Mặt hàng nông sản đầu tiên nào của tỉnh Gia Lai được xuất khẩu sang thị trường châu Âu

Ngày 10.12, diễn ra kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai để bàn về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội. Ông Hồ Phước Thành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai - cho hay, các Hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định EVFTA, đã mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trên địa bàn.

Theo đó, kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của Gia Lai ước đạt 610 triệu USD, đạt 100% kế hoạch và tăng 5,17% so với cùng kỳ. Khối lượng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực gia tăng, đặc biệt cà phê, trái cây, hồ tiêu...

Các doanh nghiệp xuất khẩu của Gia Lai vẫn duy trì ưu thế tại các thị trường truyền thống và phát triển thị trường xuất khẩu mới nhờ tác động của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA).

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các nước trên thế giới áp dụng các biện pháp kiểm soát, phòng dịch gây khó khăn trong việc gặp gỡ các đối tác, tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong khâu vận chuyển, giao nhận hàng hóa.

Chi phí vận tải biển tăng do tăng chi phí lưu kho tại cảng, chi phí thuê container, số lượng các chuyến tàu biển giảm làm chậm tiến độ giao hàng, phát sinh nhiều chi phí. Việc này làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu chung của các doanh nghiệp.

Kim ngạch nhập khẩu năm 2021 ước đạt 870 triệu USD, tăng gấp 8 lần so với kế hoạch, tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch nhập khẩu tăng đột biến do nhập máy móc thiết bị một số dự án năng lượng tái tạo triển khai thi công như điện gió, điện mặt trời. Các mặt hàng nhập khẩu qua biên giới tăng, nhất là hạt điều tăng hơn 4 lần so cùng kỳ.

Thu ngân sách nhà nước năm 2021 ước đạt 7.170,9 tỉ đồng, đạt 157,5% dự toán Trung ương giao. Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Gia Lai, tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản khá chậm, đến thời điểm này chỉ đạt 52,3%.

Một số dự án còn vướng về giải phóng mặt bằng, dự án ODA gặp khó khăn về cơ chế thanh toán vốn. Ngoài ra, dịch COVID-19 khiến giá vật tư, vật liệu xây dựng tăng, thời tiết bất lợi… cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công tại hiện trường của nhiều dự án trọng điểm ở Gia Lai.

17:34' - 24/06/2022

BNEWS Hiện nay, Gia Lai có khoảng 30 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tại thị trường của gần 40 quốc gia; trong đó, các quốc gia thuộc châu Âu chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Gia Lai, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022 của tỉnh Gia Lai đạt 420 triệu USD, tăng hơn 33% so cùng kỳ năm 2021.

Đặc biệt, thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh như cà phê, cao su, chanh leo có bước tăng cả về lượng và giá trị. Đây là một trong những tín hiệu đáng mừng cho ngành nông nghiệp địa phương trong bối cảnh mở cửa thị trường sau đại dịch COVID-19.
Để đạt được kết quả trên, việc mở cửa thị trường trong điều kiện bình thường mới ở trong nước cũng như các quốc gia khu vực châu Âu, châu Á... tạo thuận lợi cho giao thương đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu tăng vào các dịp lễ, Tết Dương lịch tại một số thị trường chính như EU, Mỹ... đã khiến nhiều mặt hàng nông sản tại tỉnh Gia Lai có xu hướng tăng cao.

