuyên gia đồng ý rằng phụ nữ mang thai và những người đang cố gắng thụ thai nên tránh tiêu thụ một lượng lớn caffeine mỗi ngày. Quá nhiều caffeine có liên quan đến nguy cơ sảy ở một số phụ nữ.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và trẻ nhẹ cân ở phụ nữ. Còn đối với nam giới, sử dụng thuốc lá có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và làm giảm số lượng tinh trùng. Việc hút thuốc lá thụ động cũng mang lại những ảnh hưởng tương tự. Vì thế hãy cố gắng tránh xa khói thuốc lá thụ động.
  • Uống rượu: Việc uống rượu vừa phải (một ly mỗi ngày đối với phụ nữ) được coi là tốt khi bạn đang cố gắng thụ thai. Tuy nhiên, khi bạn đã mang thai thì cần từ bỏ hoàn toàn việc uống rượu vì có thể gây hại cho thai nhi.

5. Tính toán ngày rụng trứng

Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ kéo dài khoảng 28 - 32 ngày. Thời điểm rụng trứng sẽ rơi vào ngày giữa tháng (ngày thứ 14, 15 của chu kỳ). Đối với quá trình thụ thai, chu kỳ này được chia thành 3 thời điểm: an toàn tương đối, an toàn tuyệt đối và nguy hiểm.

Khoảng thời gian được xem là dễ mang thai tính từ ngày rụng trứng cộng hoặc trừ thêm 5 ngày trước và sau đó. Những người có chu kỳ kinh nguyệt đều thì ngày rụng trứng sẽ là ngày giữa tháng (ngày thứ 14, 15 của chu kỳ) và từ ngày 10 - 20 được xem là khoảng thời gian thụ thai dễ nhất. Bởi vậy, khi quan hệ tình dục trong những ngày này, khả năng có thai sẽ lên tới trên 90%. Nếu bạn đang mong muốn được có một thiên thần nhỏ thì đây thực sự là một khoảng thời gian tuyệt vời để biến nó thành hiện thực đấy.

Muốn có con phải làm như thế nào năm 2024

Cách tính ngày rụng trứng:

  • Nếu bạn có kinh nguyệt ổn định: Ngày rụng trứng = Số ngày vòng kinh – 14 ngày. Ví dụ: Chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày: 28 – 14 = 14. Thời điểm dễ thụ thai nhất là từ ngày 12 – 16.
  • Nếu bạn có kinh nguyệt không ổn định: Để sử dụng một cách chính xác, bạn cần ghi lại ngày của chu kỳ kinh nguyệt trong ít nhất mười hai tháng. Sau đó, tính số ngày của chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất và trừ đi 18, sau đó tính số ngày của chu kỳ kinh dài nhất và trừ đi 11. Kết quả sẽ cho bạn khoảng thời gian ngày kinh mà có khả năng thụ tinh cao nhất. Ví dụ: Nếu bạn có chu kỳ kinh ngắn nhất là 27 ngày và chu kỳ kinh dài nhất là 33 ngày, thì thời điểm dễ có khả năng thụ tinh nhất sẽ nằm trong khoảng từ ngày thứ 9 (27 – 18) đến ngày thứ 22 (33 – 11) của chu kỳ kinh nguyệt.

7. Chuẩn bị tài chính

Mặc dù tùy vào điều kiện tài chính của từng gia đình, các chi phí cho việc chăm sóc sức khỏe bà bầu, sinh con và nuôi dưỡng con sẽ khác nhau. Tuy nhiên, việc xác định chi phí sinh con cụ thể, cũng như lên kế hoạch chi tiết sẽ giúp các cặp vợ chồng giảm bớt lo âu khi bé chào đời.Thông thường, phụ nữ sẽ phải chi trả các chi phí sau khi chuẩn bị mang thai đến lúc sinh.

