Luật pccc thông qua vào thời gian nào năm 2024
- Ngay sau khi Luật PCCC có hiệu lực, các Bộ, ngành, UBND địa phương đã bám sát chủ trương chỉ đạo của Chính phủ và yêu cầu công tác PCCC để cụ thể hóa bằng kế hoạch, Chỉ thị và chỉ đạo tổ chức triển khai Luật PCCC với nhiều nội dung phong phú, đa dạng làm chuyển biến nhận thức và hành động của đơn vị, cơ sở. Trong quá trình thực hiện Luật PCCC; các Bộ, ngành đã chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng các nghị định, thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC nhằm tăng cường tính pháp chế và thường xuyên sơ kết, tổng kết các chuyên đề PCCC nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm và xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả Luật PCCC. Qua đó, các Bộ, ngành và chính quyền các cấp nắm rõ về vai trò trách nhiệm của mình đối với công tác PCCC và hiểu sâu hơn về kiến thức PCCC đối với từng chuyên đề, để chỉ đạo công tác PCCC có hiệu quả hơn, góp phần ngăn chặn sự gia tăng số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra ở Bộ, ngành mình. Trong 10 năm qua, có nhiều Bộ, ngành và UBND địa phương thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thực hiện Luật PCCC là các Bộ: Công an, Quốc phòng, Công thương, Xây dựng, Khoa học và công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông vận tải; các ngành Dầu khí, Xăng dầu, Đường sắt, Bưu chính Viễn thông, Hàng không, Hoá chất mỏ; các địa phương Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Nai, Khánh Hòa, Lào Cai, Nam Định, Nghệ An, Tiền Giang v.v... - Sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao từ Trung ương đến địa phương đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở và quần chúng nhân dân. Công tác PCCC ở nhiều nơi đã được chú trọng, hầu hết các đơn vị, cơ sở đã tổ chức cho cán bộ, công nhân viên học tập kiến thức pháp luật và biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC, đã gắn kết quả triển khai thực hiện Luật PCCC vào thành tích thi đua hàng năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị; thực hiện và duy trì thường xuyên các điều kiện an toàn về PCCC tại cơ quan, đơn vị; ban hành và niêm yết các nội quy, quy định về PCCC để mọi người thực hiện. 2. Kết quả thực hiện Luật PCCC 2.1. Công tác tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân PCCC * Công tác tuyên truyền: - Các Bộ, ngành, UBND các địa phương đã chú trọng chỉ đạo tăng cường và làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật PCCC, hướng dẫn kiến thức cơ bản về PCCC. Với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng nên đã thu hút được sự quan tâm của các cấp, các ngành và đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng. Đặc biệt, trong các đợt cao điểm về PCCC như dịp tổ chức “Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ - PCCN”, dịp “Ngày toàn dân PCCC” công tác tuyên truyền về PCCC được đẩy mạnh, nhiều Bộ, ngành, địa phương tổ chức treo băng zôn, khẩu hiệu, tranh, áp phích tuyên truyền nội dung về PCCC tại trụ sở cơ quan, trên các trục đường quốc lộ, những nơi công cộng đã tạo nên khí thế của những ngày hội về PCCC. - Các cơ quan thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương đã quan tâm, dành nhiều thời lượng, mở nhiều chuyên mục tuyên truyền về PCCC; kịp thời, chủ động đưa tin, bài, phóng sự phản ánh về công tác PCCC, đưa gương người tốt, việc tốt. Điển hình như Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội, các Báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Thanh niên, Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh và nhiều báo, tạp chí thường xuyên đưa tin, bài, phản ánh về công tác PCCC có hiệu quả thiết thực. * Công tác xây dựng phong trào toàn dân PCCC - Từng bước triển khai thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong công tác PCCC với phương châm “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” và mang lại kết quả đáng khích lệ, đưa công tác PCCC ngày càng trở thành nhiệm vụ của toàn dân; giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến điều kiện an toàn về PCCC như: nhân dân tự phá dỡ, giải toả tạo khoảng cách an toàn PCCC cho khu dân cư, làm đường cho xe chữa cháy tiếp cận khu dân cư dễ cháy; đóng góp kinh phí mua sắm trang bị máy bơm chữa cháy, xe mô tô chữa cháy, bình chữa cháy… - Mười năm qua, lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở và quần chúng nhân dân đã kịp thời phát hiện và dập tắt tại chỗ trên 60% số vụ cháy ngay từ khi mới phát sinh, góp phần ngăn chặn không để xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng. Do vậy, các Bộ, các ngành và UBND địa phương ở nhiều nơi đã thành lập Ban chỉ đạo PCCC, tăng cường xây dựng, củng cố lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng dân phòng để làm nòng cốt cho phong trào toàn dân làm công tác PCCC. Nhiều phương pháp tổ chức sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong công tác PCCC như đã đưa nội dung công tác PCCC vào nội dung, chương trình hoạt động của các đoàn thể, thanh, thiếu niên, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, Hội nông dân, tầng lớp học sinh, sinh viên... Các mô hình “cụm doanh nghiệp an toàn PCCC”; “cụm, tuyến dân cư an toàn PCCC” của Hải Phòng, An Giang, Tiền Giang; các điển hình tiên tiến trong ngành Công thương, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn v.v... được tổng kết, và nhân rộng tại nhiều địa phương khác có tác dụng tốt. 2.2. Công tác kiểm tra, tự kiểm tra về PCCC: - Các Bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và tự tổ chức kiểm tra an toàn PCCC, qua đó đã phát hiện và tự khắc phục được nhiều thiếu sót, vi phạm về PCCC, loại trừ được nhiều nguy cơ gây cháy, nổ. Đặc biệt các lĩnh vực ở từng thời điểm có nguy cơ cháy lớn như: rừng, siêu thị, trung tâm thương mại, nhà cao tầng, khu công nghiệp v.v... - Từ đó, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cơ sở đã thấy rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với công tác PCCC, tăng cường trực tiếp kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nội quy, quy định và tổ chức khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC của đơn vị, cơ sở mình. 2.3. Công tác điều tra, xử lý các vụ cháy, nổ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC - Công tác điều tra, xử lý các vụ cháy, nổ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC có ý nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp đến ý thức trách nhiệm đối với công tác PCCC của tổ chức, cá nhân. Sau khi Luật PCCC có hiệu lực, công tác điều tra, xử lý các vụ cháy nổ có nhiều chuyển biến tích cực, việc thực hiện các quy định của pháp luật, trình tự, thủ tục tố tụng được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ; số vụ cháy được điều tra làm rõ nguyên nhân tăng trung bình hàng năm; các vụ cháy có dấu hiệu hình sự được khởi tố, các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về PCCC được truy tố trước pháp luật. - Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC thì công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC được thực hiện nghiêm túc hơn. Công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC ở các địa phương cơ bản đã được thực hiện đúng trình tự pháp luật, đúng hành vi, những cơ sở vi phạm quy định an toàn PCCC có nguy cơ trực tiếp gây cháy được cơ quan chức năng quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ để khắc phục các vi phạm quy định an toàn PCCC. 3. Công tác chữa cháy và chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy - Bộ Công an và UBND các địa phương đã quan tâm đầu tư xây dựng mở rộng mạng lưới số Đội Cảnh sát PCCC nhằm nâng cao khả năng bảo vệ các địa bàn kinh tế phát triển và các khu đô thị phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu bảo vệ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đất nước. (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Kiên Giang, Nghệ An, Thanh Hóa…) - Công tác xây dựng, thực tập phương án chữa cháy và đảm bảo thông tin báo cháy được các cấp, các ngành và đơn vị cơ sở quan tâm đúng mức. Nhiều Bộ, ngành, UBND địa phương đã phối hợp tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và CNCH quy mô lớn, phương án chống bạo loạn, biểu tình, gây rối, phương án chống khủng bố...đạt kết quả tốt. Qua công tác diễn tập, luyện tập đã tạo cho các đơn vị tham gia nâng cao khả năng xử lý, chủ động ứng phó với các tình huống cháy, nổ xảy ra. Các đơn vị, địa phương làm tốt công tác này là: các Bộ Công an, Quốc phòng, Công thương; các ngành Dầu khí, Xăng dầu, Hàng không, Than và khoáng sản; UBND TP Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, các tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Cà Mau, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Hưng Yên… - Các Bộ, ngành và UBND địa phương tập trung chỉ đạo xây dựng các quy hoạch, kế hoạch điều chỉnh sơ sở hạ tầng cho công tác PCCC, nhiều Bộ, ngành, địa phương đã sớm rà soát, lập dự án đầu tư bổ sung hệ thống các trụ nước và bến, bãi lấy nước cho xe chữa cháy. Do có sự quan tâm chỉ đạo sát sao về công tác chữa cháy và chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy, nên các lực lượng đã kịp thời dập tắt có hiệu quả khoảng 12.500 vụ cháy, bảo vệ được khối lượng tài sản, hàng hóa trị giá hàng chục ngàn tỷ đồng, trực tiếp tổ chức cứu nạn và hướng dẫn thoát hiểm an toàn cho hàng nghìn người trong đám cháy. Nhiều vụ cháy, lực lượng PCCC đã kịp thời khống chế cháy lan, cứu và bảo vệ được khối lượng tài sản hàng hóa trị giá tới hàng chục tỷ đồng. 4. Công tác cứu nạn, cứu hộ - Trước yêu cầu thực tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 và Quyết định về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và hệ thống tổ chức tìm kiếm cứu nạn của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương. Bước đầu các Bộ ngành, địa phương triển khai có hiệu quả, kịp thời ứng phó giải quyết hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi có sự cố, bão lụt, cháy, nổ, sập lớn xẩy ra. - Trên lĩnh vực PCCC và CNCH hàng ngày đã tham gia CNCH được 5.894 vụ. Kết quả đã cứu được: 6.987 người; vớt được 540 xác nạn nhân bị đuối nước; tìm kiếm, đưa được 192 thi thể nạn nhân trong các vụ sụp đổ công trình, sập hầm lò…giao cho gia đình nạn nhân v.v... 5. Công tác đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy - Chính phủ, các Bộ, ngành, Tập đoàn, Tổng công ty, UBND các cấp đã tăng cường đầu tư xây dựng lực lượng và trang bị phương tiện cho lực lượng PCCC; chú trọng đầu tư cho các hoạt động PCCC tại các đơn vị, cơ sở. Thông qua các hoạt động đầu tư đó đã góp phần quan trọng tháo gỡ những khó khăn về phương tiện chữa cháy và nâng cao hiệu quả công tác PCCC. Trong 10 năm qua, tổng ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động PCCC khoảng 2.330 tỷ đồng và khoảng 37,5 tỷ đồng thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc và nguồn tài trợ, đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Trong 10 năm qua, nguồn ngân sách địa phương đầu tư cho công tác PCCC chiếm 28,9% tổng đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác PCCC, điển hình là các địa phương như: Đồng Nai đầu tư 224,2 tỷ đồng, TP Hồ Chí Minh đầu tư 115,2 tỷ đồng, Hà Nội 55,0 tỷ đồng, Bình Dương 44,3 tỷ đồng, các địa phương Quảng Ninh, Tây Ninh, Kiên Giang, Cần Thơ, Bình Định và Bà Rịa - Vũng Tàu mỗi địa phương đầu tư khoảng 20 tỷ đồng. Ngoài kinh phí tập trung của Nhà nước, bước đầu đã có nhiều tổ chức phi Chính phủ, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm ở nước ngoài đã đầu tư trang bị phương tiện PCCC cho các địa phương. 