Lỗi là gì pháp luật đại cương năm 2024

Trong mặt chủ quan của cấu thành tội phạm, yếu tố lỗi là dấu hiệu quan trọng. Theo Điều 10 và Điều 11 BLHS 2015, lỗi chia thành 4 loại: cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý vì quá tự tin, vô ý do cẩu thả. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, việc xác định loại lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội là rất quan trọng để xem xét một người có tội hay vô tội và quyết định hình phạt.

Đối với lỗi vô ý do quá tự tin thì các bạn xem:

Nội dung dưới đây sẽ phân biệt lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp và vô ý do cẩu thả:

Tiêu chí

Cố ý trực tiếp

Cố ý gián tiếp

Vô ý do cẩu thả

Căn cứ pháp lý

Khoản 1 Điều 10 BLHS 2015

Khoản 2 Điều 10 BLHS 2015

Khoản 2 Điều 11 BLHS 2015

Khái niệm

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

Người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra

Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Về mặt lý trí

Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội

Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội

Phải thấy trước hậu quả nhưng lại không thấy trước được hậu quả đó

Về mặt ý chí

Sự lựa chọn hành vi phạm tội là sự lựa chọn duy nhất, chủ thể lựa chọn hành vi phạm tội vì chủ thể mong muốn hành vi đó

Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra, tức hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích phạm tội. Tuy nhiên để thực hiện mục đích này, người phạm tội để mặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra

Người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra

Nguyên nhân gây ra hậu quả

Có sự cố ý

Có sự cố ý

Do sự cẩu thả

Trách nhiệm hình sự

Cao nhất

Cao hơn

Thấp hơn

Ví dụ

C và D xảy ra mâu thuẩn, C dùng dao đâm D với ý muốn giết D. Rõ ràng C ý thức được việc mình làm là nguy hiểm và mong muốn hậu quả chết người người xảy ra.

B giăng lưới điện để chống trộm đột nhập nhưng không có cảnh báo an toàn dẫn đến chết người. Dù B không mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra nên đây là lỗi cố ý gián tiếp

A là kế toán doanh nghiệp, khi nhập dữ liệu, A đã sơ ý bỏ sót một số 0 trong số tiền cần chuyển cho đối tác, hành vi này của A đã khiến công ty thiệt hại, trong trường hợp này, A là kế toán và phải biết được chỉ một hành vi sơ xuất cũng sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn.

Trên đây chỉ phân loại 02 lỗi: cố ý gián tiếp và vô ý do cẩu thả dựa trên quy định BLHS 2015, nếu mọi người quan tâm có thể góp ý để nội dung được hoàn thiện.

Bước vào thế kỷ 21 - thời đại tiên tiến của toàn thế giới, lứa tuổi sinh viên thuộc kỷ nguyên mới mang trong mình trọng trách cao cả là trau dồi, học tập để sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Thế hệ sinh viên với sức trẻ và sự năng động, tuy dễ tiếp thu những điều mới lạ, những cái tiến bộ nhưng cũng đồng thời cũng là đối tượng dễ bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội vì sự bồng bột, nông nổi của lứa tuổi mới lớn. Và vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay là những vấn đề nhức nhối, bức xúc nhất trong lĩnh vực này, gia tăng một cách nhanh chóng và có xu hướng trẻ hóa đối tượng vi phạm. Ngoài ra do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hành vi sai lệch của Sinh Viên có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Một số hành vi vi phạm pháp luật của Sinh Viên khiến gia đình, nhà trường và xã hội cần có cái nhìn quan tâm, lo lắng như: tệ nạn lô đề, vi phạm luật giao thông và gây rối mất trật tự công cộng. Để giải quyết triệt để vấn đề này, để qua đó có những biện pháp cũng như phương hướng giải quyết phù hợp thì có thể nói việc tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân cũng như biện pháp của vấn đề là một điều cần thiết và quan trọng. Chính vì tầm quan trọng của nó là như vậy nên tôi xin tìm hiểu đề tài “Vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay- Những vấn đề lý luận và thực tiễn” để phân tích và tìm hiểu thêm. Trong quá trình nghiên cứu khó tránh khỏi sai sót nên em mong thầy/cô sẽ bỏ qua và giúp em hoàn thiện hơn. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài khó có thể tránh khỏi những thiếu sót nên em mong thầy /cô sẽ góp ý để em rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn cho các bài sau. Em xin chân thành cảm ơn!

