Methylene bis-benzotriazolyl tetramethylbutylphenol là gì


lâu lắm mình mới có hứng viết lại Blog.

Hôm nay nhân một ngày trời 20 độ không có nắng mình quyết định viết về một số thành phần chất chống nắng thường có trong các loại kem chống nắng trên thị trường mà mọi người nên quan tâm và lưu ý nhé.

Về tác dụng của kem chống nắng thì mình sẽ ko đề cập đến nữa. Bạn nào chưa biết gì nhiều có thể tham khảo bài Chống nắng, vì sao như thế nào? mà mình viết từ 2016 để tham khảo nhé.

Chất chống nắng được chia làm hai loại; chống nắng vật lý và chống nắng hóa học_ điều này cũng ko mới gì nhỉ!

1. Chống nắng vật lý:
Chống nắng vật lý là những chất ko gây ra hiện tượng phản ứng hóa học, mà chỉ là một độ che phủ lên da, che khuất ánh mặt trời Ví dụ như: mặc áo chống nắng, khẩu trang, hay là một „lớp áo“ ở cỡ nano như là Zinc oxideTitanium dioxide. Những chất này còn có tên gọi chung là mineral filters.

Điểm mạnh: - ko bị phân hủy dưới tác động của nắng, như vậy mình sẽ kiểm soát được, ko phải lo về các gốc tự do, nảy sinh khi tiếp xúc với ánh nắng và gây hại đến da. Và chính vì vậy mà ko gây kích ứng hay dị ứng cho da.

Điểm yếu: - Vì là lớp áo chống nắng dạng nano, ko tan trong nước, nên sẽ để lại một lớp màu trắng trên da. Thành ra khi bôi kem chống nắng vật lý da của chúng ta sẽ trắng lên 3-4 tone màu.

- Vì kích cỡ Nano, nên nó có thể đi vào cơ thể. Cả hai chất đều có thể đi vào trong da nhưng chỉ đi đến được biểu bì (Nano Zinc oxide) và hạ bì (Nano Titandioxide). Chúng ta nên chú ý rằng, chỉ ở kết cấu hạt nano thì mới diễn ra những điều này. Ngoài ra, Zinc Oxide và Tinandioxde là hai chất được dùng là Photokatalysator, tức là trong các phản ứng hóa học hữu cơ, dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời có thể giúp tạo thành các gốc tự do. Và nếu trên bề mặt da ko có các chất chống Oxi hóa (antioxidant) thì việc hình thành các gốc tự do dễ diễn ra hơn, và những gốc tự do này có thê làm tổn hại đến tế bào và DNA ở trong da. Do đó để khắc phục vấn đề này, một số sản phẩm đã sử dụng kích cỡ mikro cho các hạt chống nắng vật lý. Bằng cách „tráng“ (coated) các hạt chống nắng với siliciumdioxide hay là dầu bọc lại, và trên bao bì sẽ được ghi là:“ beschichtetes mikrofeines Titandioxid“/ coated microfine titanium dioxide. Và như vậy sẽ ko đi được vào trong da.

Qua đường hô hấp thì Titandioxid có thể tăng nguy cơ ung thư nếu chúng ta hít những chất này nhiều và thường xuyên, do đó chúng ta ko nên sử dụng các loai bình xịt chống nắng có chứa những chất này, hoặc lúc xịt thì gắng nính thở nha.

Các chất chống nắng hóa học khi bôi lên da dưới tác động của anh nắng mặt trời sẽ tiến hành phản ứng hóa học, biến các tia tử ngoại thành nhiệt và sau đó giải phóng nhiệt ra khỏi da.

Sau đây sẽ là danh sách những chất chống nắng mà chúng ta có thể tin tưởng được. Chúng ko gây kích ứng hay dị ứng cho da, ko có tác dụng đến Hormon, ko phân hủy dưới ánh nắng mặt trời.

  • o   Bis-Ethylhexyloxyphenol Methoxyphenyl Triazine (Tinosorb S)
  • o   Drometrizole Trisiloxane (Meroxyl XL)
  • o   Terephthalylidene Dicamphor Sulfonic Acid (Mexoryl SX)
  • o   Ethylhexyl Triazone (Uvinul T 150)/ Octyltriazon
  • o   Diethylamino Hydroxybenzoyl Hexyl Benzoate (Uvinul A Plus)
  • o   Diethylhexyl Butamido Triazone (Iscotrizinol)
  • o   Phenylbenzimidazole Sulfonic Acid (Enzulisol)
  • o   Butyl Methoxydibenzoylmethane (Avobenzone) 
  • o   Methylene Bis-Benzotriazolyl Tetramethylbutylphenol (Tinosorb M)
  • o   Tris Biphenyl Triazine (nano) Tinosorb A2B

Tiếp theo là những chất mà chúng ta nên tránh. Bới chúng có khả năng đi vào trong da, gây dị ứng và kích ứng da.