Theo ông Phạm Văn Binh, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai, năm 2022, tình hình xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu nông sản tại tỉnh khởi sắc nhờ các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh đã tận dụng rất tốt các ưu đãi từ các hiệp định thương mại như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) để đưa sản phẩm vào thị trường EU; Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP)... Hiện nay, tỉnh có khoảng 30 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tại thị trường của gần 40 quốc gia; trong đó, các quốc gia thuộc châu Âu chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Ông Thái Như Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Gia Lai) nhận định, lợi thế lớn nhất của Gia Lai là người dân đã chuyển dần từ trạng thái nông nghiệp cảm tính sang nông nghiệp bền vững đến khâu thu hoạch, giảm tổn thất sau thu hoạch, chế biến để nâng cao giá trị cho sản phẩm cà phê. Hiện cà phê Gia Lai được các nước trên thế giới đánh giá rất cao về chất lượng và là sản phẩm tiềm năng để đi vào các thị trường khó tính nhất. Theo ông Hiệp, nguyên nhân thúc đẩy giá  trị xuất khẩu cà phê tăng mạnh là do quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cà phê là Brazil bị giảm sản lượng đã tạo cơ hội xuất khẩu mạnh cho cà phê trong nước nói chung và Gia Lai nói riêng. Ngoài ra, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất liên kết với công ty Vĩnh Hiệp để phục vụ cho chế biến xuất khẩu cà phê chất lượng cao có chứng nhận 4C, Rainforest, UTZ nên chất lượng cà phê Gia Lai dần khẳng định được chỗ đứng trên thị trường thế giới. Bên cạnh mặt hàng cà phê, xuất khẩu trái cây cũng có nhiều thuận lợi khi khối lượng xuất sang các nước khối EU tăng. Ông Đinh Văn Tĩnh, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Đồng Giao, Chi nhánh Gia Lai cho hay, đơn vị cũng đã chủ động tận dụng ưu đãi thuế, đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến nhập từ Italy, Nhật Bản,  giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh. Theo đó, từ đầu năm 2022 đến nay, công ty đã xuất khẩu được khoảng 40 triệu USD các mặt hàng chủ lực như dứa, chanh dây, ngô ngọt, xoài… đi EU và Mỹ, tăng hơn 120% so với cùng kỳ. Hiệp định EVFTA cũng mang lại cơ hội cho công ty trong việc mở rộng sang thị trường EU, nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu qua thị trường này chiếm đến 45%.

Những tháng đầu năm nay, sản lượng hàng xuất khẩu của công ty đạt 11.700 tấn sản phẩm với kim ngạch 30,5 triệu USD, thị trường cũng được mở rộng ra các nước Đức, Hà Lan, Bỉ, Australia, Trung Quốc…

Theo ông Tĩnh, để đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến, công ty tiếp tục mở rộng các hình thức như tự trồng, ký kết bao tiêu sản phẩm với nông dân, liên kết với các hợp tác xã để mở rộng diện tích, xây dựng vùng nguyên liệu đạt chất lượng, đáp ứng nguồn hàng cho xuất khẩu. Hiện tại, Gia Lai đã có nhiều nhà máy chế biến rau quả với quy mô lớn như: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Đồng Giao, chi nhánh Gia Lai; Công ty TNHH Quicornac; Nhà máy sơ chế, chế biến, đóng gói trái cây tươi và trái cây cấp đông IQF của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai; cùng hàng chục cơ sở bảo quản, sơ chế, chế biến rau quả. Tỉnh cũng có 55 mã số vùng trồng và 21 cơ sở đóng gói trái cây tươi đủ điều kiện xuất khẩu theo đường chính ngạch qua thị trường Trung Quốc, Australia, Hoa Kỳ, New Zealand. Một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng thu mua thông qua hợp tác xã với các sản phẩm chủ yếu nằm trong chuỗi giá trị gồm: chanh dây, chuối tiêu hồng, chuối già Nam Mỹ, dứa, xoài, mít, thanh long… Trong đó, các sản phẩm chủ lực gồm chanh dây, dứa, xoài đông lạnh, chuối xuất khẩu sang thị trường EU đang ngày càng tăng về sản lượng và kim ngạch./.

>>>Sản phẩm OCOP hướng đến thị trường xuất khẩu ngoài nước

15:21' - 16/09/2020

BNEWS Trong 5 năm qua, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chanh leo của Việt Nam đã tăng hơn 300%, đưa Việt Nam vào top 10 quốc gia xuất khẩu chanh leo lớn nhất trên thế giới.

