Máy tính khởi động quạt quay vài vòng rồi tắt

  • Bước 1 – Kiểm tra nguồn ATX

               

    Bạn kiểm tra nguồn ATX bằng cách, tháo rắc nguồn ra khỏi Mainboard, đấu chập chân P.ON [dây mầu xanh lá cây] vào chân Mass [dây mầu đen] nếu quạt nguồn quay tít là nguồn ATX vẫn tốt, nếu quạt nguồn quay 1 – 2 vòng rồi tắt là nguồn ATX bị hỏng* Nếu nguồn ATX hỏng thì bạn thay thế nguồn ATX mới

    * Phần sửa nguồn ATX sẽ đề cập ở chương sau.

  • Bước 2 – Đo trở kháng các phụ tải 12V, 5V và 3,3V trên Mainboard
    - Dùng đồng hồ vạn năng, chỉnh ở thang X1Ω , đo trở kháng các đường phụ tải 12V, 5V và 3,3V từ chân của rắc cắm nguồn 20 hoặc 24 chân với Mass, cách đo như sau.

    a] Đo trở kháng đường 12V cấp cho mạch VRM [mạch ổn áp cho CPU]
    *  Đặt que đen vào chân 12V [chân có dây mầu vàng đi vào], que đỏ vào Mass, quan sát đồng hồ.

    Nếu trở kháng khoảng > = 3KΩ [tức kim lên không đáng kể]  => Là trở kháng bình thường

     Phép đo cho thấy trở kháng đường phụ tải 12 V cấp cho mạch VRM bình thường

    • Chỉnh đồng hồ ở thang X1 Ω
    • Đặt que đỏ vào Mass. que đen vào chân 12V của rắc 4 Pin [chân có dây mầu vàng đi vào]
    • Nếu kim chỉ lên một chút [khoảng 3 – 5KΩ]
      =>
       Là trở kháng bình thường.

    Phép đo cho thấy trở kháng đường phụ tải 12 V cấp cho mạch VRM bị chập

    • Vẫn đo như trên nhưng nếu thấy kim lên hết thang đo tức là
      trở kháng   0 Ω
      => Là mạch VRM bị chập [mạch ổn áp cho CPU bị chập]
    • Nguyên nhân mạch VRM bị chập là do chập các đèn Mosfet, bạn cần kiểm tra kỹ các đèn Mosfet của mạch ổn áp VRM xung quanh CPU.

         Đo kiểm tra Mosfet

    • Chỉnh đồng hồ ở thang X 1 Ω
    • Bạn đo trở kháng
      D-S của các đèn trong mạch VRM
    • Cả hai chiều đo phải cho giá trị điện trở khoảng vài chục Ω đến vài trăm Ω,  chỉ cần một chiều đo có trở kháng 0 Ω  => Là đèn Mosfet bị chập.
    • Nếu Mosfet bị chập, bạn cần thay Mosfet mới.
    • Lưu ý: Mosfet trên Mainboard có dòng DS rất lớn khoảng > 30A, bạn có thể lấy các đèn ở vị trí tương đương của Mainboard khác thay sang

      Xem lại bài “Đo kiểm tra Mosfet”

      Mạch ổn áp cho CPU

    b] Đo trở kháng đường 12V cấp cho mạch dao động

      Phép đo cho thấy trở kháng đường phụ tải 12V cấp cho mạch dao động bình thường

    • Chỉnh đồng hồ ở thang X1 Ω
    • Đặt que đỏ vào Mass, que đen vào chân 12V [chân có dây mầu vàng đi vào] của rắc 20 chân hoặc rắc 24 chân .
    • Nếu kim đồng hồ chỉ nhích lên một chút,
      khoảng 1,5KΩ  => Là trở kháng bình thường.

