Luyện tập sử dụng từ ngữ địa phương

Mời các bạn cùng tìm hiểu và soạn bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Ở bài soạn này các bạn sẽ nắm rõ được định nghĩa, kiến thức cơ bản và sử dụng đúng cách từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội nhằm biết cách giao tiếp và áp dụng hiệu quả vào đời sống qua phần soạn văn 8 bài từ ngữ địa phương dưới đây.

Từ ngữ địa phương và Biệt ngữ xã hội

Để hiểu rõ hơn về định nghĩa chúng ta hãy cùng xem một vài ví dụ cụ thể sau.

  1. Từ ngữ địa phương:
  • Ví dụ 1(SGK Ngữ văn 8, trang 56)
  • Các từ ‘bẹ’ và ‘bắp’ ở hai ví dụ trên đều có nghĩa là ‘ngô’
  • Trong ba từ bắp, bẹ, ngô: Bắp, bẹ => từ ngữ địa phương; Ngô=> từ ngữ toàn dân
  • Phân biệt từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân:
  • Từ ngữ địa phương: chỉ thường sử dụng trong phạm vi ở một hoặc một số địa phương nhất định.
  • Từ ngữ toàn dân: là từ ngữ chuẩn mực, sử dụng phổ biến trong tác phẩm văn học, giấy tờ văn bản và sử dụng rộng rãi trong cả nước.

⇒ Như vậy ta có thể rút ra, từ ngữ địa phương chỉ sử dụng ở một số địa phương nhất định.

  1. Biệt ngữ xã hội:
  • Ví dụ 2 (SGK Ngữ văn 8, trang 57)

a,

  • Trong đoạn văn này, tác giả dùng từ mẹ là khi nhân vật ‘tôi’ là người kể chuyện; còn trong đối thoại với người cô thì tác giả dùng từ ‘mợ’. Vì hai từ mẹ và mợ này cùng nói về một người nhưng lại ở hai trường hợp khác nhau.
  • Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ở giai cấp thượng lưu, tầng lớp trí thức, mẹ thường được gọi bằng “mợ”, cha được gọi bằng “cậu”.

b,

  • Từ ‘‘ngỗng’’ tức muốn nói bài tập làm văn đạt điểm hai, vì hình dáng số hai giống con ngỗng.
  • ‘‘Trúng tủ’’ là khi thi hoặc kiểm tra trúng phần đã học và ôn luyện
  • Những từ ngữ thường được tầng lớp học sinh, sinh viên sử dụng

⇒ Như vậy có thể hiểu, biệt ngữ xã hội chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

Gợi ý Sử dụng Từ ngữ địa phương, Biệt ngữ xã hội

1,

  • Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, ta cần phải chú ý vào hoàn cảnh cũng như ngữ cảnh.
  • Trong đời sống thì phải tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp và không nên quá lạm dụng → sẽ gây khó hiểu cho những người không cùng địa phương đó. Trừ trường hợp giao tiếp hằng ngày với người cùng địa phương, hoặc cùng nhóm xã hội thì có thể sử dụng các từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội → tạo sự thân mật, tự nhiên

2,

  • Trong thơ văn ta có thể sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ dễ dàng hơn → góp phần tô đậm sắc từ ngữ bản địa; tăng giá trị biểu cảm cũng như tạo sắc thái riêng cho văn cảnh, nhân vật.
  • Với ví dụ từ đoạn thơ văn trên, tác giả có thể sửsoạn văn lớp 8 bài từ ngữ địa phương dụng những từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đó để làm nổi bật tính cách của nhân vật và tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ.

Luyện tập – Soạn văn 8 Từ ngữ địa phương. Biệt ngữ xã hội

Sau khi đã tìm hiểu về lý thuyết cùng với các ví dụ, chúng ta hãy cùng đi vào luyện tập để nắm chắc hơn khi soạn văn 8 từ ngữ địa phương.

1, Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng:

*Gợi ý tham khảo*

STTTừ ngữ địa phươngTừ ngữ toàn dân1bốthầy,ba,…2mẹu, bầm,mạ,má,…3ông nộiông nội4bà nộibà nội5ông ngoạiông vãi6bà ngoạibà vãi7bác (anh trai của bố)bác8bác gái (vợ anh trai bố)bá9chú (em trai của bố)chú10thím (vợ em trai bố)thím

2, Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của từ ngữ đó

Từ ngữ của tầng lớp học sinh:

  • Chém gió: nói phét
  • Phao: tài liệu để chép trong giờ kiểm tra, thi cử
  • Cúp tiết: trốn học
  • Ghế tựa: được 4 điểm
  • Trứng: điểm 0
  • Lệch tủ: sai đề
  • Đội sổ: xếp cuối lớp
  • Quay cóp: sử dụng tài liệu trong phòng

