Lá bồ đề tâm phật là gì năm 2024
Đã là người Phật tử, nhất khoát phải phát Bồ đề tâm nguyện thì mới thành tựu các công đức. Nếu chúng ta làm muôn công đức thiện nhưng không phát tâm Bồ Đề, không thực hành các công hạnh Bồ đề thì đều là làm việc cho Ma Vương. Show
Vậy Bồ đề tâm là gì? Và phát Bồ đề tâm có lợi ích gì? Kính mời quý vị tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bồ đề tâm là gì?Bồ đề tâm là tâm giác ngộ, là tinh tủy của Phật Pháp. Phát tâm Bồ đề là gì?Phát tâm Bồ đề là phát tâm tu học cầu giác ngộ giải thoát, tu hành thành Phật. Chúng ta cần lưu ý, nếu chỉ cầu giác ngộ giải thoát thì chưa phải thật là phát tâm Bồ đề. Như các bậc A La Hán cũng đã giải thoát, các Ngài lấy giáo Pháp của Phật tu hành thành tựu nhưng chưa chứng quả Vô thượng Bồ đề, chưa chứng đạt Pháp và mang giáo Pháp cứu độ chúng sinh như Đức Phật Thích Ca. Còn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các bậc Chính Đẳng Chính Giác, các Ngài tu hành chứng đạt được Pháp, chuyển tải Pháp cứu độ chúng sinh; thì đó mới là quả của phát tâm Bồ Đề. Cho nên, người muốn phát tâm Bồ đề phải tu học Phật Pháp, cầu giác ngộ cho mình rồi mang Phật Pháp đến cho người khác để họ giác ngộ, từ đó mới có nhân duyên tu hành mà chứng đắc Vô thượng Bồ đề. Phát Bồ đề tâm là phát tâm tu học cầu giác ngộ giải thoát, tu hành thành PhậtTại sao chúng ta cần phải phát Bồ đề tâm?1. Làm các việc thiện mà không phát tâm Bồ đề là làm việc cho Ma VươngTrong kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy: Làm muôn công đức thiện ngoài tâm Bồ Đề thì đều là làm việc cho Ma Vương. Nếu chúng ta làm các việc thiện, nhưng lại không phát tâm Bồ Đề, không cầu vô thượng Bồ Đề thì các việc thiện đó tuy cũng khiến cho chúng ta có phước báu; nhưng theo dòng nghiệp, chúng ta vẫn kết duyên với người ác, khởi ý ác và làm các việc ác. Ví dụ như Hít-le là một người có nhiều phước nên mới có quyền làm được nhiều việc như vậy; nhưng phước đó là do nhiều kiếp trước làm việc thiện mà không phát tâm Bồ Đề, nên theo dòng nghiệp khởi các ý ác thì phước báu đó khiến cho thành tựu được các việc ác. Bởi vậy, không phát tâm Bồ Đề thì chúng ta sẽ bị nảy sinh ra nhiều nhân duyên khiến chúng ta phải sinh vào thời ác, làm các việc ác; còn chúng ta đã phát tâm Bồ Đề thì dù chúng ta sinh vào thời chúng sinh chịu quả ác, nhưng chúng ta lại làm việc thiện giúp cho chúng sinh được hạnh phúc. Đó chính là lợi ích của phát tâm Bồ Đề. Nếu chúng ta làm muôn công đức thiện thì muôn công đức thiện đó sẽ sinh ra vô lượng công đức, chúng ta có thể trở thành các nhà khoa học lỗi lạc, nhưng không phát khởi tâm Bồ đề thì việc làm của các nhà khoa học lỗi lạc đó là nghiên cứu ra bom nguyên tử và đi giết người, hoặc là chế tạo ra những phát minh lợi thì ít, hại thì nhiều. Như vậy, chúng ta thấy, làm việc thiện mà rời xa tâm Bồ Đề là làm việc cho Ma vương, hại mình