    Phép đo cho thấy trở kháng đường phụ tải 12 V cấp cho mạch dao động bị chập

    • Vẫn đo tương tự như trên nhưng thấy kim đồng hồ lên hết thang đo, tức trở kháng  0Ω  => Là bị chập đường phụ tải 12V
    • Đường 12V của rắc 20 chân hoặc 24 chân này thường chỉ cấp cho IC dao động của mạch VRM, trong thực tế đường này ít khi bị chập
    • Nếu chập đường 12V này thì bạn hãy tháo thử IC dao động của mạch VRM ra khỏi Mainboard

    c] Đo trở kháng đường 5V [5V của nguồn chính – trên các dây mầu đỏ]

               Phép đo cho thấy trở kháng đường phụ tải 5V bình thường

    • Chỉnh đồng hồ ở thang X1 Ω
    • Đặt que đỏ vào Mass, que đen vào chân 5V [chân có các dây mầu đỏ đi vào] của rắc 20 chân hoặc rắc 24 chân .
    • Nếu kim đồng hồ nhích lên một chút, cho trở kháng
      từ 500Ω đến 1KΩ  => Là trở kháng bình thường.

    Phép đo cho thấy trở kháng đường phụ tải 5 V  bị chập

    • Vẫn đo tương tự như trên nhưng thấy kim đồng hồ báo  0 Ω  => Là bị chập đường 5V
    • Đường 5V thường  cấp trực tiếp cho IC-SIO và Chipset nam, một số Main thì đường 5V cấp cho cả ROM BIOS
    • Khi chập đường 5V có nghĩa là sẽ bị chập một trong các linh kiện:- IC- SIO- Chipset nam

      - ROM BIOS

    • Phương pháp xác định linh kiện bị chập sẽ đề cập ở phần cuối trang

    d]  Đo trở kháng đường 3,3V [trên các dây mầu cam]

      Phép đo cho thấy trở kháng đường phụ tải 3,3V bình thường

    • Chỉnh đồng hồ ở thang X1 Ω
    • Đặt que đỏ vào Mass, que đen vào chân 3,3V [chân có các dây mầu cam đi vào] của rắc 20 chân hoặc rắc 24 chân .
    • Nếu kim đồng lên khoảng nửa thang đo, hoặc trở kháng khoảng 20 đến 30Ω  => Là bình thường.

          Phép đo cho thấy trở kháng đường phụ tải 3,3 V bị chập

    • Vẫn đo tương tự như trên nhưng thấy kim đồng hồ báo  0 Ω  => Là bị chập đường 3,3V
    • Đường 3,3V thường  cấp trực tiếp cho IC-SIO, Chipset nam,  ROM BIOS và IC- Clock Gen, IC- mạng LAN
    • Khi chập đường 3,3V có nghĩa là sẽ bị chập một trong các linh kiện:- IC- SIO- Chipset nam- ROM BIOS- IC – Clock Gen

      - LAN [Card Net onboard]

    • Phương pháp xác định linh kiện bị chập sẽ đề cập ở  phần cuối trang
  • Bước 3 – Phương pháp xác định linh kiện bị chậpSau khi bạn kiểm tra qua bước 2 ở trênNếu bạn phát hiện đường 5V hoặc 3,3V bị chập thì bạn chỉ biết rằng một trong các linh kiện sau có thể bị chập là:- IC – SIO- Chipset nam- ROM BIOS- IC- Clock Gen- IC- Net onboard

    Nhưng trong thực tế đòi hỏi bạn phải xác định chính xác linh kiện bị chập để không bị thay nhầm linh kiện, hơn nữa việc xác định chính xác linh kiện chập khiến bạn sửa chữa được nhanh chóng và đạt kết quả cao.

    Để xác định linh kiện chập, bạn hãy làm như sau:
     - Dùng đồng hồ đo dòng [của thợ sửa điện thoại]- Ban đầu giảm điện áp của đồng hồ về 0V- Đặt que đen xuống mass, que đỏ vào đường điện áp [đang bị chập]- Chỉnh đồng hồ tăng dần cho đến khi dòng chập đạt 0,8 A- Để cho dòng chập chạy qua Mainboard khoảng 30 giây đến 1 phút- Lấy tay sờ vào các linh kiện IC-SIO, Chipset nam, ROM BIOS, Clock Gen và IC-Net Onboard=> Linh kiện nào hơi nóng => thì đó là linh kiện bị chập.

