Luật pháp claude frédéric bastiat review năm 2024

Political correctness [hay tính đúng đắn về chính trị] là khái niệm nói về sự né tránh cách biểu đạt về ngôn ngữ hay hành động nào đó được coi là xúc phạm, loại trừ hay áp bức một nhóm người nào đó trong xã hội [thường là các nhóm người bị kì thị, phân biệt].

Nó bắt đầu với thiện ý không phân biệt kì thị chủng tộc. Ví dụ thay vì nói “người da đen”, người ta tìm cách nói “người Mĩ gốc Phi” để tránh thái độ phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên tình trạng này trở nên mất kiểm soát khi bị lạm dụng, bởi người ta không thể nói gì mà không xúc phạm ai đó. Kết cục nó biến tướng thành một kiểu cực đoan không khoan nhượng, được che đậy vỏ bọc nhân văn chủ nghĩa.

Tính đúng đắn về chính trị thường xuất hiện trong thời kì mà con người lo sợ hâu quả của một tư tưởng hay một thực tế nào đó, và dùng áp lực xã hội để trấn áp thảo luận về nó.

-Lữ Khách-

P.S. Bài viết ngắn chỉ mô tả sơ lược về các khái niệm tác giả thấy hay và lạ lẫm với người Việt Nam nói chung cũng như với tác giả nói riêng để tạo tiền đề nghiên cứu sâu hơn trong tương lai. Khi có cơ hội nghiên cứu sâu hơn, tác giả sẽ cập nhật thêm.

Các quyển sách của các nhà sáng lập viết về doanh nghiệp mình luôn là những quyển sách gây tò mò, hứng thú cho tôi. “Made in Japan” lại là biểu ngữ thường thấy trong các sản phẩm mà tôi cá chắc rằng đa số người Việt Nam đều ưa thích.

Được xuất bản vào năm 1986 khi Sony đã có mặt trên rất nhiều các quốc gia trên thế giới đồng thời cũng vươn lên là một trong những doanh nghiệp về hàng điện tử lớn của Nhật [Sony thành lập vào năm 1946 tức là một hãng rất non trẻ ở thời điểm ấy nếu so với các đại tập đoàn lớn như Mitsubishi, …]. Akio kể về hành trình thành lập Sony của anh từ những năm còn làm sĩ quan Hải quân Nhật Bản trong suốt Thế chiến II đến khi gặp Ibuka [đồng sáng lập Sony, là người chịu trách nhiệm chính cho các sản phẩm của Sony]. Được đan xen giữa các sự kiện lịch sử làm ta sáng rõ hơn về những hành động, quyết định của Sony trong bối cảnh lịch sử của Nhật Bản nói riêng và của thế giới nói chung thời bấy giờ. Cuốn sách như một cuốn tiểu thuyết kể về hành trình của Sony mà ẩn sau đó là văn hóa của người Nhật, triết lý kinh doanh cực kỳ đặc biệt của họ mà đến bây giờ các doanh nghiệp Nhật vẫn còn gìn giữ như một nét văn hóa đặc trưng điển hình khi chúng ta nhắc đến quốc dân Nhât, doanh nghiệp Nhật. Bạn tôi làm cho Panasonic [bộ phận nhà máy] đã kể cho tôi nghe rất nhiều về những điều kì lạ cô ấy thấy khi làm việc ở nhà máy của Panasonic và sau khi đọc xong quyển sách này, nó đã làm sáng tỏ cho tôi phần nào về doanh nghiệp Nhật, về quốc dân Nhật. Một thứ triết lý kinh doanh đặt trách nhiệm đối với nhân viên lên trên quyền lợi của các cổ đông, coi việc trang bị điều hòa cho các nhà máy trước khi trang bị điều hòa cho các nhân viên văn phòng. Một thứ văn hóa coi sản phẩm và những thứ gắn liền với sản phẩm phải được ưu tiên hàng đầu chứ không phải vẻ hào nhoáng bề ngoài của các tòa cao ốc hay nhân viên văn phòng.