  • o   Benzophenone-3 (Oxybenzon)
  • o   Benzophenone-4 (Sulisobenzon)
  • o   Benzophenone-5
  • o   4-Methylbenzylidene Camphor (Enzacamen)
  • o   Homomenthyl Salicylate (Homosalate)
  • o   Octocrylene
  • o   Octyl Methoxycinnamate (Ethylhexyl Methoxycinnamate oder Octinoxat)
  • o   Ethylhexyl Dimethyl PABA (Padimate O)
  • o   Isoamyl Methoxycinnamate (Amiloxat)

Ngoài ra còn có Butyl Methoxydibenzoylmethane (Avobenzone), cơ bản nó là một chất chống nắng hữu hiệu. Chỉ có điều chất này ko có độ bền, dễ bị phân hủy nhanh dưới ánh nắng, do đó thường được kết hợp với Octocrylene để tang độ bền. Mà Octocrylene rất dễ gây dị ứng, do đó mình cũng tránh em này.

Nếu bạn mua kem chống nắng cho các em bé, cũng như có làn da nhạy cảm thì nên chọn những chất chống nắng vật lý hoặc là chống nắng hóa học trong danh sách màu xanh và tránh những chất trong danh sách đỏ. Mỗi lần bạn sử dụng kem chống nắng
mà bị kích ứng thì có thể xem qua thành phần ở danh sách đỏ, nếu có một trong những chất nêu trên thì nên tránh khi mua những sản phẩm khác có chứa chất đó.

Trong tất cả loạt chất nêu trên thì mình thích nhất là Tinosorb S và Enzulisol. Ngoài việc hai em này ko có các tác dụng phụ thì em ý còn có tính kháng viêm cũng như là có thể vô hiệu hóa các gốc tự do dưới bức xạ UVB. Chính vì vậy là da nhạy cảm có thể an tâm khi sử dụng kem có chưa những chất này. Thông thường trong kem chống nắng sẽ là sự kết hợp của 2-3 thành phần nên mọi người có thể lưu ý từng chất để chọn lựa sản phẩm phù hợp vơi mình. Bên cạnh đó, nguyên nhân kích ứng, hay mụn lúc dung kem chống nắng còn nằm ở những thành phần khác như tạo mùi, chất bảo quản ví dụ điển hình là Paraben. Những vấn đề này mình sẽ nêu ở những biết sau nhé.

Bạn muốn tham khảo sản phẩm chống nắng nào, mua ở đâu, có thể tham khảo qua bài viết của mình: Mua kem chống nắng gì, ở đâu?


Tóm lại là, dù bôi kem chống nắng cũng lắm thứ phứ tạp nhưng chúng ta cũng đừng lười bôi kem nhé.

Mình tổng kết lại bài này bằng một cái bảng để mọi người dễ tra cứu nhé. Màu xanh là những chất mọi người có thể dùng, và màu đỏ là những chất nên tránh.

Tên

Tính chất

Tác dụng phụ

Zinc Oxide

Nano-Vật lý

Titanium Dioxide

Nano- Vật lý

Bis-Ethylhexyloxyphenol Methoxyphenyl Triazine (Tinosorb S)

Hóa học

Drometrizole Trisiloxane (Meroxyl XL)

Hóa học

Terephthalylidene Dicamphor Sulfonic Acid (Mexoryl SX)

Hóa học

Ethylhexyl Triazone (Uvinul T 150)/ Octyltriazon

Hóa học

Diethylamino Hydroxybenzoyl Hexyl Benzoate (Uvinul A Plus)

Hóa học

Diethylhexyl Butamido Triazone (Iscotrizinol)

Hóa học

Phenylbenzimidazole Sulfonic Acid (Enzulisol)

Hóa học

Butyl Methoxydibenzoylmethane (Avobenzone

Hóa học

 Kém bền, phải kết hợp cùng Octocrylen

Methylene Bis-Benzotriazolyl Tetramethylbutylphenol (Tinosorb M)

Nano- Hóa học

 Phân tử khá khá lớn, liên kết thành chuỗi nên ko đi vào trong da được

Tris Biphenyl Triazine (nano) Tinosorb A2B

Nano- Hóa học

Ethylhexyl Salicylate (Octisalate)

Hóa học

Chỉ ngăn UVB, kém bền

Benzophenone-3 (Oxybenzon)

Hóa học

Đi vào trong da, gây dị ứng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất

Benzophenone-4 (Sulisobenzon)

Hóa học

Đi vào trong da, gây dị ứng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất

Benzophenone-5

Hóa học

Đi vào trong da, gây dị ứng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất

 4-Methylbenzylidene Camphor (Enzacamen)

Hóa học

Đi vào trong da, gây dị ứng, tác dụng nội tiếc tố

Homomenthyl Salicylate (Homosalate)

Hóa học

Đi vào trong da, gây dị ứng, tác dụng nội tiếc tố

Octocrylene

Hóa học

Đi vào trong da, gây dị ứng. Sản sinh ra các gốc tự do, nên đặc biệt gây dị ứng ở trẻ em, tác dụng nội tiếc tố.

Octyl Methoxycinnamate (Ethylhexyl Methoxycinnamate oder Octinoxat)

Hóa học

Đi vào trong da, gây dị ứng, tác dụng nội tiếc tố

Ethylhexyl Dimethyl PABA (Padimate O)

Hóa học

Đi sâu vào da, gây dị ứng, nguy cơ ung thư

Isoamyl Methoxycinnamate (Amiloxat)

Hóa học

ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của da

 Disodium Phenyl Dibenzimidazole Tetrasulfonate (Bisdisulizole Disodium)

Hóa học

Gây kích ứng