Lỗi vượt đèn vàng phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Nghị định 100/2019/NĐ-CP hiện nay không quy định lỗi nào là lỗi vượt đèn vàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người vi phạm vẫn có thể bị xử phạt với mức phạt không hề thấp.

Khi nào vượt đèn vàng bị xử phạt?

Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ ban hành năm 2008 giải thích tín hiệu đèn màu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

Bên cạnh đó, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số QCVN 41:2019/BGTVT [ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT] cũng đưa ra những giải thích tương tự.

Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp. Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, từ trước đến nay người tham gia giao thông chủ yếu chỉ quan tâm đến hai loại đèn xanh, đỏ mà quên mất việc không chấp hành tín hiệu đèn vàng cũng có thể bị xử phạt.

Theo đó, nếu đèn vàng bật sáng mà người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt, trừ trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, không dừng đèn vàng nếu đã đi quá vạch sơn sẽ không bị phạt.

Song có một điểm khá bất cập khi xử phạt lỗi này là việc đánh giá hành vi vượt đèn vàng trong từng tình huống cụ thể có nguy hiểm hay không lại được trao cho các chủ thể tham gia giao thông. Và trên thực tế thì nhận thức về pháp luật cũng như khả năng nhận biết các tình huống tham gia giao thông của các chủ phương tiện là hoàn toàn khác nhau.

Lỗi vượt đèn vàng phạt bao tiền? [Ảnh minh họa]

Mức phạt lỗi vượt đèn vàng mới nhất

Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ hiện nay không quy định lỗi nào là lỗi vượt đèn vàng hay vượt đèn đỏ. Cả hai lỗi này được quy định chung là lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Theo đó, người đi xe máy, ô tô, xe đạp, đi bộ… vượt đèn vàng trong trường hợp vi phạm nêu sẽ bị xử phạt như sau:

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện vi phạm lỗi vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng - 01 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng [điểm e khoản 4, điểm b khoản 10 Điều 6].

Ô tô, phương tiện tương tự ô tô

Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng hoặc 02 - 04 tháng nếu gây tai nạn [điểm a khoản 5, điểm b, c khoản 11 Điều 5].

Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng [điểm đ khoản 2 Điều 8].

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng, nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo] hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 01 - 03 tháng hoặc 02 - 04 tháng nếu gây tai nạn [điểm đ khoản 5, điểm a, b khoản 10 Điều 7].

Người đi bộ

Người đi bộ vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt từ 60.000 đồng - 100.000 đồng [điểm b khoản 1 Điều 9].

Bạn đọc có thể theo dõi mức phạt qua bảng sau:

STT

Phương tiện

Mức phạt

1

Người đi bộ

60.000 - 100.000 đồng

2

Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện

100.000 - 200.000 đồng

3

Xe máy, xe mô tô, xe máy điện

600.000 - 01 triệu đồng

4

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

01 - 02 triệu đồng

5

Ô tô

03 - 05 triệu đồng

Hiện nay, hầu hết các cột đèn giao thông đều có đèn đếm ngược, vì vậy tài xế hoàn toàn có thể chủ động được việc dừng xe khi chuẩn bị thấy tín hiệu đèn vàng. Nếu cột đèn không đếm ngược, người điều khiển phương tiện cũng cần giảm tốc độ, chú ý quan sát mỗi khi đến gần ngã tư để bảo đảm an toàn cho mình và người khác, đồng thời tránh bị xử phạt.

Trên đây là một số quy định về lỗi vượt đèn vàng, nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Lỗi vượt đèn vàng được hiểu là lỗi không tuân thủ quy định khi thấy tín hiệu đèn vàng [trừ tín hiệu vàng nhấp nháy] phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới về báo hiệu đường bộ [QCVN 41:2019 sửa đổi Quy chuẩn 41:2016] quy định, tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đi quá vạch dừng hoặc quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.

Nếu có tín hiệu đèn vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện có thể tiếp tục di chuyển nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.