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT

Khái niệm vi phạm pháp luật

Khái niệm:

Vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người trái với quy định của pháp luật, có lỗi do chủ thể có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Vi phạm pháp luật là trường hợp các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để bị coi là vi phạm pháp luật, cần phải hộ đủ các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật. Ví dụ: Giết người, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, buôn bán ma túy.

Dấu hiệu của Vi phạm pháp luật:

Là các hành vi, hoạt động gây nguy hiểm cho xã hội hoặc có khả năng nguy hiểm cho xã hội gây ra bởi các chủ thể pháp luật (cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội,...) Hành vi trái pháp luật, làm tổn hại đến các mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và xác lập. Thể hiện dưới dạng:

  • Làm một việc (hành động) mà pháp luật cấm không được làm;
  • Không làm một việc (không hành động) mà pháp luật đòi hỏi;
  • Sử dụng quyền hạn vượt quá quy định của pháp luật. Lỗi của chủ thể. Chủ thể phải có năng lực trách nhiệm pháp lý. Nếu chủ thể không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

các yếu tố khác có bắt buộc phải xác định hay không là tùy từng trường hợp vi phạm. Có trường hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định, có trường hợp địa điểm vi phạm cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định.

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật:

Mặt chủ quan là thái độ tâm lý của chủ thể, là diễn biến tâm lý mà các giác quan của con người không có khả năng cảm giác chính xác được. Động cơ:

Là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật như do ghen tuông, lòng tham, đê hèn,.... Ở thời điểm ra quyết định hình phạt thì động cơ còn có thể được xem là tình tiết tăng nặng hoặc là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho chủ thể vi phạm pháp luật. Mục đích:

Là kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm pháp luật mong muốn đạt được ở tương lai thực tế sau khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Mục đích phạm tội chỉ có ở chủ thể vi phạm pháp luật do lỗi cố ý trực tiếp.

Ví dụ: + Cướp giật tài sản hòng chiếm đoạt tiền bạc, xe,....

Lỗi:

Lỗi: là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý hoặc vô ý. - Lỗi cố ý:

  • Cố ý trực tiếp là lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật và có khả năng nhận thức rõ hành vi của mình, thấy trước được hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. VD: Một người cố ý đả thương người khác gây ra thương tích hoặc chết người.
  • Cố ý gián tiếp là lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật có khả năng nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội, tuy chủ thể không mong muốn hậu quả đó song lại có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. VD: Dùng hàng rào điện để chống trộm gây ra hậu quả chết người.

- Lỗi vô ý: Gồm lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.

  • Vô ý vì quá tự tin là lỗi của chủ thể mặc dù thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song lại tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc bản thân chủ thể tin tưởng có thể ngăn ngừa được VD: Lái xe dàn hàng ngang để nói chuyện gây ra tai nạn vì chủ quan.
  • Vô ý vì cẩu thả là trường hợp người vi phạm không nhận thức được hậu quả nguye hiểm do hành vi của mình mặc dù trách nhiệm phải biết và có thể biết. VD: Tham gia giao thông nhưng quên bật xi nhan trước khi xin đường gây ra tai nạn giao thông.

Chủ thể

Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái với pháp luật Nhà nước. Năng lực pháp lý là khả năng chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể gắn với độ tuổi và không bị mắc các bệnh mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi. Ở mỗi loại vi phạm pháp luật, tùy theo quy định của pháp luật đều có chủ thể riêng.

nghĩa vụ của họ trong 1 mối quan hệ pháp luật dân sự cụ thể hoặc xâm hại đến các mối quan hệ tài sản, quan hệ thân nhân phi tài sản thì phải xử lý dân sự theo đúng quy định của pháp luật. Chủ thể: Cá nhân hoặc tổ chức.