Nó cho ta thấy một nét văn hóa riêng biệt đối lập với chủ nghĩa tiêu dùng của các nước phương tây mà Mỹ là điển hình. Một cách sống khác cho bản thân tôi và bạn!

-Lữ Khách-

Quyển sách best-seller này nói về vấn đề đặc biệt quan trong của “self-development” chính là sự tự lừa dối [self-deception] bản thân trong mối quan hệ xã hội và đặc biệt là trong doanh nghiệp. Hay nói rõ hơn chính là phần thuộc điểm mù của bản thân trong mô hình Johari nơi mà bạn không biết bản thân mình có điều đó nhưng mọi người khác đều biết.

Dù con người có phát triển đến đâu thì bản thân chúng ta vẫn có những điểm mù mà ta không biết và nhiệm vụ của chúng ta là bóc tách nó để giảm sự hiện hữu của nó càng nhiều càng tốt. Với bất cứ một vấn đề/xung đột nào xảy ra trong một mối quan hệ, điều đầu tiên cần phải làm chính là việc xác định xem đó có phải là điểm mù của chúng ta hay không hay theo ngôn ngữ của the Arbinger Institute là xem mình đang ở trong chiếc hộp hay ở ngoài chiếc hộp. Và điều này xuất phát từ khái niệm “tự phản bội”.

  1. Một hành động ngược lại điều mình thấy mình nên làm cho người khác gọi là hành động “tự phản bội”.
  2. Khi tự phản bội, con người bắt đầu nhìn nhận thế giới qua lăng kính biện minh cho sự tự phản bội của mình.
  3. Khi nhìn thế giới qua lăng kính đánh giá cá nhân, nhận định của con người về thực tế sẽ bị bóp méo.
  4. Sự tự phản bội là nguyên nhân đẩy con người vào trạng thái “nhốt mình trong hộp”.
  5. Cùng với thời gian, những nhận định về bản thân xuất phát từ trạng thái “nhốt mình trong hộp” sẽ tạo thành tích cách của người đó.
  6. Việc “nhốt mình trong hộp” sẽ khiêu khích người khác và khiến họ rơi vào tình trạng “nhốt mình trong hộp” như mình.
  7. Khi “nhốt mình trong hộp”, chúng ta khuyến khích các hành vi và thái độ xấu của nhau và thu được lý do để biện minh cho những sai lệch của mình. Nói một cách khác, chúng ta tạo cho nhau cơ hội để luôn “nhôt mình trong hộp”.

Chiếc hộp hay điểm mù này sẽ hiện hữu ở những người có cái tôi cao khi họ xem người khác chỉ là những khách thể, từ đó dẫn đến xem thường người khác và luôn cho mình là đúng và rồi tự phản bội mình, tự lừa dối mình và sống trong chiếc hộp.

Những người “nhốt mình trong hộp” và những người “thoát ra khỏi hộp” sẽ có cách thức ứng xử rất khác nhau với cùng một vấn đề. Và đó chính là điều tạo nên sự khác biêt, tạo nên thành công cho công ty Zagrum. Các bạn nên mua và đọc kỹ quyển sách vì tác giả có nhiều ví dụ minh họa cụ thể rất dễ hiểu. Điểm mà tôi thấy hứng thú chính là việc tác giả nhấn mạnh đến ý tiếp tục “thoát khỏi chiếc hộp”. Điều đó có nghĩa là mình có thể “thoát khỏi chiếc hộp” trong hôm nay nhưng có thể lại tiếp tục “nhốt mình trong hộp” vào ngày mai. Và điều cần phải làm là sống tỉnh thức và tạo nó thành một thói quen của mình.

