Lấy gỉ mũi đúng cách

Gỉ mũi được hình thành và giữ vai trò như một chất nhầy nhằm đảm bảo môi trường ẩm ướt cho mũi ngăn chặn những tác nhân bên ngoài xâm nhập đến cơ thể bé. Ngoài ra gỉ mũi cũng là kết quả tự nhiên do dịch mũi tiết ra, khô đọng lại phía bên trong lỗ mũi của trẻ, tạo thành một lớp chất đông đặc khiến bé không thể thở một cách dễ dàng, nhất là khi bé cảm lạnh, sổ mũi, ngạt mũi. Do đó, lấy gỉ mũi cho trẻ nhỏ là cần thiết nhưng cách lấy gì mũi cho trẻ sơ sinh nào là an toàn và hiệu quả? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nhé.

Sai lầm thường gặp khi lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh

 Mẹ nên dùng tăm bông thay cho que bông gòn để vệ sinh mũi trẻ

Một vài sai lầm phổ biến khi mẹ lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh:

Sử dụng que bông gòn để vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh là cách phổ biến mà mẹ thường áp dụng để lấy gỉ mũi hoặc chất nhầy trong mũi của trẻ. Tuy nhiên, lỗ mũi của trẻ sơ sinh rất hẹp. Trẻ sẽ có phản xạ hắt hơi để đẩy chất nhầy trong mũi ra bên ngoài. Nếu dùng que bông gòn đưa vào trong khoang mũi của trẻ, nguy cơ ảnh hưởng đến lớp niêm mạc mũi và mạch máu bên dưới rất cao.

Thói quen dùng chung một que bông gòn để ngoáy, vệ sinh hai bên mũi có thể dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo virus, vi khuẩn từ mũi này sang mũi kia và làm tăng nhiễm khuẩn.

Mẹ quên Không rửa tay, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ngoáy mũi cho trẻ sơ sinh, có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn vào mũi trẻ.

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh thường xuyên hoặc quá nhiều lần không có tác dụng phòng ngừa trẻ bị nhiễm khuẩn hay viêm mũi, bởi việc này có thể làm tổn thương lớp niêm mạc mũi và thậm chí có thể khiến trẻ bị viêm mũi nặng hơn. Rửa mũi thường xuyên còn làm mất đi lớp chất nhầy bảo vệ mũi trước bụi bẩn và duy trì độ ẩm trong trong mũi, làm khô mũi từ đó dễ dẫn đến viêm mũi.

Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn 

Mẹ có thể nhỏ trực tiếp vào mũi của trẻ một vài giọt nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé. Nước muối có tác dụng làm trôi bụi bẩn và các chất nhầy làm tắc đường thở của trẻ, từ đó giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Khi rửa mũi, mẹ nên thực hiện từng bước đúng cách để tránh làm trầy xước niêm mạc mũi hoặc khiến trẻ bị sặc. Vì vậy, mẹ có thể rửa mũi cho bé dựa vào hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Để ngăn không cho nước muối sinh lý trào ngược ra ngoài, mẹ nên quấn quanh cổ trẻ và đặt phía dưới đầu trẻ một tấm khăn mỏng thấm nước. Đồng thời, đặt trẻ nằm nghiêng một bên để vệ sinh mũi dễ dàng.
  • Bước 2: Mẹ đưa ống nhỏ vào cạnh một bên cánh mũi và nhỏ vào 1 - 2 giọt nước muối. Chờ khoảng vài phút để dịch mũi mềm, sau đó dùng tăm bông sạch lấy hết dịch mũi bên trong.
  • Bước 3: Nếu dịch mũi vẫn chưa ra hết, bố mẹ nên tiếp tục nhỏ nước muối 2 - 3 lần nữa cho đến khi lỗ mũi thông thoáng.
  • Bước 4: Cuối cùng, bố mẹ nên dùng khăn mềm để lau sạch mũi cho bé.

