Mang thai nhiễm giun đũa chó làm sao để an toàn cho mẹ và be

Hỏi - 17/04/2014
Chào bác sĩ ! Hiện tại em đã mang thai được 7 tuần tuổi. Vừa rồi em có đi khám ở bệnh viện Từ Dũ và em bé đã có tim thai. Ttrước kia em có bị nhiễm kí sinh trùng giun đũa chó đã trị hết nhưng bây giờ em lại bị nhiễm lại và do ngứa nên trong tháng 3 vừa rồi có 2 lần uống viên Phulzine( levocetirizine 5mg) vì lúc đó em chưa biết mình có thai. Khi khám thai Bác sĩ dặn chỉ được ăn thịt heo, không ăn cua cá, trứng, hải sản.. Như vậy liệu em bé có bị nhiễm bệnh giống em không, việc em uống 2 viên dị ứng đó có ảnh hưởng gì không ạ? Em sợ không đủ dinh dưỡng cho sự phát triển thai nhi 3 tháng đầu nên em có thể ăn hải sản, trứng, cá... thêm được không? Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ vì giờ em rất lo lắng. Xin chân thành cảm ơn!!  

Trả lời
Chào em, 

Levocetirizine là thuốc chống dị ứng, thuốc này có thể dùng với trẻ trên 2 tuổi. Với phụ nữ mang thai có thể dùng thuốc này khi thật cần thiết, chưa có bằng chứng thuốc gây dị tật thai nhi. Em có thể ăn các loại thực phẩm không bị dị ứng em ạ.

Thân mến,

TS. BS  Thị Thu 
Khoa sản M - BV Từ Dũ

Gần đây, Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng Tp.HCM thường xuyên nhận được rất nhiều những thắc mắc của các thai phụ hoặc bà mẹ còn cho bú về Giun đũa chó/mèo. Hôm nay, Phòng khám xin giải đáp những lo lắng thường gặp nhất của các bà mẹ mà chúng tôi nhận được:

  1. Giun đũa chó mèo có lây từ mẹ qua con không?

Giun đũa chó/mèo (Toxocara canis/cati) KHÔNG LÂY TỪ NGƯỜI SANG NGƯỜI.

Đây là nỗi quan tâm của rất nhiều bà mẹ rằng giun đũa chó mèo có lây từ mẹ qua bé trong quá trình mang thai, có lây qua đường sữa mẹ hoặc lây từ người này sang người khác khi sống chung trong 1 gia đình được không?

Giun đũa chó/mèo tồn tại trong cơ thể người ở dạng ấu trùng, không thể phát triển thành giun đũa trưởng thành. Ấu trùng giun đũa chó/mèo không có khả năng lây bệnh. Giun đũa trưởng thành chỉ có trong cơ thể chó, mèo và có khả năng đẻ trứng lây bệnh. Bệnh nhân nhiễm giun đũa chó mèo là do nuốt phải trứng chứa phôi, khi vào cơ thể người, trứng nở ra ấu trùng và di chuyển trong máu gây nên các triệu chứng bệnh như mẩn ngứa, nổi dát sẩn, ấu trùng di chuyển dưới da…..

Mang thai nhiễm giun đũa chó làm sao để an toàn cho mẹ và be

Hình ảnh vòng đời của giun đũa chó

Vì thế nguồn lây bệnh của giun đũa chó mèo là đất, thức ăn sống, đồ chơi….bị nhiễm trứng chứa phôi từ phân chó mèo mắc bệnh (đặc biệt là chó con) chứ không thể lây từ người sang người. Trong gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh giun đũa chó mèo là do cùng tiếp xúc với nguồn lây bệnh.

Đối với bà mẹ đang mang thai, cơ thể mẹ sẽ sinh ra các kháng thể giúp bảo vệ thai kỳ, do đó ấu trùng giun đũa chó/mèo khó có thể xâm nhập qua màng nhau để gây bệnh cho trẻ cũng như lây truyền qua đường sữa mẹ. Hiện tại, có sự ghi nhận duy nhất trường hợp nhiễm Toxocara bẩm sinh ở 1 trẻ sinh non (nghiên cứu tại đại học Nam Brazil, 2015). Vì vậy, sự lây truyền bệnh giun đũa chó/mèo từ mẹ sang con là cực kỳ hiếm khi xảy ra.

2. Giun đũa chó mèo có gây tai biến trong quá trình mang thai (dọa sảy, sảy thai, dị tật thai nhi…) không?

Đã có ghi nhận về việc mắc bệnh giun đũa chó mèo làm tăng khả năng vô sinh do tắc ống dẫn trứng và nhiễm trùng khi nạo phá thai. Thai phụ mắc bệnh giun đũa chó/mèo cũng làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy, người mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ và thăm khám thường xuyên. Đáng mừng là, hiện nay chưa có ghi nhận nào về việc thai phụ bị nhiễm giun đũa chó/mèo (Toxocara canis/cati) khi mang thai sẽ gây dị tật thai nhi.

Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân nhầm lẫn giữa giun đũa chó mèo (Toxocara canis/cati)  và ký sinh trùng Toxoplasma gondii do tên gọi gần giống nhau. Khoảng 15-60% phụ nữ nhiễm Toxoplasma gondii có thể gặp các biến chứng như sảy thai, thai chết lưu, trẻ sinh ra bị dị tật, tổn thương các cơ quan nội tạng, đặc biệt là mắt và não bộ. Do đó, cần lưu ý tầm soát Toxoplasma gondii trước khi có ý định mang thai.