Quyển sách chỉ nói đến đây tuy nhiên tôi suy nghĩ theo hướng nếu có một vấn đề/xung đột xảy ra trong một mối quan hệ cuộc sống thì giải quyết thế nào cho triệt để. Sau khi xác định được rồi thì tìm cách “ra khỏi chiếc hộp”. Nếu tình hình không cải thiện thì nên tiếp tục áp dụng các thói quen “Think Win-Win” và “Seek to understand then to be understood” của “7 habits of highly effective people”. Tất nhiên trên thực tế tôi tin rằng không phải lúc nào mình xem lại bản thân, sửa chữa lỗi lầm thì vấn đề hay xung đột giữa mình và một người khác sẽ được giải quyết. Thế nên có những trường hợp đặc thù mình không còn cách nào khác hơn là “Win-win or no deal”. Nếu không “win-win” vậy thì tốt nhất là “no deal”.

-Lữ Khách-

Nhân dịp đang đọc “Óc Tư Tưởng” của bác Thu Giang Nguyễn Duy Cần, tôi cảm thấy bác viết theo quan sát của bác và không thực sự khoa học cũng như đầy đủ nên tôi bèn tìm thêm một quyển sách khác là “An Illustrated Book of Bad Arguments” nằm Top 1 về Logic & Language của Amazon để đọc thêm. Sách rất mỏng và nói về 19 lỗi ngụy biện cơ bản bằng việc minh họa hình vẽ sinh động và các ví dụ ngắn gọn để giải thích

Tôi xin viết theo cách hiểu của mình ở dưới đây.

Nhóm lỗi ngụy biện “Ambiguity” [sử dụng từ ngữ mơ hồ]

  1. Equivocation [Lỗi ngụy biện dùng từ ngữ không rõ ràng]

Người mắc lỗi này dùng một từ nhưng với nghĩa khác nhau ở hai mệnh đề

Ví dụ: Làm sao mà anh có thể không có niềm tin vào tôn giáo trong khi anh là người luôn có niềm tin: đầu tư, tin tưởng bạn bè

  1. No True Scotsman [Dân gian gọi là lý sự cùn]

Lỗi này do người sử dụng đưa ra một mệnh đề anh ta cho là đúng với một sự vật/sự việc/con người và sau đó có bằng chứng rằng có một mẫu trong số nó không đúng như mệnh đề của anh ta. Anh ta ngay lập tức thay đổi khái niệm về sự vật/sự việc/con người ấy

Ví dụ: Dân Bách Khoa chẳng biết giao tiếp xã hội. Nếu ai đó đến nói với anh ta rằng “Tao thấy Hùng nó học Bách Khoa mà giao tiếp tốt ghê”. Họ liền quay sang bảo “Thực ra Hùng nó đâu có phải dân Bách Khoa chính hiệu”

Nhóm lỗi ngụy biện “Causual” [nhân-quả]

  1. Not Cause for a Cause

Lỗi này có hai dạng: Một là “Sau cái này, vì vậy bởi vì cái này” hai là “Với cái này, vì vậy bởi vì cái này” Tức là B xảy ra ngay sau A hoặc B xảy ra đồng thời với A. Và B là kết quả của A

Ví dụ: trước khi mặt trời mọc con hải ly trèo lên đỉnh núi và yêu cầu mặt trời mọc và mặt trời luôn ló rạng sau đó.

  1. Slippery Slope

Lỗi này chỉ trích một luận điểm bằng việc nêu ra nếu chấp nhận luận điểm đó có thể dẫn đến một chuỗi hậu quả rất xấu mặc dù những hậu quả này chỉ là có thể xảy ra và xác xuất là rất nhỏ.

Ví dụ: Chúng ta không nên để cho những người không kiểm soát được tiếp cận Internet. Điều tiếp theo họ làm là thường xuyên ra vào các trang web porn. Sớm muộn gì toàn thể nền đạo đứng của chúng ta sẽ suy đồi và chúng ta sẽ chẳng khác gì những con thú.

Nhóm lỗi ngụy biện “Unwarranted Assumption” [giả định không cơ sở]

  1. False Dilemma [Lỗi ngụy biện song đề sai]

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi lập luận: A xảy ra hoặc B xảy ra, A sai thì B đúng. Trong khi thực tế có thể có lựa chọn thứ ba hoặc thứ tư.