Vi phạm hình sự

Là hành vi mà chủ thể xâm hại đến kỷ luật công tác, lao động, học tập và rèn luyện; chủ thể không thực hiện hay chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật được định ra trong nội bộ tổ chức, cơ quan thuộc quản lý của Nhà nước. Cần phân biệt rõ giữa vi phạm kỷ luật Nhà nước và vi phạm kỷ luật của các tổ chức khác trong xã hội: mỗi cơ quan, tổ chức đều đặt ra những quy tắc riêng cho các thành viên nhằm đảm bảo trật tự hoạt động, đây chính là kỷ luật riêng của mỗi tổ chức. Chủ thể: Cán bộ- công chức Nhà nước, học sinh- sinh viên,...

Trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi (sự phản ứng mang tính trừng phạt của nhà nước) mà cá nhân tổ chức phải gánh chịu khi không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã quy định trong các vi phạm pháp luật.

Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý.

Trách nhiệm pháp lý chỉ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng với chủ thể vi

Cấu thành vi phạm pháp luật

Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý chỉ được thực hiện đối với các hành vi vi phạm pháp luật có đủ yếu tố cấu thành; Trách nhiệm pháp lý gắn liền các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước và các biện pháp đó được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật. Kết luận:

-Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước (thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật; trong đó, nhà

nước (thông qua cơ quan có thẩm quyền) có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật và chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần do hành vi của mình gây ra.

Các loại vi phạm pháp luật

Dựa vào các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm pháp lý phân thành: trách nhiệm do Tòa án áp dụng và trách nhiệm do cơ quan quản lý nhà nước áp dụng. Dựa vào mối quan hệ của trách nhiệm pháp lý với các ngành luật: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất.

  • Trách nhiệm hình sự được Tòa án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự, chế tài trách nhiệm hình sự là nghiêm khắc nhất (đó là hình phạt: tù có thời hạn, từ trung thân hoặc tử hình...);
  • Trách nhiệm hành chính chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm hành chính; +Trách nhiệm dân sự là loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án áp dụng đối với các chủ thể

Vi phạm hành chính:

  • Trách nhiệm kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với chủ thể vi phạm kỷ luật, do thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, trường học... tiến hành;
  • Trách nhiệm vật chất là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan, đơn vị... áp dụng đối với cán bộ, công chức, công nhân, người lao động... của Cơ quan, đơn vị mình trong trường hợp họ gây thiệt hại về tài sản cho cơ quan, đơn vị.

phán xét của mọi người xung quanh. Cuối cùng, hành vi trên xâm phạm đến quy tắc quản lí của nhà trường. Thời Gian: Hành vi được cụ thể hóa lặp lại nhiều lần với mức độ dày đặc liên tục từ 8/2021 - 12/2021. Địa điểm: Trường Đại học X, TP. Hồ Chí Minh cụ thể trong lớp học, nhà vệ sinh,...

2.1. Mặt khách thể

Dễ thấy hành vi của A là vi phạm, có thái độ xem thường những quy tắc quản lí của nhà trường và giáo viên. Khi nhập học với tư cách là sinh viên trường X thì đây là những quy định bắt buộc A phải tuân theo để tạo nên một trường học tập lành mạnh, an toàn, thân thiện chung tay giữ gìn ngôi trường mà biết bao thế hệ sẽ đang và sắp trải qua.

