Kỹ thuật phát cầu cao chân chính diện có mấy cách

Câu trả lời [2]

Nguyễn Nhật Thúy Hiền
13/12/2017 20:57:56

1.2. Di chuyển nhiều bướcĐối với di chuyển đơn bước chỉ cho phép người chơi đá cầu được những quả cầu rơi cách người với cự li 1m - 1,5m. Còn với những quả cầu khi đối phương đá cầu sang cách xa người thì phải sử dụng di chuyển nhiều bước đến chỗ cầu rơi mới thực hiện được kĩ thuật đá cầu.Trong cách di chuyển nhiều bước, TTCB để thực hiện động tác cũng như ở di chuyển đơn bước, tiếp đó người chơi dùng sức đạp của chân và đổ trọng tâm về hướng di chuyển đẩy người đi, hai chân luân phiên di chuyển đến điểm rơi của cầu với tần số nhanh, chậm, bước dài, ngắn, tuỳ thuộc vào tình huống cầu bay tới sao cho bước cuối cùng người ở tư thế đá cầu đúng như các bước đơn đã phân tích ở phần trên. Trong di chuyển nhiều bước gồm có:- Di chuyển ngang.- Di chuyển tiến, lùi.1.2.1. Di chuyển ngang sang bên phải đá cầu- TTCB : Đứng hai chân song song rộng bằng vai hoặc đứng chân trước chân sau, khuỵu gối, trọng tâm thấp, dồn đều vào giữa hai chân, người hơi đổ về trước, đầu thẳng, mắt theo dõi đường bay của cầu, hai tay để co tự nhiên.- Thực hiện động tác : Người tập đứng ở TTCB, có thể ở giữa sân hoặc ở gần biên dọc trái của sân, khi di chuyển sang phải, thì đạp mạnh chân trái đồng thời quay người 90o sang phải, đổ trọng tâm sang phải, chân trái di chuyển trước sau đó đến chân phải, khuỵu gối, trọng tâm thấp và khi di chuyển trọng tâm thân người không nhấp nhô, cứ như thế hai chân luân phiên cho đến khi di chuyển tới vị trí cầu rơi thì trọng tâm lúc này dồn vào chân trái, chân phải tiếp xúc với cầu. Tuỳ theo ý đồ đá cầu mà sử dụng các kỹ thuật đá móc, búng cầu, hay giật cầu lên lưới hoặc chuyền cầu cho đồng đội để tấn công ....- Kết thúc động tác : Sau khi thực hiện xong động tác, người đá cầu trở về TTCB để thực hiện các động tác tiếp theo. [thứ tự các bước chân làm ngược lại so với lúc thực hiện].1.2.2. Di chuyển ngang sang bên trái đá cầu- TTCB : Đứng hai chân song song rộng bằng vai hoặc đứng chân trước chân sau, khuỵu gối, trọng tâm thấp, dồn đều vào giữa hai chân, người hơi đổ về trước, đầu thẳng, mắt theo dõi đường bay của cầu, hai tay để co tự nhiên.- Thực hiện động tác : Người tập đứng ở TTCB, có thể ở giữa sân hoặc ở gần biên dọc phải của sân, khi di chuyển sang trái thì đạp mạnh chân phải, đồng thời quay người 90o sang trái, đổ trọng tâm sang trái chân phải di chuyển trước sau đó đến chân trái, khuỵu gối, trọng tâm thấp và khi di chuyển trọng tâm thân người không nhấp nhô, cứ như thế hai chân luân phiên cho đến khi di chuyển tới vị trí cầu rơi thì trọng tâm lúc này dồn vào chân phải, chân trái tiếp xúc với cầu. Tuỳ theo ý đồ đá cầu mà sử dụng các kĩ thuật đá móc, búng cầu, hay giật cầu lên lưới hoặc chuyền cầu cho đồng đội để tấn công ...