Rửa mũi là cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn

Lưu ý khi lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh

Do thời tiết lạnh hoặc nằm điều hòa, trẻ thường bị nghẹt mũi, sổ mũi, mẹ có thể vệ sinh mũi cho trẻ bằng cách đặt trẻ nằm nghiêng một bên, sao cho phần đầu và vai cao hơn thân mình khoảng 30 độ, nhỏ nước muối sinh lý vào mũi trẻ. Khi nước muối chảy ra cùng dịch nhầy trong mũi, mẹ dùng miếng bông gòn sạch để lau mũi cho trẻ.

Mẹ có thể kết hợp vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh trong khi tắm trẻ bằng cách nhỏ nước muối sinh lý lên miếng bông gòn để lau xung quanh mũi trẻ một cách nhẹ nhàng, giúp làm sạch chất nhầy ở mũi của trẻ.

Sử dụng một miếng bông đã thấm nước muối sinh lý để vệ sinh riêng từng bên mũi, không dùng chung một miếng bông cho cả hai bên mũi.

Trước khi vệ sinh mũi cho trẻ, mẹ nhớ rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Mẹ chỉ nên vệ sinh, rửa mũi cho trẻ sơ sinh khi trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi bằng cách nhỏ từ 1 - 2 giọt nước muối sinh lý cho từng bên mũi, sau đó quấn gọn bông gòn đưa vào mũi để thấm dịch.

Khi trẻ có nhiều gỉ mũi, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý dạng xịt hoặc dạng nhỏ, cho 2 - 3 giọt nước muối sinh lý vào từng bên mũi, dùng tay đã rửa sạch day dọc sống mũi của trẻ để gỉ mũi trôi ra ngoài theo nước muối sinh lý. Mẹ tuyệt đối không nên dùng que bông gòn để lấy gỉ mũi của trẻ.

Nếu khó lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể sử dụng thêm máy hút mũi cho trẻ nhưng không nên lạm dụng cách này bởi có thể tạo áp lực, làm tổn thương niêm mạc mũi.

Để trẻ không bị khô mũi, nghẹt mũi, mẹ tránh bật điều hòa quá lạnh vì hơi lạnh từ điều hòa có thể đi vào mũi của trẻ. Mẹ cần bật điều hòa cho trẻ ở nhiệt độ phòng đo được là 26 - 28 độ.

Khi ngoáy mũi cho trẻ sơ sinh mẹ cần cẩn trọng để không làm tổn thương lớp niêm mạc trong mũi của trẻ.

Khi nhỏ mũi cho bé, bố mẹ nên chọn chai nước muối có đầu vo tròn, không để đầu chai chạm trực tiếp vào mũi của bé. Vì trong quá trình vệ sinh mũi cho trẻ, đầu nhọn của lọ chai có thể làm trầy xước và tổn thương niêm mạc mũi. Để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn, mẹ chỉ nên dùng lọ nước muối đã mở từ 2 - 3 tuần và bỏ đi sau khi dùng.

Cẩn trọng khi dùng nước muối sinh lý

Việc lạm dụng nước muối sinh lý sẽ làm mũi mất đi lớp dịch tiết tự nhiên

Nước muối sinh lý chỉ được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể và không được khuyến cáo sử dụng để rửa mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày. Việc lạm dụng nước muối để rửa mũi hàng ngày cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ gây nhiều tác hại không lường trước cho trẻ. 

Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé thường xuyên khi bé không bị vấn đề gì về sức khỏe sẽ làm mũi trẻ mất đi lớp dịch tiết tự nhiên giúp bảo vệ lớp niêm mạc, từ đó mũi dễ bị kích ứng, khô rát, chảy nước mũi và có thể gây viêm nhiễm. Nếu mẹ làm vệ sinh cho trẻ không đúng cách, chất bẩn không được lấy hết ra ngoài sẽ khiến vi khuẩn đi sâu vào trong cơ thể gây viêm nhiễm. Ngoài ra, nếu rửa mũi sai tư thế có thể khiến trẻ đau, chảy máu, thậm chí có thể gây viêm tai giữa.