    Sau khi cho dòng chập chạy qua Mainboard khoảng 30 giây, sờ thấy linh kiện nào hơi nóng là linh
    kiện đó bị chập

  • Sau khi kích nguồn trên Mainboard, bạn thấy quạt laptop quay vài vòng rồi tắt. Lỗi này là do chập tải những nguồn chính trên main như: 12V, 5V, 3v3, 12V [4pin]. Vậy nguyên nhân gây ra lỗi này là gì?

    Tại sao quạt laptop quay vài vòng rồi tắt?

    Trường hợp 1: Chạm mạch VRM

    Chạm mạch VRM là trường hợp phổ biến nhất. Để xác định xem tình huống của bạn có nằm trong trường hợp này hay không thì bạn có thể kiểm tra như sau: Đầu tiên bạn rút jack cắm 12V [4pin] và sau đó kích nguồn lại thử. Nếu kết quả là quạt laptop hoạt động bình thường thì chúng ta suy ra vấn đề đến từ mạch VRM tạo áp Vcore cho CPU.

    Từ đây, ta xem xét dọc mạch Vcore bao gồm:

    Mosfet

    Có thể nguyên nhân gây ra lỗi là do chập một hoặc nhiều mosfet cho nên chúng ta hãy kiểm tra lần lượt từng mosfet một và khi nào thấy xuất hiện dấu hiệu chạm G-D thì đồng nghĩa với  mosfet đó đã chết. Ngoài ra, để chắc chắn 100% mosfet đã chết, bạn có thể sử dụng máy khò nhiệt rồi xả mosfet ra khỏi Mainboard và tiến hành đo rời ở bên ngoài.

    IC giao động

    Nếu mosfet không phải là nguyên nhân của vấn đề thì khả năng cao là IC giao động bị chạm. Khi đó, phương pháp khắc phục lỗi ở đây là tiến hành xả IC giao động và thay thế IC mới.

    IC driver

    Khả năng cuối cùng là do IC driver bị chạm. Hơn thế nữa, khi IC driver bị chạm còn kéo theo cả tình trạng mosfet bị chết hay IC giao động bị chết.

    Tụ 6V3/2200MF hoặc các tụ bi lọc nguồn

    Ngoài các bộ phận trên mạch Vcore trên, bạn còn cần xem xét đến tụ 6V3/2200MF hoặc các tụ bi lọc nguồn bởi nó cũng tồn tại khả năng gây ra lỗi quạt laptop quay vài vòng rồi tắt.

    Trường hợp 2: Chạm nguồn RAM, nguồn AGP hay nguồn Chipset

    Để xác định xem bạn có nằm trong trường hợp này hay không thì bạn hãy kiểm tra các mosfet được lắp đặt trong khu vực này.

    Trường hợp 3: Chạm Chip cầu Nam

    Trường hợp này là trường hợp ít gặp bởi khi bạn kích nguồn thì một bộ phận của Chip cầu Nam đã được hoạt động rồi nên rất khó xảy ra tình trạng chạm Chip cầu Nam. Thế nhưng bạn vẫn không nên loại trừ khả năng này đâu nhé! Biết đâu bạn lại không may mắn rơi vào trường hợp này đấy.

    Chip cầu Nam

    Trường hợp 4: Chạm các thành phần khác

    Với các thành phần khác, bạn chỉ còn phương pháp kích ép nguồn ATX hoặc cấp nguồn rời [sử dụng bộ cấp nguồn cho laptop] cho từng đường áp chính, tiếp đến dùng tay sờ thử xem có chip nào có nhiệt độ cao hơn bình thường để xác định.

    Trên đây là chia sẻ của HOCVIENiT.vn về các nguyên nhân gây ra lỗi quạt laptop quay vài vòng rồi tắt. Hi vọng bạn có thể lựa chọn cho mình phần mềm phân vùng ổ cứng phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!

    Nếu có bất cứ thắc mắc nào về các kiến thức liên quan đến máy tính thì bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết này. Và đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác của HOCVIENiT.vn nhé.

    Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

    CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
    MST: 0108733789
    Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
    Facebook: www.fb.com/hocvienit

    Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: //bit.ly/Youtube_HOCVIENiT

    Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: //www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/

    Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

    Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
    Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng

    Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
    Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

    Video liên quan

    Chủ Đề