Ví dụ: Hắn làm việc xấu như vậy hắn không thể là người tốt được. Hắn là một người xấu [A: “Hắn là một người tốt” hoặc B: “Hắn là một người xấu”]

  1. Composition and Division

Lỗi này xảy ra khi nói toàn thể đúng thì mỗi bộ phận cũng đúng hoặc bộ phận đúng thì toàn thể cũng đúng.

Ví dụ: Mỗi module trong hệ thống phần mềm kiểm tra đều chạy tốt vì vậy khi ráp nó lại, hệ thống phần mềm này cũng sẽ không gặp lỗi gì

Nhóm lỗi ngụy biện “Begging the question”

  1. Circular Reasoning

“Bởi vì X, vì vậy X”

Ví dụ: Bạn nói sai hoàn toàn bởi vì bạn nói chả hợp lý tẹo nào

Bạn nên tin vào chúa bởi nếu không bạn sẽ phải xuống địa ngục

Nhóm lỗi ngụy biện “Unrepresentative SamplePropositional”

  1. Affirming the Consequent

Ví dụ: Những người học đại học thì thành công. Trí là người rất thành công vì vậy Trí chắc chắn đã học đại học

P.S. Tôi không phải chuyên gia về Logic nên nếu bạn đọc nào có góp ý hoặc có ví dụ hay hơn xin mời đóng góp.

Một quyển sách nữa vừa được giới thiệu trong tủ sách tinh hoa chính là quyển Luật Pháp của Claude Frederic Bastiat được xuất bản vào năm 1850 cũng chính là năm ông mất. Luật Pháp luôn nằm trong top 1 sách về luật pháp trên Amazon không những thế nó lại được viết vào những năm 50 của thế kỷ XIX trước “Bàn về tự do” của John Stuart Mill 9 năm. Cả hai cùng nói về đề tài tự do nhưng tự do của Mill là tự do cá nhân nằm trong khuôn khổ của tự do tập thể. Còn tự do của Bastiat thì nói về vai trò của Luật pháp trong tự do của con người nói chung tức là để có tự do thì bắt buộc phải có vai trò của Luật pháp nhưng vai trò ấy nằm trong chừng mực nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn trong quyển sách của ông.

Cá nhân tôi thấy các quan niệm của Luật Pháp đã không còn phù hợp nhiều với tình hình của chúng ta hiện nay. Quyển sách được viết trong bối cảnh tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đang là hai xu hướng của thế giới mà các nước châu Âu đang nằm giữa sự lựa chọn của mình. Vì vậy ngôn ngữ ông dùng khi nói về xã hội chủ nghĩa có phần chủ quan và thiên lệch vì ông muốn đất nước của ông theo chủ nghĩa tự do mà Mỹ là quốc gia đại diện điển hình trong thời kỳ ấy. Với ông con người sinh ra đã được chúa ban tặng cho các quyền bất khả xâm phạm chính là quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu tài sản của các cá nhân. Chính phủ chỉ nên làm một việc là bảo vệ các quyền của con người và luật pháp là tổ chức để bảo vệ một cách hợp pháp các quyền tự nhiên. Luận điểm chính mà ông đưa ra để chỉ trích chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chính là vấn đề bảo vệ tài sản khi ông nói luật pháp bị bóp méo vì hai nguyên nhân hoàn toàn khác nhau: tham lam một cách ngu ngốc và lòng từ bi sai lầm. Thế nhưng lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng luật pháp không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu tài sản cá nhân mà nó còn vươn cánh tay rộng hơn đến các lĩnh vực của đời sống con người vì “bàn tay vô hình” của Adam Smith đã không còn có nhiều giá trị đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 diễn ra một cách bất ngờ mà không một nhà kinh tế nào có thể dự đoán trước được.