Ngoài ra, nếu các bậc cha mẹ dùng các loại nước muối kém chất lượng, không có số đăng ký sản phẩm, không đảm bảo độ vô khuẩn của sản phẩm, có thể vô tình đưa mầm bệnh vào người trẻ. Nhiều gia đình còn tự pha nước muối sinh lý để sử dụng nên có thể không đạt độ đẳng trương, nước và muối dùng để pha không đạt độ tinh khiết, dụng cụ pha không đảm bảo.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Gỉ mũi tích tụ lâu ngày khiến bé cảm thấy khó chịu, thậm chí còn gây khó thở cho bé. Vậy có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không và cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn nhất là gì? Cùng Fitobimbi tìm hiểu mẹ nhé!

Gỉ mũi do đâu mà có?

Trẻ sơ sinh thường cảm thấy khó chịu, đói bụng hay bị đau ở đâu đó sẽ cất tiếng khóc để báo hiệu cho mẹ biết. Sau khi khóc dịch mũi sẽ tiết ra nhiều hơn, lâu dần dịch sẽ khô lại và tạo thành gỉ mũi, tích tụ lại trong mũi của trẻ.

Trường hợp nữa là khi bé bị cảm cúm, sổ mũi do thời tiết, dịch mũi sẽ đọng lại và tạo thành gỉ mũi. Gỉ mũi của bé đôi khi là dịch nhầy trong suốt hoặc có khi bị khô cứng.

Dù gỉ mũi ở dạng nào cũng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, nghẹt mũi, khó thở. Chính vì vậy, cha mẹ cần vệ sinh mũi thường xuyên để trẻ cảm thấy thoải mái, dễ thở, ngủ ngon giấc hơn.

Nếu cha mẹ không biết cách vệ sinh mũi, lấy gỉ mũi cho bé đúng cách sẽ khiến tổn thương niêm mạc mũi của bé, gây nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Việc làm sạch mũi cho bé sơ sinh là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không? Và lấy bằng cách nào để đảm bảo an toàn nhất cho bé.

Việc làm sạch mũi cho bé sơ sinh là việc làm cần thiết.

Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không?

Mỗi lần thấy trẻ sốt, cảm cúm hay sổ mũi, trẻ thở khò khè bằng miệng vì mũi bị ngạt mẹ đều rất lo lắng. Thường trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, nên khóc nhiều và dịch mũi từ đó cũng tiết nhiều hơn khiến bé cảm thấy khó thở. Lúc này việc mẹ có thể giúp bé dễ thở hơn là loại bỏ gỉ mũi cho bé.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ không biết cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào để an toàn nhất sẽ dẫn đến việc tổn thương, nhiễm trùng vì niêm mạc mũi trẻ rất mỏng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Vì thế, lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh là việc cần thiết nhưng cha mẹ cần đảm bảo được kỹ năng nhất định để việc lấy gỉ mũi cho trẻ đảm bảo an toàn.

Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn nhất

Có rất nhiều cách để lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cách nào hiệu quả và an toàn nhất, không gây tổn thương vùng mũi cho bé. Cha mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây nhé!

Cách lấy gỉ mũi bằng tăm bông cho trẻ sơ sinh

Phần lớn nhiều bậc cha mẹ thường sử dụng tăm bông để lấy gỉ mũi cho bé. Tuy nhiên, nhiều người lại lựa chọn tăm bông không phù hợp gây hại đến niêm mạc. Tăm bông dùng để lấy gỉ mũi cho bé thường là đầu bông gòn, đầu nhỏ, mềm để dễ dàng lấy gỉ mũi ra ngoài.

Chuẩn bị: Để lấy gỉ mũi cho bé sơ sinh bằng tăm bông, mẹ cần chuẩn bị những dụng cụ sau: tăm bông gòn, nước muối sinh lý pha loãng, khăn mềm.

Cách lấy gỉ mũi bằng tăm bông cho trẻ sơ sinh

Cách thực hiện:

Đầu tiên, mẹ hãy đặt bé nằm thẳng trên giường. Sau đó, nhỏ nước muối sinh lý loãng để làm mềm gỉ mũi cho bé. Bên cạnh đó, dùng tăm bông tẩm ẩm nước muối sinh lý, sau đó lấy đầu bông gòn đẩy nhẹ nhàng gỉ mũi ra. Cần tránh không được ngoáy mạnh hoặc đẩy gỉ mũi vào bên trong. Nếu gỉ mũi cứng mẹ có thể làm ẩm bằng cách đắp khăn ẩm lên mũi bé. Tiếp tục, chuyển sang mũi bên cạnh và làm tương tự như vậy. Sau đó, dùng khăn mềm vệ sinh sạch xung quanh mũi của bé.