Vì vậy, nếu đèn vàng bật sáng mà người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt.

Lỗi vượt đèn đỏ

Lỗi vượt đèn đỏ là việc người lái xe điều khiển phương tiện giao thông tiếp tục di chuyển khi đèn tín hiệu giao thông đã chuyển sang màu đỏ [có nghĩa yêu cầu các phương tiện dừng lại]. Khi tham gia giao thông gặp đèn đỏ phải dừng trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch sơn "vạch dừng xe" thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Vượt đèn vàng, đèn đỏ là những vi phạm thường gặp về việc không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Ảnh minh họa: TL

Vượt đèn đỏ có được xác định là loại vi phạm gì?

Theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ thì khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng lại trước vạch dừng, nếu không có vạch dừng thì phải dừng lại trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Nếu vượt khi đèn đã chuyển sang màu đỏ được xác định là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ. Như vậy, vượt đèn đỏ được xác định là loại vi phạm hành chính.

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với ô tô

Căn cứ theo Điểm a, Khoản 5, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm đ, Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng;

Đồng thời hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng xe ô tô sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng [theo quy định tại Điểm b, Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Đối với hành vi xe ô tô vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng [theo Điểm c, Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với mô tô, xe gắn máy

Căn cứ theo Điểm e, Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm g, Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Đồng thời hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng đối với mô tô, xe gắn máy sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng [theo quy định tại Điểm b, Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Đối với hành vi xe mô tô, xe gắn máy vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng [theo Điểm c, Khoản 10, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Căn cứ theo Điểm đ, Khoản 5, Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm d, Khoản 34, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Đồng thời hành vi điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng gây tai nạn sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 02 tháng đến 04 tháng [theo Điểm b, Khoản 10, Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Người đi xe máy vượt đèn đỏ có thể bị phạt hành chính mức rất nặng. Ảnh minh họa: TL

Thủ tục xử phạt vi phạm giao thông

Căn cứ vào Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 các bước nộp phạt như sau:

Bước 1: Đội/Phòng cảnh sát giao thông khi phát hiện hành vi vi phạm giao thông của người tham gia giao thông quy định Luật Giao thông đường bộ 2008. Cảnh sát giao thông buộc chấm dứt hành vi vi phạm và tiến hành lập biên bản hành vi vi phạm này. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc là phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, đến 500.000 đồng đối với tổ chức thì cảnh sát giao thông không lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính mà xử phạt tại chỗ. Nếu không nằm trường hợp trên thì cảnh sát giao thông lập biên bản khi thuộc thẩm quyền xử phạt.

Đội/phòng cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử phạt trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp cần xác minh hoặc giải trình sự việc thì việc xử phạt được kéo dài nhưng không quá 60 ngày.

Sau khi có quyết định xử phạt thì người tham gia giao thông đem theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng được Kho bạc Nhà nước ủy quyền thu tiền phạt vi phạm giao thông để nộp phạt, sau đó đem theo biên lai thu tiền quay lại Đội/Phòng cảnh sát giao thông đã ra quyết định xử phạt để nhận lại bằng lái xe bị tạm giữ.

Các loại xe vượt đèn đỏ mà không bị cảnh sát giao thông xử phạt

Theo quy định tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008, các loại xe vượt đèn đỏ không bị cảnh sát giao thông xử phạt:

- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

- Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

- Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

Lỗi vượt đèn vàng phạt bao nhiêu?

Theo điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP [sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP] quy định: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền 2024?

Như vậy, xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra, hành vi vượt đèn đỏ còn bị tước Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Đi xe máy vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1- 3 tháng.

Xe ô tô vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?

Ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu? Người điều khiển xe ô tô mắc lỗi vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt hành chính từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng. Khi tham gia giao thông, nhiều người lái xe vô tình hoặc cố ý vượt đèn đỏ. Hành động này không chỉ là vi phạm luật giao thông mà còn có thể gây ra tai nạn.

Chủ Đề