Thế nhưng cũng phải nói rằng quan điểm xuyên suốt của tác phẩm mà tôi đề cao là “Nếu luật pháp không được tôn trọng, ở một mức độ nhất định nào đó, thì xã hội không thể tồn tại được. Biện pháp an toàn nhất làm cho người ta tôn trọng luật pháp là làm cho luật pháp đáng được tôn trọng.”. Ông đặt ra một câu hỏi mang tính hiện sinh là “Khi luật pháp và đạo đức mâu thuẫn với nhau thì người công dân đứng trước lựa chọn khắc nghiệt: đánh mất ý thức về đạo đức hoặc không tôn trọng luật pháp nữa. Hai cái xấu này đều gây ra hậu quả như nhau và người ta sẽ khó lựa chọn.”. Thế nên các nhà lập pháp nên tránh cái mâu thuẫn chính yếu này xảy ra càng nhiều càng tốt.

-Lữ Khách-

Hôm nay chúng ta đến một đề tài mới, một trong những lĩnh vực mà tôi gần đây rất thích và đặc biệt chú tâm đó chính là triết học. Đúng ra nên viết một bài mô tả ngắn gọn về lịch sử triết học để các bạn có thể hình dung nhưng vì quyển sách này mới chỉ có buổi giới thiệu sách của Giáo sư Chu Hảo không lâu nên mình đọc lại và viết về nó trước. Nó cũng là triết học/chủ nghĩa gần với thời đại chúng ta nhất.

Một trong hai học thuyết nổi bật nhất trong thế kỷ 20 cùng với chủ nghĩa Marx. Thuyết hiện sinh như một cái đánh cảnh tình vào mỗi con người trong xã hội thời bấy giờ. Nó gây xôn xao dư luận và nhận rất nhiều sự chỉ trích đặc biệt là từ những người theo Cơ Đốc giáo và những người theo chủ nghĩa Marx. Nước ta xưa kia có Trần Đức Thảo từng đứng lên đại diện cho chủ nghĩa Marx có cuộc tranh luận nảy lửa với Jean Paul Sartre nhưng chưa ngả ngũ.

Phải nói rằng thuyết hiện sinh được xây dựng bởi nhiều nhà triết gia với nhiều quan điểm khác nhau nhưng điểm chung giữa họ chỉ là ở chỗ họ cho rằng hiện hữu đi trước bản chất hay nói cách khác, họ xuất phát từ chính chủ thể. Điều mà ông Đây là hàm ý xuyên suốt và nổi bật nhất của “Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản” [1946]. Ông lấy ví dụ về một chiếc dao rọc giấy được chế tạo ra theo một quy chuẩn sản xuất có sản tức là bản chất con dao [toàn bộ các công thức chế tạo và các thuộc tính cho phép làm ra nó] có trước sự hiện hữu của nó. Tương tự khi nói về quan niệm Thượng Đế là một Đấng Sáng tạo vì nếu coi Thượng Đế là hiện hữu thì khái niệm phổ quát “con người” cũng chính như trường hợp con dao rọc giấy kia vậy. Jean Paul Sartre nhấn mạnh một số ý đứng trên lập trường “bất khả trị” vững chắc của ông. “Thuyết hiện sinh thực sự không phải là một thuyết vô thần theo nghĩa nó tận lực chứng minh rằng Thượng Đế không hiện hữu. Đúng hơn, nó tuyên bố rằng: cho dù Thượng Đế có hiện hữu thì cũng chẳng có gì thay đổi cả; đấy là quan điểm của chúng tôi. Không phải chúng tôi tin Thượng Đế hiện hữu, mà chúng tôi cho rằng vấn đề không phải là sự hiện hữu của ngài. Con người cần tìm lại chính mình và tin chắc rằng không có gì có thể cứu con người ra khỏi bản thân mình […] Câu này có nghĩa rằng con người trước hết phải hiện hữu, gặp gỡ nhau, xuất hiện trong thế giới đã, rồi theo đó tự định nghĩa mình”. Đây là quan điểm đầu tiện về thuyết hiện sinh.

