Loại hình sản xuất xuất khẩu là gì

Căn cứ theo quy định tại Bảng mã loại hình xuất khẩu và hướng dẫn sử dụng kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 như sau:

Mã B11: Xuất kinh doanh

Sử dụng trong trường hợp:

- Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [bao gồm cả DNCX] thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước.

Mã B12: Xuất sau khi đã tạm xuất

Sử dụng trong trường hợp:

- Doanh nghiệp đã tạm xuất hàng hóa nhưng không tái nhập trở lại mà thay đổi mục đích sử dụng để bán, tặng hoặc dùng hàng hóa này với mục đích khác ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, DNCX.

- Hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, DNCX nhưng không tái nhập trở lại mà thay đổi mục đích sử dụng để bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, DNCX

Mã B13: Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu

Sử dụng trong trường hợp:

- Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu [chưa qua quá trình gia công, chế biến] ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;

- Hàng hóa thanh lý của doanh nghiệp chế xuất và máy móc, thiết bị được miễn thuế thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài hoặc bán vào DNCX;

- Xuất khẩu nguyên liệu, vật tư dư thừa của hoạt động gia công, SXXK, chế xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;

Mã E52: Xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài

Sử dụng trong trường hợp:

- Xuất sản phẩm cho đối tác thuê gia công ở nước ngoài hoặc giao hàng theo chỉ định của bên đặt gia công;

- Xuất khẩu sản phẩm gia công tự cung ứng nguyên liệu

- Xuất trả sản phẩm gia công cho DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

- Xuất khẩu suất ăn của hãng hàng không nước ngoài cho tàu bay xuất cảnh.

Mã E62: Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu

Sử dụng trong trường hợp:

- Xuất sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu nhập khẩu ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan [bao gồm trường hợp xuất cho thương nhân nước ngoài và được chỉ định giao hàng tại Việt Nam]

- Xuất khẩu suất ăn cho tàu bay của hãng hàng không Việt Nam

Như vậy, trên đây là một số các mã tiêu biểu về loại hình xuất khẩu.

Bảng mã loại hình và hướng dẫn sử dụng loại hình nhập khẩu và xuất khẩu như thế nào? Các loại hình xuất khẩu và nhập khẩu theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 như thế nào?

Một số mã loại hình nhập khẩu?

Căn cứ theo quy định tại Bảng mã loại hình nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 như sau:

Mã A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng

Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh, tiêu dùng, bao gồm:

- Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài;

- Nhập khẩu hàng hóa từ khu phi thuế quan, DNCX;

- Nhập khẩu tại chỗ.

Mã 12: Nhập kinh doanh sản xuất

Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước [bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư]:

- Nhập khẩu từ nước ngoài;

- Nhập khẩu từ khu phi thuế quan, DNCX;

- Nhập khẩu tại chỗ [trừ GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan];

- Nhập khẩu hàng hóa theo hình thức thuê mua tài chính.

Mã A31: Nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu

- Sử dụng trong trường hợp tái nhập hàng đã xuất khẩu của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất nguyên liệu đặt nước ngoài gia công [bao gồm: nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm], hàng hóa xuất khẩu khác theo loại hình H21 nhưng bị trả lại để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy

Mã A42: Thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa từ các loại hình khác, trừ tạm nhập

Sử dụng trong trường hợp:

- Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, ưu đãi thuế [bao gồm cả hạn ngạch thuế quan], sau đó thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, trừ hàng hóa tạm nhập tái xuất [bao gồm cả kinh doanh tạm nhập tái xuất].

- Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa tại chỗ quá thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan tờ khai xuất khẩu tại chỗ, nhưng doanh nghiệp không thông báo cho cơ quan hải quan thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục hải quan.

Mã A43: Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế

- Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện ô tô theo Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô [Chương trình ưu đãi thuế]; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công [lắp ráp] các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô giai đoạn năm 2020-2024 [gọi tắt là Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô] quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ

Như vậy, một số các mã loại hình nhập khẩu như trên.

Quy định chuyển tiếp Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 như sau:

- Đối với các tờ khai hải quan đã đăng ký theo loại hình tương ứng trước ngày Quyết định này có hiệu lực, nếu có thay đổi mục đích sử dụng, đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình xuất khẩu, nhập khẩu mới thì sử dụng mã loại hình theo quy định tại Quyết định này kể từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.

- Đối với các mã loại hình đã được quy định tại Quyết định này nhưng thủ tục hải quan chưa được quy định cụ thể tại các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính thì chưa thực hiện cho đến khi có quy định cụ thể.

Loại hình xuất khẩu là gì?

Loại hình sản xuất xuất khẩu là phương thức kinh doanh sản xuất mà doanh nghiệp thực hiện nhập nguyên vật liệu từ nhiều nguồn về để chế biến ra sản phẩm xuất khẩu. [Đây là hình thức kinh doanh mua đứt bán đoạn của doanh nghiệp.]

Sản xuất hàng xuất khẩu là gì?

Sản xuất xuất khẩu là hình thức sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ nhiều nguồn để chế biến thành sản phẩm xuất khẩu.

Các loại hình sản xuất là gì?

1. Loại hình sản xuất là gì? Loại hình sản xuất được định nghĩa là hình thức tổ chức sản xuất được quy định bằng mức độ chuyên môn tại địa điểm làm việc, số lượng chủng loại và sự đa dạng của đối tượng được tạo nên từ khu vực làm việc.

Loại hình xuất khẩu E42 là gì?

E42: Xuất khẩu sản phẩm của DNCX. E54: Xuất nguyên liệu gia công từ hợp đồng này sang hợp đồng khác. G21: Tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất. G22: Tái xuất máy móc, thiết bị đã tạm nhập để phục vụ dự án có thời hạn.

Chủ Đề