3. Mẹ đang mang thai/cho con bú có điều trị giun đũa chó mèo được không?

Các thuốc diệt ký sinh trùng thông thường hiện nay đều có tác động lên thai nhi và bài tiết qua đường sữa mẹ. Vì vậy bà mẹ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần thận trọng khi điều trị bệnh giun đũa chó/mèo nói riêng và các bệnh ký sinh trùng nói chung. Cần tới bác sĩ chuyên khoa để điều trị và tư vấn, tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà sẽ xảy ra những hậu quả khôn lường.

BS.Nguyễn Thảo Phương

Khi mang thai bị nhiễm giun đũa chó khiến Nhiều thai phụ lo lắng, sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, dấu hiệu nhận biết nhiễm giun đũa chó và ảnh hưởng của nhiễm giun đũa chó là vấn đề được quan tâm, đặc biệt với những gia đình có nuôi thú cưng trong nhà.

1. Giun đũa chó là gì?

Giun đũa chó là căn bệnh lây từ động vật, đặc biệt là chó sang cho người. Đây là một loại ký sinh trùng có tên là Toxocara canis thường sinh sống ở bên trong ruột của loài chó.

Trường hợp phát hiện giun đũa chó đầu tiên được Wilder mô Tả năm 1950 khi phát hiện ra ấu trùng của giun tròn trong u hạt võng mạc. Sau này bệnh giun đũa chó được xem là bệnh ít gặp tuy nhiên nhờ sự phát triển của kỹ thuật Huyết thanh chẩn đoán người ta nhận thấy tỷ lệ mắc giun đũa chó ở phương Tây khá cao.

Trên thực tế, giun đũa chó lây sang người qua các con đường như sau:

  • Sau khi giun đẻ trứng và sẽ theo phân đi ra ngoài môi trường sống, nếu không cẩn thận sẽ nuốt phải trứng giun có trong thực phẩm
  • Không vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với chó hoặc ăn rau, rau sống không được rửa sạch sẽ cũng có nguy cơ nuốt phải trứng giun
  • Ăn thịt chó chưa được chế biến kỹ có chứa ấu trùng hoặc trứng giun
  • Gia đình có người bị giun đũa chó thì cần Xét nghiệm để biết có bị nhiễm bệnh không vì sử dụng chung nguồn thức ăn chứa trứng giun.
  • Tiếp xúc trực tiếp với chó bị bệnh mà không rửa tay sạch sẽ

Mang thai nhiễm giun đũa chó làm sao để an toàn cho mẹ và be

Quá trình giun đũa chó lây sang người

Bệnh giun đũa chó không có những triệu chứng lâm sàng đặc biệt, sau đây là một số triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân nhiễm bệnh:

  • Người bệnh có các dấu hiệu mệt mỏi, đau bụng, khó tiêu, chán ăn,...
  • Người nóng, sốt
  • Người mệt mỏi, lờ đờ, có triệu chứng viêm não
  • Vùng Mắt bị viêm, nổi lên các đường ngoằn ngoèo trên mí mắt
  • Trên da nổi các vết Ngứa gây khó chịu cho người bệnh

Mang thai nhiễm giun đũa chó làm sao để an toàn cho mẹ và be

Bị nhiễm giun đũa chó có sao không là câu hỏi chung đối với nhiều người và đặc biệt là thai phụ được chẩn đoán nhiễm loại ký sinh trùng này. Giun đũa chó là bệnh không lây nhiễm từ người sang người, vì vậy thai phụ yên tâm bệnh sẽ không lây truyền được sang thai nhi.

Hiện nay chưa có ghi nhận nào việc thai phụ bị nhiễm giun đũa chó khi mang thai sẽ gây dị tật thai nhi. Tuy nhiên thai phụ nên chú ý việc nhiễm giun đũa chó trong thời kỳ này sẽ làm tăng khả năng Sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy nếu bị nhiễm giun đũa chó trong thời kỳ mang thai, người mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, thường xuyên thăm khám để điều trị và theo dõi tình hình sức khỏe.

Để điều trị giun đũa chó, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân dùng một số loại thuốc như sau:

  • Thiabendazole 25mg/kg cân nặng, sử dụng 2 lần/ngày trong 21 ngày.
  • Dietylcarbamazine 3mg/kg cân nặng, 3 lần/ ngày trong 21 ngày.
  • Albendazole gần đây cũng cho thấy có hiệu quả trong trường hợp nhiễm giun đũa chó, với liều cao 800mg/ ngày trong 2-3 tuần.
  • Thuốc chống dị ứng: Telfast, cetirizine, loratadine,...
  • Trong một số trường hợp có thể phải dùng phối hợp thuốc diệt KST với corticoide hoặc phẫu thuật (Trường hợp nhiễm giun đũa chó ở mắt).

Tuy nhiên, phụ nữ bị nhiễm giun đũa chó trong thời kỳ mang thai không được sử dụng thuốc điều trị để tránh các ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn cũng không nên quá lo lắng, nên đi khám thai định kỳ để theo dõi tình hình và sử dụng thuốc bôi ngoài da để tránh ảnh hưởng đến em bé.

Thời kỳ mang thai là thời điểm nhạy cảm, thai phụ cần bảo vệ bản thân cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Sau đây là một số cách phòng tránh nhiễm giun đũa chó:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, hạn chế ăn đồ ăn sống nhất là vào thời kỳ mang thai
  • Tẩy giun và tắm cho chó thường xuyên
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
  • Hạn chế nuôi chó trong thời gian mang thai hoặc nếu có nuôi thì nên hạn chế tiếp xúc trong khoảng thời gian này.