Chính nghĩa thứ hai là nghĩa sâu xa của thuyết hiện sinh khi nói rằng con người tự mình lựa chọn và khi tự mình lựa chọn ý ông tức là tự mình chọn tất cả mọi người. Đứng trên quan điểm con người chịu trách nhiệm về chính mình và cao hơn nữa là trách nhiệm với tất cả mọi người. Điều đó thể hiện qua câu nói nổi tiếng của ông rằng “Con người bị kết án phải tự do”. Bị kết án bởi vì con người không tự tạo nên chính mình [vì hiện hữu đi trước bản chất] và phải tự do bởi vì một khi bị ném vào thế giới, con người phải tự chịu trách nhiệm về những việc mình làm, sẽ không có một đấng cứu thế nào đứng đằng sau có thể là chỗ dựa cho những hành động của con nguời đó. Theo tôi, một quan điểm tự do này mang tính chất cực đoan hơn nhiều so với con người tự do của John Stuart Mill.

Thuyết hiện sinh là một thuyết hành động. Con người chỉ được thể hiện thông qua hành động của họ “Con người làm ra chính mình”. Người hiện sinh chỉ định nghĩa con người qua sự dấn thân của họ [mà theo Sartre là sự dấn thân toàn diện không phải là một hành động mang tính ngẫu nhiên].

Một quan điểm có thể gây sai lầm với nhiều người khi gọi thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản. Ở đây Sartre muốn nhắc nhở con người là KHÔNG PHẢI thuyết hiện sinh quay lại với chính mình MÀ chính việc luôn tìm kiếm mục đính ngoài mình để giải phóng, để thực hiện mới làm cho con người thực hiện hóa bản thân hay chính là con người hiện hữu.

Với cá nhân tôi nếu để nhớ về thuyết hiện sinh của Jean Paul Sartre bạn nên nhớ hai câu nói sau. Một là “Hiện hữu đi trước bản chất”. Hai là “Con người làm ra chính mình”.

-Lữ Khách-

Hôm nay lại giới thiệu với các bạn bộ phim nghe rất xa lạ và trên mạng tôi cũng không tìm được bản nào hàng internal của hdbits cả đành xem của CiNEFiLE

The Man from Earth [2007] thuộc thể loại phim indie với khung cảnh chỉ là căn phòng của John Oldman và cuộc nói chuyện của các giáo sư đầu ngành để chia tay John Oldman trước khi anh rời đi. Nghệ thuật quay, âm nhạc mọi thứ đều không có gì đặc sắc vậy mà lại khiến tôi không thể rời sự tập trung của mình đi bất cứ giây phút nào. John Oldman nhận anh chính là người tiền sử sống từ cách đây 14,000 năm và cuộc trò chuyện bắt đầu với các giáo sư mà anh không và cũng không muốn chứng minh sự thật ấy cũng như các giáo sư của chúng ta cũng không có cách nào để bác bỏ điều đó cho đến cuối phim một vị giáo sư đã khóc vì mọi điều anh nói quá thực đến mức toàn bộ niềm tin của cô về Jesus, về Bible như đổ sụp…

Thôi xem phim nào 😀

Bộ phim thuộc thể loại “Slice of life” đầu tiên mà tôi muốn giới thiệu với mọi người. “Slice of Life” đúng như cái tên của nó chính là những lát cắt của cuộc sống. Chẳng có cao trào kịch tính, chẳng có cảnh hành động cũng không tình cảm lãng mạn. Thể loại phim “Slice of life” chỉ nhẹ nhàng, từ tốn như hơi thở mô tả những lát cắt của cuộc sống hết đỗi bình thường mà đa phần mọi người không muốn làm thành phim cũng như đa số chúng ta chẳng muốn xem. Chúng ta thích những thứ hào nhoáng, hay ho để giải trí, để thoát khỏi cuộc sống rối ren bận rộn. Nhưng với tôi, xem những bộ phim này chính là cách tôi giải thoát cuộc sống của mình. Xem để thấy rằng mình thực ra cũng là những người bình thường sống cuộc sống bình thường. Xem để thấy rằng cuộc sống ngoài kia thực ra không như những bộ phim, báo chí hào nhoáng mà mình vẫn coi. Xem để rồi bớt sân si mà quay lại về bản chất con người mình. Người xem cũng không nên mong đợi gì từ bộ phim. Chỉ đơn giản là mở lên, đắm chìm vào bộ phim và tận hưởng nó. Thế nên phim chỉ phù hợp với những người thích sự đơn giản, nhẹ nhàng.

