Moột người có thể đứn tên bao nhiêu công ty năm 2024

Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nên có rất nhiều doanh nghiêp được thành lập. Một câu hỏi đặt ra khi thành lập doanh nghiệp là doanhh nghiệp có thể có bao nhiêu người đại diện theo pháp luật và một người có được làm đại diện tại nhiều Công ty không. Vậy quy định của pháp luật là như thế nào về trường hợp một người có được làm đại diện tại nhiều Công ty không?

Luật tư vấn P&P xin tư vấn tới quý khách hàng về trường hợp một người có được làm đại diện tại nhiều công ty không?

Cơ sở pháp lý

- Bộ luật dân sự 2015

- Luật Doanh nghiệp 2014

- Nghị định 78/2015/NĐ-CP

Thế nào là đại điện, người đại diên theo pháp luật, các hình thức đại diện trong doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 134, 135 Bộ luật dân sự 2015

- Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân [sau đây gọi chung là người đại diện] nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác [sau đây gọi chung là người được đại diện] xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

- Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

Căn cứ xác lập quyền đại diện trong công ty

- Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện [sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền]; theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật [sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật].

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Các hình thức đại diện pháp luật trong công ty

- Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

- Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

- Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

Quy định về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật trong công ty

Theo quy định tại Điều 14 Luật doanh nghiệp 2014

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:

- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

- Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.

Điều kiện để một người làm đại diện theo pháp luật của Công ty

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014

- Cư trú tại Việt Nam: Trường hợp doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

+ Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;

+ Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

- Năng lực hành vi dân sự: Người đại diện theo pháp luật phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự. Đây là điều kiện bắt buộc phải có của người đại diện theo pháp luật, đó là từ đủ 18 tuổi trở lên và không rơi vào trường hợp: [i] mất năng lực hành vi dân sự; [ii] có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và [iii] hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Mặc nhiên coi là người đại diện theo pháp luật trong trường hợp: Doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Ngoài ra một số trường hợp thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty. Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

Ai có thể làm người đại diện theo pháp luật công ty?

- Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là "cá nhân" đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Khi việc bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật [ví dụ như được chấp thuận bởi cơ quan quản lý của doanh nghiệp và đăng ký với cơ quan nhà nước], việc đại diện của người đại diện theo pháp luật sẽ có hiệu lực và ràng buộc doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, cả trong điều lệ doanh nghiệp.

Các chủ thể không được làm đại diện trong công ty

Theo định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Các lưu ý khi một người có được làm đại diện tại nhiều Công ty không?

Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Bộ luật dân sự năm 2015 cho phép Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

- Trong trường hợp có nhiều người đại diện theo pháp luật, Điều lệ công ty phải quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Một người làm đại diện theo pháp luật của hai hay nhiều công ty cần phải nắm rõ quy định về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

- Ngoài ra, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ quy định

Một số câu hỏi của khách hàng liên quan đến thắc mắc một người có được làm đại diện tại nhiều công ty không?

Khách hàng hỏi: Một cá nhân đứng tên đại diện pháp luật của 03 công ty, cùng 1 địa chỉ có phạm vi phạm pháp luật không?

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì:

- Công ty TNHH và công ty Cổ phần “có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”.

Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Như vậy, hiện nay pháp luật chỉ quy định 1 công ty có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật mà không quy định cụ thể 1 cá nhân có thể là người đại diện theo pháp luật của nhiều công ty hay không. Bởi vậy, với trường hợp của bạn, theo pháp luật hiện hành thì bạn được phép “đứng tên” – là người đại diện theo pháp luật của nhiều công ty.

Căn cứ vào Điều 43 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì: “Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử [nếu có].”

Như vậy, hiện nay pháp luật không cấm việc hai công ty cùng đăng ký trụ sở chính trên cùng một địa điểm, theo quy định trên thì hai công ty được đăng ký cùng một địa điểm làm trụ sở chính chỉ cần đó là địa chỉ thật và chính xác.

Khách hàng hỏi: Tôi hiện đang là chủ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty kinh doanh trong lĩnh vực may mặc nên. Tôi muốn thành lập thêm một công nữa kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông. Tôi cũng muốn đứng tên công ty này. Hai công ty này sẽ hoàn toàn độc lập với nhau. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi có thể cùng lúc đứng tên 2 công ty không

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Như bạn trình bày thì bạn hiện đang là chủ của một công ty và muốn thành lập thêm 1 công ty nữa và đứng tên công ty đó luôn. Việc đứng tên hai công ty được pháp luật thừa nhận với danh nghĩa là người đại diện theo pháp luật cho công ty. Theo quy định trên đây thì pháp luật không cấm một người làm đại diện theo pháp luật của nhiều công ty.

Bên cạnh đó nếu bạn là chủ doanh nghiệp thì chức danh của bạn sẽ là Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty. Theo quy định tại Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2014 về Giám đốc, Tổng giám đốc công ty thì không có cấm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác. Do đó bạn có thể cùng một lúc đứng tên 2 công ty.

Khách hàng hỏi: Hiện tại tôi là giám đốc của Công ty hợp danh [Người đại diện theo pháp luật] Tôi và bạn tôi muốn thành lập Công ty TNHH 2 thành viên và tôi cũng được giữ chức Giám đốc Công ty [cũng là người đại diện theo pháp luật của Công ty] thì liệu có vi phạm pháp luật hay không?

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 175 Luật doanh nghiệp 2014 thì

- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Đối với trường hợp của bạn, thì bạn vẫn được làm giám đốc – đại diện theo pháp luật của của Công ty TNHH thì vẫn không vi phạm pháp luật. Nhưng do bạn là giám đốc – người đại diện của Công ty hợp danh thì bạn phải tuân thủ các nghĩa vụ sau đây:

- Tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty;

- Tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

- Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

- Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty;

- Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;

- Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;

- Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Khách hàng hỏi: Một cá nhân thì có được phép làm tổng giám đốc [Người đại diện theo pháp luật] của 2 công ty cổ phần hay không

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định hiện nay của Luật doanh nghiệp 2014 thì một cá nhân hoàn toàn có thể làm tổng giám đốc của 2 công ty cổ phần cùng một lúc. Trừ trường hợp các công ty cổ phần đó là công ty nhà nước.

Khách hàng cần cung cấp

Thông tin cần cung cấp

- Tên người đại diện theo pháp luật

- Tên công ty

Tài liệu cần cung cấp

- Bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu của người đại diện theo pháp luât

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Công việc của chúng tôi

- Tư vấn các vấn đề liên quan đến trường hợp một người có được làm đại diện tại nhiều công ty không

- Hỗ trợ, giải đáp các vướng mắc liên quan đến một người có được làm đại diện tại nhiều công ty không

Chủ Đề