rồi hại chúng sinh, khiến mình bị đọa lạc, lại khiến bao nhiêu chúng sinh phải khổ đau. Chúng ta biết rằng, phát tâm Bồ đề là phương pháp hồi hướng tối thượng nhất, khiến tất cả các việc thiện của chúng ta đều hồi hướng về quả vị Phật, giúp chúng ta đời đời kiếp kiếp sinh ra nơi đâu cũng không bao giờ trở thành người ác. Chính vì vậy, chúng ta cần phải phát nguyện và nuôi dưỡng tâm Bồ đề. 2. Phải phát tâm Bồ đề mới có nhân duyên thành PhậtTrích văn khuyến phát Bồ đề tâm: “Bồ Đề Tâm là gốc của đạo, là chúa tể các thiện Pháp, là nhũ mẫu của chúng sinh. Các Đức Phật cũng đều do Phát Bồ Đề Tâm mà được thành tựu”. Qua văn kinh, người Phật tử cần phải hiểu: Tất cả Đức Phật đều phải lấy tâm Bồ đề làm gốc thì mới thành tựu quả vị Chính Đẳng Chính Giác. Còn nếu không phát tâm Bồ đề thì không thể thành Phật được, mà chỉ có thể đoạn được hết tâm cấu uế để trở thành một bậc A la hán giải thoát, không đến được quả Vô thượng Bồ đề. Đức Phật Thích Ca trong vô số kiếp cúng dường chư Phật nhưng Ngài chưa được Đức Phật nào cho phát tâm Bồ Đề. Đến thời Đức Phật Nhiên Đăng, Ngài mới được phát tâm Bồ Đề và được thọ ký sau này sẽ thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Đó chính là nhân để thành tựu Vô thượng Bồ Đề của Ngài sau này. Tiền thân của Đức Phật Thích Ca được Đức Phật Nhiên Đăng thọ kýChúng ta phải tìm hiểu thật sâu, thật kỹ về lợi ích của tâm Bồ Đề thì chúng ta sẽ khởi được tâm thanh tịnh để phát nguyện. Làm được như vậy, chắc chắn chúng ta sẽ được gặp Phật và được Phật thọ ký cho chúng ta thành tựu quả vị Vô Thượng Bồ Đề. Lợi ích của việc phát Bồ Đề tâm1. Kiếp nào cũng gặp Phật Pháp, không ra khỏi con đường trí tuệNếu phát tâm Bồ đề, cầu Vô thượng Bồ đề và thực hành hạnh nguyện Bồ đề ngay trong kiếp này thì trong các kiếp sau, kiếp nào chúng ta cũng được vào trong Phật Pháp tu tập. Khi chúng ta đã vào được hạnh nguyện Bồ đề thì sẽ gặp được vô số, vô lượng, vô biên các vị Bồ Tát hộ duyên cho chúng ta. Ví dụ: Do ác nghiệp tiền kiếp, mình gặp duyên bị rắn cắn. Nhờ nguyện Bồ đề từ kiếp trước, mình sẽ gặp phước duyên là một vị Bồ Tát thấy nạn sắp tới của mình, ứng hiện là một dạ xoa đứng trên cành cây, làm gãy cành cây rơi vào đầu con rắn để rắn sợ mà bò đi. Như vậy là mình được thoát nạn, nguyện Bồ đề có thể bảo hộ cho chúng ta được như vậy. Mặt khác, khi phát nguyện Bồ Đề tu các công đức để thành tựu Vô thượng Bồ đề, chúng ta sẽ thấy được chân lý. Cho nên, chúng ta không bao giờ lạc mất chính Pháp, không bao giờ rơi vào tình trạng diệt Pháp và không bị chệch ra khỏi con đường trí tuệ. Với tâm cầu Vô thượng Bồ đề chân thật, người Phật tử sẽ không chệch khỏi con đường trí tuệ trong nhiều đời nhiều kiếp về sau2. Có năng lực của nguyện giúp chiết phục mọi khổ nạn và chúng sinhKhi chúng ta phát tâm Bồ đề và thực hành nghiêm trì, miên mật sẽ có được một năng lực rất lớn - đó là năng lực của