Làm thế nào để cạnh tranh trong nội bộ ngành?

Dựa trên các tiêu thức khác nhau người ta phân thành nhiều loại hình cạnh tranh khác nhau. Trong bài viết này TheBank sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về một loại hình kinh doanh vô cùng phổ biến trong phạm vi kinh tế đó là cạnh tranh giữa các ngành.

Hội nhập kinh tế quốc tế đang đòi hỏi khách quan, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên toàn thế giới. Trong xu thế đó, vấn đề nâng cao sự cạnh tranh của nền kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của tiến trình hội nhập kinh tế.

Cạnh tranh là gì? 

Làm thế nào để cạnh tranh trong nội bộ ngành?

Cạnh tranh là gì trong hoạt động kinh doanh 

Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, để thu lợi nhuận cao nhất.

Cạnh tranh xuất hiện và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Trong nền kinh tế hàng hóa, cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực của sản xuất. Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa tồn tại hai loại cạnh tranh là: cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành.

So sánh cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành

Làm thế nào để cạnh tranh trong nội bộ ngành?

So sánh cạnh tranh ngành và cạnh tranh giữa ngành 

Cạnh tranh giữa các ngành chính là mức đầu tư sinh lời có lợi nhất giữa các xí nghiệp tư bản kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn, tức là tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Như vậy tư bản đầu tư vào các ngành khác nhau thì sẽ có tỷ lệ sinh lời khác nhau.

Tỷ suất lợi nhuận bình quân chỉ tồn tại trong giai đoạn nhất định.

Ví dụ: Hiện nay bảo hiểm và ngân hàng là hai ngành đang cạnh tranh với nhau rất mạnh.

Hoặc cạnh tranh giữa các ngành như ngành may mặc, ngành thiết bị y tế, ngành xây dựng.

Bên cạnh cạnh tranh giữa các ngành thì trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do còn hình thành hình thức cạnh tranh nội bộ ngành.

Cạnh nội bộ ngành là sự cạnh tranh trong các doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại mặt hàng nào đó, nhằm giành được điều kiện sản xuất tốt nhất trên thị trường và thu về lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Việc cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ hình thành giá cả thị trường.

Ví dụ: Cạnh tranh nội bộ ngành hiện nay xuất hiện khá nhiều chẳng hạn như cạnh tranh ngành đồ uống giữa Cocacola và Pepsi. Hay cạnh tranh ngành đồ ăn nhanh giữa các quán gà rán KFC hoặc Lotteria…

Biện pháp cạnh tranh và kết quả của cạnh tranh nội bộ và cạnh tranh giữa các ngành

Đặc điểm

Cạnh tranh nội bộ ngành 

Cạnh tranh giữa các ngành 

Biện pháp cạnh tranh 

Các nhà tư bản thường xuyên cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá đó để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

Tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, tức là phân phối tư bản (c và v) vào các ngành sản xuất khác nhau.

Kết quả

hình thành nên giá trị xã hội (giá trị thị trường) của từng loại hàng hoá. Chúng ta biết rằng, trong các đơn vị sản xuất khác nhau, do điều kiện sản xuất (điều kiện kỹ thuật, tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề công nhân...) khác nhau, cho nên hàng hoá có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng hoá phải bán theo giá trị xã hội - giá trị thị trường.

Hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất.

Nguyên nhân hình thành cạnh tranh giữa các ngành

Làm thế nào để cạnh tranh trong nội bộ ngành?

Nguyên nhân hình thành cạnh tranh 

Cạnh tranh kinh tế là một quy luật tự nhiên trong việc sản xuất hàng hóa. Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động xã hội tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật phát triển... nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết để thu được nhiều lãi. Khi còn sản xuất hàng hoá, còn phân công lao động thì còn có cạnh tranh.

Không những thế, cạnh tranh giúp cho hoạt động kinh tế thị trường phát triển hơn, những doanh nghiệp mạnh có thể chiếm được ưu thế và thị phần trên thị trường giúp doanh nghiệp đi lên. 

Với những thông tin trên, mong rằng bạn đọc đã nắm được những thông tin cơ bản về cạnh tranh ngành và giữa các ngành với nhau.