Tổng quyền lợi Bảo hiểm sức khỏe VBICare kèm Chăm sóc thai sản lên tới 2 tỷ VNĐ

Trong đó, nếu tham gia Bảo hiểm sức khỏe VBICare kèm quyền lợi thai sản, bạn và gia đình sẽ được hỗ trợ một phần chi phí sinh con, từ 5-40 triệu/VNĐ/người. Bao gồm:

✓ Chi phí Sinh con: bao gồm sinh thường; sinh mổ; sinh khó bằng các can thiệp chuyên môn. Quyền lợi tối đa 40.000.000đ/người/năm.

✓ Tai biến sản khoa: bao gồm nhiễm trùng hậu sản các loại, tiền sản giật, sản giật, dọa vỡ tử cung, vỡ tử cung, chảy máu sau đẻ, phù phổi cấp, thuyên tắc ối và các biến chứng của các nguyên nhân nêu trên. Quyền lợi tối đa 40.000.000đ/người/năm.

✓ Bệnh lý phát sinh nguyên nhân do thai kỳ: bao gồm đái tháo đường thai kỳ, cao huyết áp thai kỳ, nhiễm độc thai nghén không bao gồm nôn nhiều, nôn nặng. Quyền lợi tối đa 40.000.000đ/người/năm.

✓ Bất thường trong quá trình mang thai: bao gồm Thai ngừng phát triển, thai lưu, dọa sảy thai, sảy thai, chửa trứng, chửa ngoài tử cung, rau tiền đạo, rau bong non, doạ đẻ non, chửa vết mổ. Quyền lợi tối đa 40.000.000đ/người/năm.

Trong trường hợp sinh con tại các bệnh viện liên kết với VBI, VBI sẽ thanh toán bảo lãnh trước các chi phí nằm trong phạm vi bảo hiểm. Khi đó, mẹ bầu chỉ cần chi trả các chi phí ngoài phạm vi bảo hiểm. Hiện nay, mạng lưới bảo lãnh của VBI trải dài trên khắp cả nước, bao gồm các bệnh viện phụ sản nổi tiếng bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện phụ sản Hà Nội, bệnh viện phụ sản MêKông, bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Vinmec, bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, bệnh viện Đa khoa Thu Cúc… Mẹ bầu có thể tự do lựa chọn cơ sở y tế chất lượng cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm để mẹ bầu vượt cạn thành công, con sinh ra khỏe mạnh.

» Tra cứu: Danh sách bệnh viện bảo lãnh tại VBI

Lưu ý rằng khi tham gia Bảo hiểm sức khỏe VBICare kèm Thai sản, bạn sẽ được hưởng thêm các quyền lợi bảo hiểm chính: Điều trị nội trú, phẫu thuật do bệnh từ 12,5-250 triệu VNĐ/năm, Chi phí y tế do tai nạn từ 5-100 triệu VNĐ/năm; Bảo hiểm tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn do bệnh/do tai nạn từ 25 triệu VNĐ - 1 tỷ VNĐ/năm.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể tham gia quyền lợi Điều trị ngoại trú, Nha khoa, Trợ cấp nằm viện do tai nạn để bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.

Bạn có thể mua Bảo hiểm sức khỏe VBICare qua Website hoặc app MyVBI hoặc Zalo Mini App MyVBI mọi nơi mọi lúc. Lựa chọn nhiều hình thức thanh toán tiện lợi qua thẻ ATM/internet banking/thẻ quốc tế, ví điện tử.v.v.

Lưu ý Từ 18h00 ngày 25/3/2024 đến hết 30/06/2024, khách hàng mua Bảo hiểm sức khỏe trực tiếp trên website myvbi.vn hoặc app MyVBI hoặc Zalo Mini app MyVBI (không thông qua tư vấn viên) sẽ được giảm ngay 10% phí bảo hiểm.

.png)

» Xem chi tiết: Giảm ngay 10% phí Bảo hiểm sức khỏe VBICare

» Mua ngay: Bảo hiểm sức khỏe VBICare

Ngay sau khi hàng hoàn tất thanh toán, VBI sẽ gửi giấy chứng nhận điện tử tới email bạn đăng ký. (Giấy chứng nhận điện tử có đầy đủ giá trị pháp lý theo quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử.

Quý khách cần tư vấn mua Gói Bảo hiểm VBI phù hợp? Vui lòng liên hệ với nhân viên kinh doanh: 0869120618