2. 4. Mặt chủ quan:

Những hành động của A là diễn biến bên trong mà A đã mong muốn thực hiện ra ngoài, không hề có thái độ quan tâm việc học tập của bạn thân. Là hành vi có lỗi với bạn bè, thầy cô và nhà trường. Lỗi: Đây hoàn toàn là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi vì, A hoàn toàn thấy trước được hậu quả xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng vẫn mong muốn hành vi ấy xảy ra. Nguyên nhân: Để bắt đầu tới kết quả bị kỷ luật đuổi học là do đâu? Do tính vô kỷ luật và sự xem thường kỷ luật nhà trường của A. Dù đã được nhắc nhở một quãng thời gian dài nhưng thái độ của A vô cùng dửng dưng thậm chí còn lặp lại hành vi sai trái của bản thân. Không hề có tinh thần trách nhiệm trong môi trường tập thể, trong việc học tập và tương lai của bản thân. Ở A ta không hề nhận thấy sự cầu tiến đáng có của một sinh viên

  • những mầm non tương lai của đất nước. Động cơ: Xuất phát từ sự lười biếng của chính bản thân A để thỏa mãn suy nghĩ coi thường của bản thân thúc đẩy A biểu hiện những hành vi vi phạm Mục đích: Hành vi biểu hiện cho thấy A đã đạt được những mục tiêu không quan tâm việc học, giáo viên nhà trường.

2.1. Mặt chủ thể

“Continental Law thường áp dụng quan điểm của John Locke “Chủ thể được phép làm những gì mà luật không cấm”. Nhưng việc làm của A là hoàn toàn trái với quy định kỷ luật của nhà trường. Với một và duy nhất một chủ thể chính là Huỳnh Tấn A (sinh viên năm 1 trường Đại học X, TP. Hồ Chí Minh) là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi vi phạm này. Đánh giá vấn đề

Những việc làm hành vi của A đã nói lên tính cách, thái độ của A trong việc học nói riêng và môi trường học tập nói chung. Là hành vi vi phạm kỷ luật sai trái cần phải lên án và xử lý theo quy định. Quyết định của Hội đồng Trường là hoàn toàn đúng đắn và sẽ là bài học đắt giá dành cho A để A có những suy nghĩ riêng cho mình về những hành động của bản thân. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY Thực trạng hiện nay Vào thời kì đất nước trải qua công cuộc hiện đại hóa hội nhập văn minh, nhiều học sinh, sinh viên đang cho thấy ý chí kiên cường vươn lên để thực hiện ước mơ hoài bão của mình. Cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ của nền kinh tế thị trường mang lại những tác động tích cực vẫn còn tồn tại, xuất hiện nhiều hạn chế. Đáng quan ngại hơn cả tình trạng vi phạm phát pháp luật lại xuất pháp từ sự thiếu hiểu biết pháp luật hoặc đến từ nhu cầu thõa mãn mục đích cá nhân từ một bố phận sinh viên. Với mức báo động đỏ cho thực trạng Sinh Viên ngày càng vi phạm pháp luật với xu hướng trẻ hóa và mức độ vi phạm và hành động gây lỗi ngày càng tinh vi, nguy hiểm,.. đã và đang là nỗi băn khoăn, lo lắng được dư luận và xã hội quan tâm. Thống kê chưa đầy đủ của Bộ GD-ĐT thì từ năm 2009 đến nay, tổng số HSSV liên quan đến pháp luật hình sự trên 8000 vụ việc, trong đó, gây rối trật tự công cộng