Little Forest [Komori] là tác phẩm điện ảnh Nhật Bản chuyển thể từ bộ manga cùng tên của tác giả Igarashi Daisuke. Phim được chia thành 2 phần, được công chiếu cách nhau nửa năm: tập Hạ Thuvào tháng 8/2014, Đông Xuân vào tháng 2/2015. Bộ phim chỉ xoay quanh nhân vật Ichico sau khi tốt nghiệp cấp ba vào học tại thành phố lớn nhưng cảm thấy bức bối không phù hợp với bản thân nên đã về vùng quê nơi cô sinh ra sống một mình trong căn nhà gỗ đơn sơ vì người mẹ đã bỏ đi mà không lý do. Tại đây, cô tự tay trồng trọt, chăn nuôi, bắt cá rồi nấu ăn. 4 mùa với cảnh sắc riêng biệt, những công việc hằng ngày kết nối với thiên nhiên và những món ăn khác nhau cùng những ký ức của cô và mẹ khi còn nhỏ.

Bộ phim có diễn viên chính quá xinh, cảnh quá đẹp, món ăn hấp dẫn. Ngắm nghía những thứ xinh xinh, đẹp đẹp cũng quá đủ cho một bộ phim rồi. Mà tôi xem xong thì cứ lại muốn xem lại hoài vì xuyên suốt bộ phim nhiều cái đẹp quá ngắm 1 lần không nhớ hết được.

Thôi. Nói vậy đủ rồi. Cùng ngắm cảnh nào _

Con đường xuyên qua cánh rừng

Sắc xanh trải dài mướt mát

Cẩm tú cầu sau cơn mưa

Làng Komori cực kì đơn sơ và bát ngát

Dù mất 30 phút đạp xe từ nhà ra đến thị trấn, khung cảnh đẹp nao lòng này khó mà khiến Ichiko cảm thấy gian nan

Cô còn tự trồng trọt và thưởng thức nông sản tươi ngon mỗi ngày

Người dân đều sống bằng nghề nông

“Mùa nào thức nấy”

Món ăn giản dị được chế biến và trình bày bắt mắt

Ichiko quen với những bữa ăn một mình

Mùa hạ trong trẻo

Ichiko đạp xe giữa khu rừng đã khoác lên mình tấm áo mùa thu

Tuyết phủ trắng xóa vào mùa đông

Hoa đào núi nở rộ lúc xuân về

Ichiko chờ từng bức thư của mẹ

Bức tranh bốn mùa tuyệt đẹp ở làng Komori

Dù ăn cùng với ai…

…hay chỉ có một mình

Cũng cảm thấy mãn nguyện đủ đầy với hiện tại

-Lữ Khách-

[Hình ảnh lấy từ Internet]

Quyển sách kể về cuộc đời của người đàn bà Trần Lệ Xuân [hay còn gọi là bà Nhu] được mệnh danh là Bà Rồng, người phụ nữ quyền lực nhất Đông Nam Á thời bấy giờ với tài năng và bản tính thông minh, mạnh mẽ, quyết đoán, cực kỳ quyến rũ nhưng rất trịnh thương, cao ngạo để rồi khi đọc xong quyển sách bạn phải cảm thấy đau đớn thay cho cuộc đời với quá nhiều thăng trầm và bi kịch xảy ra đối với gia đình người đàn bà quyền lực này. Quyển sách vừa như một quyển sách lịch sử vì mang đậm tính học thuật và đầy đủ dẫn chứng nhưng được tác giả phác họa như một cuộc phưu lưu của một cuộc đời một người đàn bà nổi tiếng nhất Việt Nam Cộng Hòa. Mất đứng một ngày và không tài nào rời khỏi quyền sách, tôi đã đọc nó và viết những dòng này trong tâm trạng hứng khởi [vì quyển sách quá hay] và buồn cho một số phận. Một món quà tinh thần tuyệt vời cho ngày thứ bảy!

Chủ Đề