nguyện (nguyện lực). Ví dụ chúng ta đã phát nguyện dù giông bão lớn, dù chuyện gì xảy ra, chúng ta cũng quyết chí đi học Pháp định kỳ hàng tháng. Năng lực này sẽ bảo hộ chúng ta khỏi các điều kiện ngoại cảnh, giúp chúng ta đi học Pháp được đúng giờ, đúng ngày, khiến chúng ta thành tựu nguyện. Năng lực của nguyện sẽ bảo hộ chúng ta khỏi các điều kiện ngoại cảnh, giúp chúng ta đi học Pháp được đúng giờ, đúng ngàyNăng lực của nguyện Bồ đề rất lớn. Nó chiết phục được tất cả khổ nạn của chính chúng ta và chiết phục được chúng sinh. Đối với những người có nguyện lực, những chúng sinh dù cang cường cũng sẽ được chiết phục, sẽ nghe lời. Còn nếu chưa chiết phục được mà họ có tâm hại mình thì họ không thể thành công; bởi người có nguyện lực là người bỏ ác làm lành, có tâm tinh tấn trong Phật Pháp và có tâm bố thí thiện Pháp, mang những điều lành, lợi ích cho người khác. 3. Không có nhân duyên làm ác, dễ dàng làm các việc thiệnThứ nhất, nhờ sự giác ngộ mà phát tâm Bồ Đề, chúng ta hồi hướng tất cả công đức về Vô Thượng Bồ Đề thì ngay từ giờ trở đi, chúng ta sẽ dễ dàng thực hành các việc thiện, dễ dàng từ bỏ các việc ác. Và nhiều đời, nhiều kiếp, chúng ta sinh ra đều tự mình giác ngộ rồi làm lợi ích cho số đông, bởi vì công đức của phát tâm Bồ Đề là công đức giác ngộ cho mình và giác ngộ cho người. Dù sinh ra ở nơi đâu, chúng ta sẽ làm lợi ích cho chúng sinh, dễ làm việc thiện, dễ dàng khuyên bảo người khác làm việc thiện, dễ dàng tu tập, giúp đỡ, sách tấn người khác tu hành theo giáo Pháp của Phật. Thứ hai, khi đã phát tâm Bồ Đề, bao nhiêu công đức chúng ta đã tạo không sợ rơi vào các việc bất thiện. Ví dụ: Nếu năng lực nghiệp của chúng ta lớn mà phước lại mỏng vì chúng ta mới phát tâm Bồ Đề, nếu trong lúc nghèo khó, chúng ta khởi ý đi ăn trộm, nhưng khi nửa đường, vì không có phước ăn trộm nên bị ngã, không đi được nữa. Bởi vậy, chúng ta không có phước để làm việc ác, khi khởi ý ác sẽ không thể làm được. Khi không còn phước để làm việc ác, chúng ta sẽ nảy sinh ra những ăn năn, thấy mình làm như vậy là không đúng với tâm mình. Bởi bao nhiêu việc thiện đều về quả Vô Thượng Bồ Đề, cho nên, chúng ta sẽ có cảm thọ bất an khi nghĩ đến việc ác, định làm việc ác và nói lời ác hại người khác. Trên đây là những chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến - Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán về tâm Bồ đề và lợi ích của việc phát Bồ đề tâm. Qua đó, chúng ta hiểu rằng trong tâm nguyện Bồ đề, chúng ta sẽ làm được các công đức vượt qua phước báu thế gian, vượt qua phước báu cõi Trời; giúp chúng ta thực hành công hạnh Bồ đề trong các kiếp tiếp theo, thành tựu Vô thượng Bồ đề, giải thoát khỏi luân hồi sinh tử và cứu độ được cho muôn loài chúng sinh. Chúc các đạo hữu tư duy sâu về tâm nguyện Bồ đề, hiểu về lợi ích, cách thực hành công hạnh để không thối chuyển tâm nguyện của mình. |