6. Về xây dựng lực lượng PCCC và CNCH * Xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH: - Bộ Công an đã và đang tập trung xây dựng, kiện toàn bộ máy tổ chức của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH từ Trung ương đến địa phương, tăng cường biên chế, năng lực chiến đấu cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tại những địa bàn trọng điểm, trong đó việc hoàn thiện và triển khai thực hiện Đề án "Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở PCCC toàn quốc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030" là chiến lược phát triển lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH. - Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội, đã đòi hỏi lực lượng Cảnh sát PCCC phải đổi mới nâng cao trình độ nghiệp vụ, biện pháp công tác PCCC và xây dựng mô hình tổ chức quản lý chặt chẽ, toàn diện công tác PCCC. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập 8 Sở Cảnh sát PCCC là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc. Trong 10 năm qua, cả nước đã thành lập mới và kiện toàn 168 đội Cảnh sát PCCC và CNCH được bố trí chủ yếu ở thành phố trực thuộc trung ương, ở thành phố thuộc tỉnh và thị xã là tỉnh lỵ và ở khu vực trọng điểm về kinh tế. - Bộ Công an đã và đang tập trung chỉ đạo tăng cường bồi dưỡng, nâng cao cả về chất lượng và số lượng cán bộ chiến sĩ lực lượng Cảnh sát PCCC. Hiện nay, toàn lực lượng Cảnh sát PCCC 7.752 các bộ, chiến sĩ, trong đó có 5.169 sĩ quan nghiệp vụ, cán bộ được đào tạo có trình độ chuyên ngành PCCC cụ thể: 4 tiến sĩ, 57 thạc sĩ, 1.2329 trình độ Đại học, 277 trình độ Cao đẳng, 1.268 trình độ Trung cấp, 692 đào tạo ngắn hạn về PCCC. * Xây dựng lực lượng dân phòng và PCCC cơ sở: Các Bộ, ngành và UBND địa phương đã quan tâm chỉ đạo củng cố và xây dựng lực lượng dân phòng và PCCC cơ sở. Trong 10 năm qua, đã xây dựng mới được 6.972 đội dân phòng gồm 90.636 đội viên và 5.623 đội PCCC cơ sở gồm 84.345 cán bộ, đội viên. Hiện nay cả nước có 65.585 đội dân phòng và đội PCCC cơ sở với 717.239 cán bộ, đội viên. * Xây dựng lực lượng PCCC chuyên ngành: Hiện nay các ngành Kiểm lâm, Hàng không, Than và Khoáng sản, Xăng dầu, Dầu khí, Đường sắt xây dựng được lực lượng PCCC có nghiệp vụ chuyên môn sâu theo chuyên ngành, chuyên đảm nhiệm công tác PCCC của ngành mình. Tuy nhiên việc đầu tư xây dựng lực lượng PCCC chuyên ngành chưa được đầu tư mạnh và tổ chức của lực lượng này cũng chưa rõ nét, chưa trở thành lực lượng mạnh đảm nhận vai trò chủ lực trong công tác PCCC của ngành. 7. Công tác quản lý Nhà nước Nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác PCCC, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành đã tập trung vào xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn triển khai Luật PCCC. Đến nay, các vấn đề quy định trong Luật PCCC đã và đang cơ bản được hướng dẫn bằng các văn bản dưới Luật, việc xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành Luật PCCC đã tạo được sự đồng bộ, thống nhất trong tổ chức thực hiện Luật PCCC. Những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đã góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC, tạo được hành lang pháp lý đối với từng mặt công tác nghiệp vụ PCCC. Ở địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện đã ban hành nhiều Chỉ thị chỉ đạo tăng cường công tác PCCC. Kết quả này thực sự là yếu tố trực tiếp tác động tích cực đối với hiệu lực, hiệu quả của Luật PCCC trong thời