Chiều 16/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai, Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (huyện Mang Yang, Gia Lai) tổ chức công bố xuất khẩu lô hàng chanh leo đầu tiên sang châu Âu theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Trước khi Lễ công bố xuất khẩu bắt đầu, các đại biểu đã đến tham quan nhà máy chế biến và đóng gói chanh leo xuất khẩu tại Trung tâm chế biến rau quả Doveco tại huyện Mang Yang, Gia Lai. Đợt xuất khẩu đầu tiên này, Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đã xuất lô hàng 100 tấn chanh leo sang châu Âu.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh đánh giá cao những nỗ lực của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao - một trong những doanh nghiệp hàng đầu cả nước trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, đặc biệt trái cây. Với sản phẩm chanh leo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ vọng công ty sẽ tiếp tục phát triển bền vững và hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất cũng như chế biến, từng bước mở rộng và chiếm lĩnh thị trường quốc tế, khẳng định chất lượng, vị thế vững chắc cho nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cùng các đại biểu thực hiện cắt băng phát lệnh xuất phát đoàn xe chở lô hàng chanh leo sang châu Âu theo Hiệp định EVFTA. Để ngành hàng rau quả nói chung, trái chanh leo của Việt Nam nói riêng ngày một mở rộng và chiếm lĩnh thị trường quốc tế đặc biệt là thị trường EU, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, các doanh nghiệp; trong đó, có Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao cần tận dụng thời cơ, lợi thế mà Hiệp định EVFTA mang lại để tiếp tục cải tiến công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, đảm đảm chất lượng, truy xuất nguồn gốc, giữ uy tín với thị trường EU nhằm xuất khẩu mang lại giá trị cao nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, các địa phương đặc biệt là  tỉnh Gia Lai tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp chế biến rau quả đầu tư mở rộng nhà máy chế biến sâu, tham gia liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu, hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với người dân; hướng dẫn, tuyên truyền, vận động và có chính sách của địa phương người dân sản xuất đúng quy trình, đảm bảo an toàn thực phẩm, các sản phẩm được chứng nhận theo yêu cầu của EU. Cùng với đó là kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định trong sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, tuân thủ các quy định của pháp luật về giống, vật tư nông nghiệp và sở hữu trí tuệ để các sản phẩm rau quả được phát triển bền vững, hiệu quả trên địa phương mình.

Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao là đơn vị tiên phong có mối liên kết gắn bó với người nông dân từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp đến chế biến và kinh doanh xuất khẩu rau quả nông sản. Hiện nay, sản phẩm của Công ty đã có mặt trên hơn 60 quốc gia, chinh phục được các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và đặc biệt là thị trường châu Âu. Đặc biệt, sản phẩm từ quả chanh leo đang được sản xuất chủ yếu tại nhà máy Doveco Gia Lai như nước chanh leo cô đặc, nước chanh leo NFC và ruột chanh leo đông lạnh, hiện đang là sản phẩm chủ lực, chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu của Công ty. Ngay trước khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, để tận dụng tối đa các cơ hội do Hiệp định EVFTA mang lại, Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đã chủ động tăng tỉ lệ nội địa hóa trong sản phẩm cuối cùng, thay đổi mẫu mã sản phẩn phù hợp với thị trường EU cũng như nỗ lực hơn để đáp ứng các quy định mới của EU trong Hiệp định EVFTA như chất lượng, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường, sử dụng lao động. Ngoài ra, công ty hiện đang tích cực trồng các loại quả  tươi theo tiêu chuẩn xuất khẩu Châu Âu như chuối tươi, chanh leo và đặc biệt là dứa MD2.

Sau buổi lễ, đoàn đại biểu tiến hành tham quan khu sản xuất giống chanh leo phục vụ xuất khẩu của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.
Trong 5 năm qua, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chanh leo của Việt Nam đã tăng hơn 300%, đưa Việt Nam vào top 10 quốc gia xuất khẩu chanh leo lớn nhất trên thế giới, sau Brazil, Peru, Ecuador. Hiện chanh leo Việt Nam đã xuất khẩu tới cả các thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, kiểm dịch và an toàn thực phẩm như Pháp, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thụy Sĩ.  

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đàm phán mở cửa thị trường cho chanh leo quả tươi vào các thị trường lớn khác như Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan./.

>>Gia Lai xuất khẩu lô cà phê đầu tiên sang châu Âu theo Hiệp định EVFTA