Hậu quả Những hành động tưởng chừng như “vô hại” trong suy nghĩ thiếu hiểu biết của một bộ phận sinh viên lại gây nên nhiều tác động, ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội. Thứ nhất, đây là việc làm từng bước phá hủy đi tương lai tươi sáng của bản thân. Lí lịch xuất hiện những vết đen để lại đau thương mất mát cả về tinh thần lẫn thể chất không chỉ cho gia đình bị hại mà còn gia đình bản thân. Phải chịu sự chỉ trích từ phía dư luận và người dân với một áp lực vô cùng lớn. Thứ hai, làm mất đi tính ổn định, công bằng của nền an ninh trật tự, xâm hại đến các quyền được luật pháp bảo vệ, gât nguy hiểm cho xã hội để lại nỗi lo lắng cho mọi người xung quanh. Ngoài ra, việc làm trên còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của nhà trường làm thiệt hại thất thoát nhiều giá trị mà bản thân không thể hoàn trả. Cuối cùng, việc tham gia phạm tội với tần suất liên tục không những thể hiện nay còn cuất hiện các nhóm tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức cơ cấu chặt chẽ đã và đang là nỗi băn khoăn bức xúc của người dân. Làm mất điểm về hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Cản trở, gây khó khăn cho nước ta trong quá trình hội nhập và phát triển. Từ những hậu quả trên không chỉ từ phía chính quyền mỗi cá nhân trong chúng ta cần nắm bắt, hiệu rõ được nguyên nhân để có hướng đề ra những phương án phòng tránh phù hợp. Nguyên nhân Tất cả mọi việc làm dù đúng hay sai cũng đều có nguyên nhân gây ra, trước tình hình vi phạm pháp luật cần phải đem lên bàn cân để so sánh như vậy thì nguyên nhân là do đâu? Đầu tiên là nguyên nhân chủ quan, từ sự không hiểu biết, suy nghĩ sai lệch về các quy tắc, yêu cầu của pháp luật đã dẫn đến các hành vi vi phạm. Cùng với nhận thức học hỏi tìm tòi luận pháp và ý thức tuân thủ pháp luật kém: không hề xuất hiện biểu hiện tôn trọng pháp luật mà thay vào đó là cố gắng phá vỡ để đạt được mục đích cá nhân. Ngoài ra, yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng trực tiếp tới suy nghĩ của Sinh

Viên. Tuy thế có nhiều trường hợp sinh viên sống và phát triển trong môi trường tốt, có nhiều điều kiện để phát triển với những mặt hiện đại nhưng sẽ là vô nghĩa nếu bản thân những sinh viên đó cố tình đi lệch lạc thì điều hiển nhiên và tất yếu không tránh khỏi là gây ra tai họa cho mình và ảnh hưởng nghiêm trọng tới người bị hại Bàn về nguyên nhân khách quan dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật có rất nhiều nguyên nhân cần phải đề cập. Nhìn chung đây là một số nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất, phải kể đến yếu tố gia đình. Ông cha ta có câu “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn” cho thấy gia đình có ảnh hưởng không nhỏ tới sự suy nghĩ và nhận thức về đạo đức và pháp luật của sinh viên. Từ thời xa xưa đến nay, gia đình luôn là nơi đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách mỗi người. Thực tế đã chứng minh, phần đông các Sinh Viên vi phạm pháp luật thường xuất phát từ điều kiện gia đình không tốt, thiếu sự quan tâm phó mặc cho nhà trường giáo dục, xảy ra các hành vi bạo lực hay do quá nuông chiều đẫn đến các hành vi trộm cắp, xa đọa vào những tệ nạn xã hội. Thứ hai, môi trường học tập, xã hội yếu kém xảy ra nhiều tệ nạn xã hội. Nhà trường là nơi đào tạo tôi luyện cho cá nhân học sinh. Thế nhưng, nếu nhà trường không chú trọng công tác giảng dạy, phổ cấp giáo dục hay nghiêm túc trong việc quản lí thì sẽ tạo điều kiện thích hợp để các em Sinh Viên gia nhập vào con đường phạm pháp. Ngoài ra, mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình sinh viên cần chặt chẽ, phối hợp hiểu quả để quản lí con em tránh xa các hành vi phạm tội. Thứ ba, pháp luật lỏng lẽo, chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe để thuyết phục mọi người nghiệm chỉnh chấp hành và thực hiện pháp luật. Hay việc cán bộ thi hành luật pháp yếu kém, tha hóa, suy đồi đạo đức như tình trạng quan liêu, tham nhũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hành vi trên. Thứ tư, mạng xã hội INTERNET phát triển được xem như là thành tựu thành công nhất của nền công nghiệp 4 tuy nhiên đi cùng với nó là những hậu quả hết sức