gian qua. Mười năm qua, Chính phủ đã ban hành 4 Nghị định về công tác PCCC; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 02 Quyết định về công tác cứu nạn và 02 Chỉ thị về công tác PCCC; các Bộ đã phối hợp xây dựng và ban hành được 5 thông tư, thông tư liên tịch về PCCC. Nhìn chung hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC đã được nâng lên rõ rệt; lãnh đạo các cấp, các ngành đã có trách nhiệm cao hơn, quan tâm, chỉ đạo, kiểm tra và đầu tư nhiều hơn cho công tác PCCC. Lãnh đạo một số ngành, đơn vị, cơ sở trọng điểm về cháy, nổ đã thực sự quan tâm thường xuyên chỉ đạo đảm bảo an toàn PCCC. 8. Một số các mặt công tác khác - Công tác cải cách hành chính: Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Công an đã chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện đạt một số kết quả quan trọng, như: giảm bớt thời gian thực hiện thủ tục hành chính về PCCC; cắt bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết; niêm yết công khai các thủ tục, thành phần hồ sơ cấp phép trong lĩnh vực PCCC cho quần chúng nhân dân và cơ sở thực hiện. - Công tác đối ngoại: Phối hợp với cơ quan PCCC một số nước tiên tiến tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm tham quan triển lãm quốc tế các mô hình huấn luyện, thông tin chỉ huy.v.v..về lĩnh vực PCCC, cứu hộ cứu nạn tại châu Á, châu Âu, châu Mỹ...Tích cực đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn viện trợ xe chữa cháy của các nước; khai thác có hiệu quả nguồn vốn ODA. Trong 10 năm qua đã tiếp nhận hàng trăm xe chữa cháy do các tổ chức, cá nhân tài trợ. - Công tác nghiên cứu Khoa học - Công nghệ PCCC: Công tác nghiên cứu Khoa học công nghệ (KHCN) có trọng tâm, trọng điểm và phát huy tiềm lực KHCN của toàn xã hội để: kiện toàn văn bản quy phạm pháp luật làm nền tảng và cơ sở pháp lý cho công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác PCCC; tăng cường phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về PCCC với các Bộ, Ngành, địa phương và các cơ sở nghiên cứu khoa học, các cơ sở sản xuất trong nước nghiên cứu và ứng dụng KH-CN mới vào công tác PCCC; hợp tác nghiên cứu, hội nhập và phối hợp nghiên cứu trong các lĩnh vực NCKH-CN PCCC với Quốc tế. Các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung nghiên cứu và ứng dụng hàng trăm đề tài khoa học, giáo dục về PCCC. II. NHỮNG TỒN TẠI, KHUYẾT ĐIỂM QUA 10 NĂM THỰC HIỆN LUẬT PCCC Bên cạnh thành tích đạt được là cơ bản, chủ yếu, việc thực hiện Luật PCCC còn một số tồn tại, bất cập là: 1. Công tác chỉ đạo hướng dẫn và tổ chức thực hiện Luật PCCC của một số Bộ, ngành, UBND địa phương còn mang tính hình thức, chưa quyết liệt, triệt để, sau khi ban hành văn bản chỉ đạo thì công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện và tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm còn ít. Nhiều vấn đề được quy định trong Luật PCCC và các quy định khác của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ chưa được thực hiện đầy đủ. 2. Công tác quản lý nhà nước về PCCC bao trùm nhiều lĩnh vực nên việc ban hành văn bản hướng dẫn có nơi, có lúc chưa kịp thời, chưa đầy đủ chưa đồng bộ, và chưa thống nhất với một số văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác nên trong quá trình triển khai thực hiện còn một số khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Trong quá trình tổ chức thực hiện, một số quy định của Luật PCCC và văn bản dưới Luật đã bộc lộ một số vấn đề vấn đề bất cập, chưa phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế hiện nay, như: yêu cầu xây dựng đội dân phòng trên địa bàn xã, thôn, ấp, bản…; thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC; việc quy định cơ sở tự xây dựng phương án chữa cháy... 3. