Luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa 2023

Cụ thể, Chính phủ cơ bản thống nhất với các Chính sách 01, 02, 03 và 05 trong Đề nghị xây dựng Luật như đề xuất của Bộ Khoa học và Công nghệ; không thống nhất với Chính sách 04; yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ chỉnh lý, hoàn thiện các chính sách, cụ thể:

1. Chính sách 01: Sửa đổi quy định về xác định sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn [sản phẩm hàng hóa nhóm 2] và hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, rà soát quy định các nội dung về:

- Tiêu chí xác định sản phẩm, hàng hóa có tính chất rủi ro cao và sản phẩm, hàng hóa có tính chất rủi ro trung bình, thấp;

- Làm rõ các thủ tục hành chính được cắt giảm đối với giải pháp thực hiện chính sách về hậu kiểm;

- Làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước đối với việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2; phân cấp quản lý, bảo đảm quy định rõ trách nhiệm các bộ, ngành, địa phương trong việc kiểm tra, quản lý, xây dựng và phê duyệt danh mục hàng hóa nhóm 2.

2. Chính sách 02: Ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa. Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, nghiên cứu quy định bao quát các loại ứng dụng công nghệ để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.

3. Chính sách 03: Thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng và triển khai đầy đủ các cam kết quốc tế và phù hợp thông lệ quốc tế.

Bộ Khoa học và Công nghệ làm rõ về nội dung bắt buộc thực hiện theo các Điều ước quốc tế, nội dung Điều ước quốc tế khuyến khích các nước thực hiện và những nội dung được bảo lưu để xác định giải pháp thực hiện chính sách đó, đồng thời chỉnh lý tên gọi chính sách cho phù hợp với nội dung chính sách tại Đề nghị xây dựng Luật.

4. Chính sách 04: Tăng cường vai trò, hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm soát viên chất lượng.Bộ Khoa học và Công nghệ không quy định các nội dung về tổ chức bộ máy theo quy định tại Nghị quyết 39-NQ/TW năm 2015, Nghị quyết 56/2017/QH14 và Quyết định 2218/QĐ-TTg năm 2015.

Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Nội vụ giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thi hành Luật theo thẩm quyền.

5. Chính sách 05: Tăng cường tính hiệu quả của hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phân cấp quản lý để phù hợp với tình hình hiện nay.

Bộ Khoa học và Công nghệ quy định rõ nội dung về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để thực hiện Nghị quyết 04/NQ-CP năm 2022.

Về phạm vi sửa đổi Luật:

Bộ Khoa học và Công nghệ cân nhắc sửa đổi toàn diện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 để bảo đảm xử lý tổng thể các vấn đề tồn tại của Luật, đáp ứng yêu cầu phát triển lĩnh vực này trong tình hình mới.

Về thủ tục hành chính:

Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Thành viên Chính phủ chỉnh lý, hoàn thiện h ồ sơ Đề nghị xây dựng Luật, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp Đề nghị xây dựng Luật này vào Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025 theo quy định.

Cho đến nay, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đang lên kế hoạch làm việc với một số Bộ ngành liên quan để đẩy nhanh triển khai công tác lập pháp, thẩm tra dự án Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật [sửa đổi], dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ được triển khai trong năm 2024.

PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI: CẦN TRIỂN KHAI GIẢI TRÌNH NGAY NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH THỜI SỰ, VẤN ĐỀ BỨC XÚC MÀ CỬ TRI NÊU RA

NĂM 2024 - ỦY BAN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG VỚI NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Toàn cảnh cuộc họp tổng kết, đánh giá công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Tại cuộc họp tổng kết, đánh giá công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức mới đây, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Phương Tuấn cho biết, trong năm 2024, Ủy ban sẽ tham gia thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7.

Vào tháng 03/2023, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng đã có văn bản gửi Ủy ban Pháp luật đề nghị cân nhắc tên gọi của dự án Luật này là dự án Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật [sửa đổi], chứ không nên có tên là dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Bởi vì Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật hiện hành được ban hành từ năm 2006, gồm 71 điều. Nếu là dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì chỉ tập trung về mặt kỹ thuật là chính. Tuy nhiên, theo sự xem xét sơ lược của Tiểu ban, trong Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban thì Luật này sẽ được sửa đổi 37 điều, bổ sung 08 điều và 06 chính sách mới. Việc sửa đổi về nội dung khá lớn và dự án Luật có liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn, cho đến nay, Tiểu ban Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã lên kế hoạch làm việc với cơ quan soạn thảo dự án Luật là Bộ Khoa học và Công nghệ để có sự sửa đổi tên gọi của dự án Luật là dự án Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật [sửa đổi] trước khi trình Quốc hội đóng góp ý kiến tại Kỳ họp thứ 7.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn.

Ngoài ra, trong năm 2024, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường có thể thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Trong đó, dự án Luật Công nghiệp công nghệ số là luật mới, được xây dựng dựa trên Luật Công nghệ thông tin với mục đích chính nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong quá trình triển khai các lĩnh vực về công nghệ, viễn thông. Đặc biệt, trong dự án Luật Công nghiệp công nghệ số có nội dung liên quan đến cơ chế thử nghiệm có kiểm soát.

Tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn cho biết, Ủy ban cũng đã trao đổi với các Bộ liên quan thống nhất là trong dự án Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ không có Chương điều chỉnh về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, mà sẽ đưa Chương này vào Luật Khoa học công nghệ [sửa đổi] để phù hợp hơn./.

Chủ Đề