Chú ý: Không nên nhỏ nước muối loãng quá 2 lần/ ngày cho bé. Khi lấy gỉ mũi không nên nô đùa, bé sẽ ngọ nguậy khó lấy gỉ mũi, thậm chí có thể khiến trầy xước, tổn thương niêm mạc mũi của bé.

Cách lấy gỉ mũi bằng dụng cụ hút cho bé trẻ sơ sinh

Cách này thường áp dụng đối với trường hợp dịch mũi của trẻ trong, gỉ mũi mềm. Để hút mũi cho trẻ cha mẹ cần chuẩn bị những dụng cụ sau: dụng cụ hút mũi đã tiệt trùng, nước muối pha loãng và khăn mềm.

Cách này thường áp dụng đối với trường hợp dịch mũi của trẻ trong, gỉ mũi mềm.

Cách thực hiện:

Để bé nằm nghiêng khoảng 30-45 độ so với mặt đất. Dùng tay đỡ lấy gáy và đầu của bé, nhỏ nước muối loãng vào mũi của bé để làm mềm gỉ mũi. Đồng thời, giúp vệ sinh và kháng khuẩn cho mũi bé sạch sẽ. Tiếp theo mẹ dùng dụng cụ hút gỉ mũi ra, tránh hút mạnh hoặc hút quá sâu khiến mũi bé bị trầy xước, nhiễm khuẩn.

Mẹ hãy lặp lại khoảng 2-3 lần sau khi gỉ mũi đã được lấy ra hết. Thực hiện với mũi bên kia tương tự như vậy. Sau đó, dùng khăn ẩm để vệ sinh trong và vùng xung quanh mũi cho bé cho sạch sẽ.

Lưu ý: Không nhỏ nước muối pha loãng quá 2 lần/ ngày vào mũi của bé. Cần dùng dụng cụ chuyên hút mũi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tuyệt đối không được hút mạnh tay, gây tổn thương niêm mạc mũi, dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, gây hại cho sức khỏe của bé.

Cách lấy gỉ mũi bằng nhíp chuyên dụng cho trẻ sơ sinh

Để đáp ứng nhu cầu của việc lấy gỉ mũi cho bé sơ sinh dễ dàng và an toàn. Thị trường đã xuất hiện một loại dụng cụ có tên nhíp chuyên dụng để gắp những gỉ mũi vón cục, cứng, to không thẻ dụng bông hoặc hút mũi để lấy ra.

Nhíp có ưu điểm có thể gắp gỉ mũi cứng dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên khị chọn mua nhíp nên lựa chọn loại chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, chất liệu mềm, đầu nhíp nhỏ gọn, mềm, để tránh gây trầy xước mũi bé nhé!

Nhíp có ưu điểm có thể gắp gỉ mũi cứng dễ dàng, nhanh chóng.

Cách thực hiện:

Nên chọn thời điểm bé ngủ hoặc nếu bé thức, bố mẹ nên cố định tay chân, không nên cho bé giãy hoặc ngọ nguậy khiến gặp khó khăn. Dùng khăn thấm nước ấm, mềm để lên trên mũi giúp gỉ mũi mềm hơn. Sau đó, dùng nhíp chuyên dụng vào, nhẹ nhàng gắp lấy gỉ ra ngoài. Chú ý động tác cẩn trọng, không được đưa nhíp quá sâu sẽ nguy hiểm cho bé.

Trên đây là lời giải đáp có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không? Bố mẹ có thể yên tâm khi lấy gỉ mũi cho bé với những cách trên. Chú ý khi thực hiện lấy gỉ mũi cần đúng cách và làm nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn nhất cho bé mẹ nhé!

Video liên quan

Chủ Đề