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC chưa thường xuyên, liên tục. Nội dung các tin, bài, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa đề cập, phê phán những khuyết điểm yếu kém, những vi phạm quy định an toàn PCCC và thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác PCCC… Công tác xây dựng phong trào toàn dân PCCC mà trực tiếp là xây dựng lực lượng PCCC cơ sở và dân phòng tuy đã được đẩy mạnh nhưng chưa đảm bảo yêu cầu thực tế. Số đội PCCC cơ sở mới chỉ đạt khoảng 80% và số đội PCCC dân phòng mới chỉ đạt trên 30% theo quy định của Luật PCCC. Nhiều đội PCCC cơ sở và dân phòng chỉ hoạt động mang tính hình thức, phương tiện trang bị cho lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng nên công tác chữa cháy ban đầu chưa đạt hiệu quả cao. 4. Hiện nay, còn tồn tại các khu đô thị, khu công nghiệp, chung cư cao tầng, các chợ đã đưa vào hoạt động từ trước khi có Luật PCCC không thực hiện đúng các quy định thẩm duyệt về PCCC nên các điều kiện an toàn về PCCC như lối thoát nạn, khoảng cách an toàn về PCCC giữa các công trình không đảm bảo; bố trí công năng chưa phù hợp; không có giải pháp chống cháy lan, cháy lớn; hệ thống cấp nước, đường giao thông không đáp ứng yêu cầu phục vụ chữa cháy. 5. Công tác điều tra, xử lý các vụ cháy, nổ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác xử lý chưa quyết liệt nên tác dụng răn đe, phòng ngừa vi phạm pháp luật về PCCC yếu. 6. Ở nhiều địa phương, công tác quy hoạch xây dựng và phát triển mạng lưới các Đội Cảnh sát PCCC chưa đáp ứng yêu cầu thực tế và phù hợp với Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về bố trí đội Cảnh sát PCCC. Nguồn nước phục vụ chữa cháy hiện còn thiếu nghiêm trọng ở nhiều địa phương. 7. Mặc dù trong 10 năm qua, Nhà nước đã có nhiều cố gắng đầu tư kinh phí cho hoạt động PCCC và CNCH nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, kinh phí đầu tư cho hoạt động PCCC trong vòng 10 năm mới chỉ chiếm khoảng gần 0,119% GDP của cả nước trong 1 năm (năm 2010). Do vậy, phương tiện chữa cháy và CNCH của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH còn nhiều bất cập, lạc hậu. III. DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CHÁY, NỔ - Trong 10 năm qua (2002-2011), trên cả nước đã xảy ra 16.767 vụ cháy ở các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà dân... và 6.109 vụ cháy rừng, làm chết 688 người, bị thương 1.848 người; về tài sản ước tính trị giá 4.187 tỷ đồng và 42.332 ha rừng có giá trị kinh tế. Như vậy, trung bình mỗi năm xảy ra 1.677 vụ cháy, làm chết và bị thương 254 người, thiệt hại về tài sản trị giá 419 tỷ đồng và 4.233 ha rừng các loại; trung bình mỗi ngày xảy ra 6 vụ cháy, làm chết hoặc bị thương 8 người, thiệt hại về tài sản tính thành tiền là 1,15 tỷ đồng và 11,6 héc ta rừng. Thiệt hại do cháy gây ra tăng nhiều chủ yếu do cháy lớn gây ra chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn nhiều và các tỉnh có khu công nghiệp, đô thị phát triển (Trong 10 năm qua, số vụ cháy lớn là 210 vụ chiếm tỷ lệ 1,25%, song về thiệt hại là 2.023,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 48,3%). - Nguyên nhân cháy chủ yếu là do con người thiếu ý thức và kiến thức PCCC. Trong 10 năm qua, số vụ cháy do ý thức chủ quan của con người gây ra (do sơ suất, vi phạm quy định về an toàn PCCC, đốt) chiếm tỷ lệ cao tới 65% tổng số vụ cháy. Mặt khác sự biến đổi khí hậu toàn cầu, khí hậu nắng nóng, khô hạn kéo dài đã tác động không nhỏ tới tình hình cháy nói chung và cháy lớn nói riêng. IV. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ thực tế 10 năm thực hiện Luật PCCC rút ra những bài học kinh nghiệm sau: Một là: Các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải thường xuyên quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định PCCC là yếu tố quyết định trong tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật PCCC. Phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó vai trò nòng cốt là lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH với sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành, đơn vị, cơ sở, hộ gia đình và mọi tầng lớp nhân dân trong thực hiện công tác PCCC. Hai là: Coi trọng và luôn luôn đổi mới các hình thức tuyên truyền và bám sát địa bàn cơ cở để xây dựng phong trào quần chúng PCCC; tuyên truyền, hướng dẫn cho đông đảo các tầng lớp nhân dân về các quy định PCCC, kiến thức PCCC cơ bản để mỗi người dân tự chủ động biết cách phòng cháy và tích cực tham gia các hoạt động PCCC. Ba là: Nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, cơ sở trong công tác PCCC theo đúng quy định của Luật PCCC. Khi người đứng đầu các đơn vị, cơ sở thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc tổ chức thực hiện công tác PCCC tại đơn vị, cơ sở thì công tác PCCC mới có hiệu quả, các điều kiện an toàn PCCC mới được duy trì, công tác tự kiểm tra an toàn PCCC được tiến hành thường xuyên thì nguy cơ gây cháy được loại trừ, hoặc nếu có cháy xảy ra thì được phát hiện và dập tắt kịp thời, không để cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng. Bốn là: Tăng cường các biện pháp đấu tranh ngăn chặn cháy lớn (theo thống kê số vụ cháy lớn tuy chỉ chiếm khoảng 1% tổng số vụ cháy xảy ra nhưng thiệt hại trung bình hàng năm chiếm tới 70 – 80% tổng thiệt hại) nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy lớn có thể xảy ra. Bên cạnh đó phải thực hiện tốt việc phân cấp nhiệm vụ và tăng cường biên chế cán bộ chuyên làm công tác PCCC cho Công an cấp huyện nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm quản lý công tác PCCC ở cấp huyện. Năm là: Phải hết sức chú trọng công tác phòng cháy thực hiện công tác phòng ngừa là chính, đảm bảo và duy trì các điều kiện an toàn về PCCC trong từng khu dân cư, từng cơ sở, từng hộ gia đình, để loại trừ và giảm đến mức thấp nhất nguy cơ gây nên cháy, nổ. Phải chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ để chủ động phòng ngừa và chữa cháy kịp thời, có hiệu quả. Sáu là: Việc thực hiện công tác PCCC phải đảm bảo đồng bộ trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương, từng đơn vị, từ đó có đầu tư tương xứng cho công tác PCCC, đảm bảo công tác PCCC đáp ứng được yêu cầu phục vụ sự phát triển bền vững của ngành, địa phương, đơn vị. Bên cạnh đó cần tăng cường kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết công tác PCCC để kịp thời rút kinh nghiệm, chấn chỉnh những nơi còn yếu kém, đồng thời biểu dương khen thưởng và nhân rộng các địa phương, đơn vị, cá nhân làm tốt công tác PCCC. Bảy là: Đẩy mạnh công tác điều tra nguyên nhân vụ cháy và tăng cường công tác xử lý những trường hợp vi phạm quy định về PCCC. Đối với những cơ sở vi phạm nghiêm trọng, không an toàn, có nguy cơ cháy lớn và đe dọa tính mạng của nhiều người thì phải có biện pháp xử lý mạnh, kể cả hình sự. Tám là: Tăng cường đầu tư trang bị phương tiện chữa cháy và CNCH cho lực lượng PCCC nói chung và đặc biệt là cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH nói riêng đủ mạnh để đảm bảo cho lực lượng chủ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cần coi việc đầu tư cho công tác PCCC nói chung và lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH nói riêng là trách nhiệm của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương. Đồng thời phải tích cực, chủ động mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực PCCC, tranh thủ được nguồn ngoại lực trong công tác đào tạo, trang bị phương tiện và chuyển giao công nghệ PCCC bổ sung cho nội lực còn nhiều khó khăn của nước ta./. |