Nhà nước, địa phương, trường học cần chú trọng công tác phổ cấp kiến thức pháp luật đến các cấp bậc trường học, trường đại học, các ngành nghề,... Cùng với việc giáo dục pháp luật, cần giáo dục chính trị, kỷ luật, đạo đức... cho nhân dân. Có thái độ phê phán các hành vi xâm hại đến những quan hệ được nhà nước bảo vệ, phê phán các hành động sai trái. Phát động công tác xã hội hoá, công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật nhằm giúp học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật nhằm đảm bảo xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác các trường hợp vi phạm pháp để làm nên tính công bằng bình đẳng của pháp luật cũng là mục đích pháp luật được đề ra. Cuộc sống ngày một phát triển, con người ta cũng có nhiều điều kiện nâng cao đời sống, tinh thần lẫn vật chất để có được cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Không những vậy, mỗi chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về vi phạm pháp luật, các hành vi, nguyên nhân để có thể nhìn nhận được hậu quả và đề ra giải pháp để bản thân không bị vi phạm. KẾT LUẬN

Những nước trên thế giới nói chung và nước Việt Nam chúng ta nói riêng đang ngày càng phát triển theo xu hướng hoàn thiện hơn, chúng ta đều hướng đến một cuộc sống ấm no và hạnh phúc, ai cũng có quyền được hưởng một cuộc sống công bằng, bình đẳng và tự do, cũng như trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ đã từng viết: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Nhưng không phải ai cũng đã, đang và sẽ hướng đến những quyền ấy. Trong thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho mục tiêu mà chúng ta đề ra không thể thực hiện được, mà phần lớn đến từ những trường hợp vi phạm pháp luật vẫn còn đang còn hiện hữu và tiếp diễn. Có rất nhiều

nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật và để hạn chế, chấm dứt tình trạng này, chúng ta phải bắt đầu từ việc bản thân của mỗi cá nhân phải luôn nâng cao ý thức về pháp luật, phòng chống tội phạm vi phạm pháp luật, luôn hạn chế tối đa các hành vi dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật. Bởi khi chúng ta vi phạm pháp luật không chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh và toàn xã hội. Chúng ta hãy sống vì mọi người và luôn làm cho cuộc sống này trở nên thật đáng sống và có ý nghĩa. Bài tiểu luận cuối kỳ với đề tài: “Vi phạm pháp luật của sinh viên hiện nay- Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của chúng em nhằm mục đích để hiểu rõ hơn về vi phạm pháp luật, những khái niệm, trường hợp, nguyên nhân, hành vi vi phạm pháp luật ở sinh viên. Từ đó rút ra được những đánh giá, nhận xét và biện pháp để hạn chế và khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật vẫn còn đang hiện hữu trong đời sống hiện nay. Khi chúng ta nhận thức đầy đủ, sâu sắc về pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật, chúng ta đã góp phần nâng cao chất lượng và những giá trị của cuộc sống. Vì đây là một đề tài tương đối rộng, có thể phân từ tích từ nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau mà khuôn khổ của bài tiểu luận cuối kỳ có hạn, nên có thể những phân tích của chúng em chưa thực sự được sâu sắc và còn nhiều điều thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Lỗi là gì trọng pháp luật đại cương?

1. Lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý hoặc vô ý. Lỗi gồm 2 loại: cố ý và vô ý. Lỗi cố ý lại gồm 2 loại: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.

Pháp luật đại cương là gì?

Pháp luật đại cương là một loại môn học có nội dung vô cùng đa dạng và phong phú, tập trung nghiên cứu các khái niệm, các phạm trù cơ bản nhất về chính phủ và pháp luật trên phương diện khoa học pháp lý.

Pháp luật đại cương vi phạm pháp luật là gì?

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản: 1) Hành vi của con người gồm hành vi hành động và hành vi không hành động; 2) Là hành ví trái quy định của pháp luật.

Lỗi là gì?

Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội của mình và đổi với hậu quả do hành vi đó gây ra được biếu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Đây là cách định nghĩa thường thấy trong các sách báo pháp lí từ trước đến nay.