Lỗi nhà sản xuất là lỗi gì

productspropertyassetsestateoutputpossessionsyieldswealthfortuneheritagematernitylegacyobstetricsfertility

sảnverb

producemanufactured

sảnadjective

reproductive

xuấtnoun

exportproductionoutputdebutappearanceexitmaker

xuấtverb

cameproducedappearedpublishedmanufactureddischargedoccurextractactingemergedarisesproposedrecommended

Việc xuất hiện hàng lỗi trong quá trình sản xuất là điều khó có thể tránh khỏi. Chính vì thế, các doanh nghiệp sản xuất cần phải xây dựng quy trình xử lý hàng lỗi trong sản xuất phù hợp với ngành hàng sản xuất của mình. Trong bài viết này, iRTC sẽ chia sẻ tới quý bạn đọc về Quy trình xử lý hàng lỗi trong sản xuất bao gồm 8 bước thường được áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Nội dung bài viết

Hàng lỗi trong sản xuất là gì?

Hàng lỗi trong sản xuất thường được gọi tắt là NG (viết tắt của Not Good) – nghĩa là sản phẩm không đạt chất lượng, có lỗi, bị trả lại hoặc yêu cầu thu hồi.

Thuật ngữ NG được dùng rất phổ biến trong quá trình kiểm định chất lượng sản phẩm trước khi được lưu kho và đưa vào phân phối. Tại các doanh nghiệp sử dụng thiết bị cảm biến để kiểm tra chất lượng sản phẩm, thiết bị sẽ hiển thị OK với những sản phẩm đạt yêu cầu và NG với những sản phẩm không không đạt yêu cầu.

Hàng lỗi trong sản xuất khi được phát hiện sẽ được thu hồi và được xử lý một cách nhanh chóng thông qua quy trình xử lý hàng lỗi trong sản xuất.

Quy trình xử lý hàng lỗi trong sản xuất

Lỗi nhà sản xuất là lỗi gì

Đánh giá mức lỗi của sản phẩm

Mỗi ngành hàng hay sản phẩm sẽ có các mức độ lỗi khác nhau. Dựa vào tiêu chuẩn chất lượng và khả năng thực hiện chức năng của sản phẩm thông qua Bảng giới hạn chấp nhận (AQL), nhà sản xuất sẽ chia thành 3 mức độ để đánh giá: lỗi nhỏ, lỗi lớn, lỗi nghiêm trọng.

Lỗi nhà sản xuất là lỗi gì

Lỗi nhỏ

  • Lỗi nhỏ: Lỗi không ảnh hưởng tới chức năng và hình thức sản phẩm. Hàng NG mức độ này thường hiếm khi bị khách hàng nhận ra và trả lại do khó nhận thấy lỗi hoặc sản phẩm lỗi trong mức chấp nhận được.
  • Lỗi lớn: Lỗi ảnh hưởng tới chức năng và hình thức của sản phẩm. Hàng NG mức độ này rất dễ bị khách hàng nhận ra, khiếu nại, yêu cầu thu hồi/ trả lại hàng, yêu cầu đổi hàng mới.

Lỗi nhà sản xuất là lỗi gì

  • Lỗi nghiêm trọng: Lỗi ảnh hưởng trầm trọng tới chức năng và hình thức của sản phẩm. Hàng NG mức độ này có thể ảnh hưởng tới quyền lợi và thậm chí gây hại cho người dùng. Việc cho lưu hành hàng lỗi ở mức độ này có thể khiến doanh nghiệp bị kiện, bắt buộc phải thu hồi, sản phẩm bị tẩy chay, vướng tới vấn đề pháp lý, …

Phân loại hàng lỗi trong sản xuất

Đây là bước cần sự cẩn thận và chặt chẽ trong khâu kiểm duyệt. Các nhà sản xuất thường lập ra một danh sách để liệt kê chi tiết, thường là check sheet (phiếu kiểm tra), để phân loại những khiếm khuyết của sản phẩm cùng với mức lỗi cho phép tương ứng. Công đoạn này không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt được chất lượng nguồn nghiệp vật liệu mà còn giảm thiểu sơ suất sản phẩm kém chất lượng đến tay người dùng.

Tiến hành biểu thị và cách ly

Sau khi phân loại được các nhóm hàng có cùng một lỗi tương thích, nhà sản xuất sẽ tiến hành phân bổ đến các bộ phận liên quan để xử lý hàng lỗi.

Báo cáo thông tin đến các bộ phận liên quan

Sau khi các mặt hàng lỗi đến được các bộ phận xử lý tương ứng, các nhân viên chuyên gia sẽ có những bước phân tích chi tiết để đưa ra quyết định xử lý phù hợp.

Quyết định phương thức xử lý hàng lỗi

Dựa vào từng loại lỗi và mức độ khả thi có thể sửa chữa, các bộ phận phụ trách sẽ đưa ra các phán quyết xử lý tùy theo cấp độ: sửa tay, đặc cách sử dụng, sửa quy cách và tiêu hủy.

Đối với các hàng lỗi có thể sửa chữa, người phụ sẽ đặc biệt lưu ý:

  • Chấp hành yêu cầu của người quản lý
  • Thiết kế bảng hướng dẫn trình tự việc sửa chữa một cách chi tiết trước khi bắt tay thực hiện.
  • Các sửa chữa về mặt kích thược cần có sự chấp thuận, giám sát và kiểm tra của nhân viên trưởng bộ phận kiểm tra.
  • Sản phẩm phải được kiểm tra đầu tiên sau khi các bước sửa chữa được hoàn thành.

Tiến hành xử lý

Sau khi phân loại được 4 nhóm, hàng lỗi sẽ được phía doanh nghiệp tiến hành tiêu hủy hoặc sửa chữa.

Tìm ra nguyên nhân

Đây là công đoạn quan trọng và không được bỏ lỡ. Việc truy tìm được nguyên nhân dẫn đến hàng lỗi sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ được chất lượng sản xuất hiện tại của công ty để có những biện pháp cải thiện sau này. Các nguyên nhân thường là do lỗ hổng trong chuỗi quy trình sản xuất, chất lượng máy móc bị ảnh hưởng, môi trường làm việc hay do ý thức tay nghề của một cá nhân nhất định. Có thể nói đây là bước đệm để công ty có thể tiến xa hơn trong tương lai.

Tiến hành phòng chống lỗi sai Poka Yoke và phương pháp kaizen

Việc kết hợp được phương pháp Kaizen (cải tiến liên tục) và hệ thống Poka Yoke sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu số lượng hàng lỗi trong suốt quá trình sản xuất, xử lý hàng NG hiệu quả.

Lời kết

Hàng lỗi trong sản xuất là điều không thể tránh khỏi do đó việc xây dựng quy trình xử lý hàng lỗi trong sản xuất là vô cùng cần thiết. Tại doanh nghiệp, bộ phận chất lượng sẽ đóng vai trò chính trong việc xây dựng quy trình xử lý hàng lỗi trong sản xuất phù hợp với từng mặt hàng sản xuất của doanh nghiệp. Để có thể làm tốt nhiệm vụ này, bộ phận chất lượng của doanh nghiệp ngoài chuyên môn về QA QC thì còn cần nắm vững kỹ năng xây dựng quy trình.