Từ ngữ của tầng lớp xã hội:

  • “1 lít” = 1 trăm nghìn VNĐ
  • Cháy hàng ( bán hết hàng)
  • Đồ chùa: đồ không ai quản lí
  • Chim lợn: chỉ người đi theo dõi bí mật hoặc việc nào đó và báo

3, Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương?

a) Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương, đều đã biết và từng sử dụng các từ ngữ địa phương. Bên cạnh đó, việc hai người dùng từ ngữ của quê nhà sẽ tạo được sự thân mật, gần gũi, thông cảm đối với nhau. ⇒ Nên dùng

b) Ngược lại với trường hợp (a); đối tượng giao tiếp là người ở địa phương khác, thì có nên dùng từ ngữ địa phương mình hay không?

c) Trong nhà trường, cả giáo viên và học sinh đểu phải sử dụng tiếng Việt văn hoá, tức là sử dụng từ ngữ toàn dân, nhất là ở trong giờ học.

d) Tương tự trường hợp (c) ở trên.

e) Tương tự trường hợp (a),(d) ở trên.

g) Người nước ngoài học tiếng Việt chủ yếu học tiếng Việt văn hoá, sử dụng các từ ngữ toàn dân. Nhìn chung, họ không hoặc ít biết, không hoặc ít dùng các từ ngữ địa phương.

4*, Sưu tầm một số câu thơ, ca dao, hò, vè của địa phương em (hoặc của địa phương khác) có sử dụng từ ngữ địa phương.

*Ví dụ tham khảo*

  • ‘‘Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng…’’ (tê – kia; ni – này)
  • ‘‘…Bầm ơi có rét không bầm

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn…’’ (bầm – mẹ)

  • ‘‘Đứng xa ngỡ hoa thiên lý tây

Vượt hồ sang hái phải cây muội nồi’’ (muội nồi – nhọ nồi, cỏ mực)

  • ‘‘Ru em em théc cho muồi

Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu

Mua vôi chợ quán chợ Cầu

Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh’’ (théc : ngủ; muồi : say )

  • ‘‘Ăn trên, ngồi trốc’’ (trốc – cái đầu)
  • ‘‘Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo’’ (cớ răng – tại sao; ưng – chịu)
  • Tay bưng đĩa muối mà lầm/Vừa đi vừa húp té ầm xuống mương (té – ngã)

5, Trao đổi trong nhóm các bài tập làm văn. Đọc và sửa giúp nhau các lỗi lạm dụng từ ngữ địa phương trong mỗi bài tập làm văn.

Để đọc và sửa giúp nhau về các lỗi lạm dụng từ ngữ địa phương trong các bài tập làm văn, tham khảo từ câu trả lời ở bài tập làm văn của các bạn, nếu thấy xuất hiện các từ địa phương xuất hiện trong bài thì sẽ tính là sai và không thích hợp.

Các nội dung lý thuyết liên quan khác

Một số lưu ý về từ ngữ địa phương và biệt ngữ toàn dân

1, Từ ngữ địa phương không có từ ngữ toàn dân tương đương:

Ví dụ: Chôm chôm, măng cụt, xoài, ổi,…

→ Đây là những từ ngữ biểu thị các sự vật chỉ ở địa phương đó. Các từ ngữ này dễ dàng trở thành từ ngữ toàn dân khi có sự giao lưu rộng rãi giữa các vùng.

2, Từ ngữ địa phương có từ ngữ toàn dân tương đương:

Ở đây ta sẽ có hai ví dụ cụ thể:

  • Tương đương hoàn toàn: vừng – mè; chiên – rán; gương – kiếng
  • Tương đương không hoàn toàn:
  • Hòm (hòm phiếu, hòm đạn) → Miền trung Nghệ Tĩnh → tương đương với từ hòm dùng nghĩa toàn dân
  • Hòm (quan tài) → Nam Bộ → Nó không tương đương với từ hòm dùng nghĩa toàn

3, Không dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong giao tiếp toàn dân, nhất là lĩnh vực giao tiếp có tính chất như: văn bản khoa học, văn bản hành chính,…

Cần thực sự lưu ý đến đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, tình huống giao tiếp mỗi khi sử dụng lớp từ này.

4, Không nên quá lạm dụng lớp từ này một cách tuỳ tiện vì nó sẽ gây sự tối nghĩa, khó hiểu. Muốn tránh lạm dụng, cần tìm hiểu cá từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.

Kết luận

Kiến Guru mong rằng sau bài soạn văn lớp 8 bài từ ngữ địa phương trên các bạn sẽ có đầy đủ kiến thức cũng như các kĩ năng khi áp dụng vào đời sống, từ kĩ năng giao tiếp, đến kĩ năng sử dụng từ ngữ trong văn bản. Mời bạn tìm thêm soạn ngữ văn từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội tại đây.