- Kết thúc động tác : Sau khi thực hiện xong động tác, người đá cầu trở về TTCB để thực hiện các động tác tiếp theo. [thứ tự các bước chân làm ngược lại so với lúc thực hiện].1.2.3. Di chuyển tiến, lùi để đá cầu.- TTCB : Đứng chân trước chân sau[chân trái đạt trước], hơi khuỵu gối, trọng tâm thấp dồn vào chân trước, người ngã về phía trước, đầu thẳng, mắt theo dõi đường bay của cầu, hai tay để co tự nhiên.- Thực hiện động tác : Người tập đứng ở cuối sân, người đổ về trước đồng thời đạp mạnh chân thuận [chân phải] bước về trước, sau đó đến chân trái, hạ trọng tâm thấp, khuỵu gối, bước dài và cứ di chuyển luân phiên [chân phải và chân trái], trọng tâm cơ thể không nhấp nhô.Khi đến vị trí cầu rơi gần lưới thì trọng tâm dồn vào chân trái - nếu chân phải tiếp xúc với cầu hoặc trọng tâm dồn vào chân phải - nếu chân trái tiếp xúc với cầu tuỳ theo vị trí của cầu rơi so với vị trí của người chơi khi di chuyển đến đá cầu. [Yêu cầu khi di chuyển trọng tâm cơ thể không nhấp nhô].Khi tiếp xúc với cầu tuỳ theo ý đồ đá cầu của người chơi mà sử dụng các kĩ thuật búng cầu, giật cầu, tâng cầu nhịp một để chuyền cầu hoặc đá cầu tấn công ....Từ vị trí ở gần lưới, khi phải di chuyển về cuối sân để đỡ , đá cầu thì người chơi phải di chuyển lùi: Trọng tâm cơ thể lúc này dồn vào chân trước [chân trái], sau đó đạp mạnh chân trước theo hướng ngược lại và bước lùi về sau, thân trên ngửa ra trọng tâm lại đổ về sau ở tư thế cao.Như vậy cứ di chuyển hai chân luân phiên cho đến lúc tới gần cuối sân [gân vị trí cầu rơi], trọng tâm dồn vào chân trái nếu chân phải là chân sẽ tiếp xúc với cầu hoặc ngược lại trọng tâm sẽ dồn vào chân phải nếu chân trái là chân sẽ tiếp xúc với cầu ở tư thế thuận lợi nhất khi thực hiện đá cầu. Trong khi chuyển lùi, cần chú ý trọng tâm cơ thể cao và không nhấp nhô, đầu ngửa, mắt theo dõi cầu, bước dài và nhanh.Ngoài cách áp dụng kiểu di chuyển lùi, người chơi có thể thực hiện động tác quay người [sang phải hoặc sang trái] về phía sau 180o . Sau đó di chuyển tiến về phía cuối sân như đã nêu ở trên.1.2.4 Di chuyển bước lướt để đá cầuKĩ thuật bước lướt là kĩ thuật di chuyển rất quan trọng trong quá trình tập luyện và thi đấu đá cầu. Thường được áp dụng để đỡ những quả bỏ nhỏ sát lưới hoặc đá dọc hai biên. Khi áp dụng kĩ thuật di chuyển này vào các trường hợp nêu trên mang lại hiểu quả cao vì tốc độ di chuyển nhanh, và hợp lý với những đường cầu rơi xa người mà bước đơn di chuyển không có hiệu quả.- TTCB : Hai chân song song rộng bằng vai hoặc đứng chân trước chân sau, hơi khuỵu gối, trọng tâm thấp dồn đều vào giữa hai chân, người đổ về trước, đầu thẳng, mắt theo dõi đường bay của cầu, hai tay để co tự nhiên.- Thực hiện động tác : Từ TTCB, người chơi dùng sức mạnh bột phát của chân trái, phối hợp với chân phải bật mạnh để đưa cơ thể lướt nhanh về bên phải theo hướng quả cầu rơi, khi tiếp đất là chân trái làm trụ, chân phải nhanh chóng tiếp xúc cầu bằng mu bàn chân với kĩ thuật búng cầu, giật cầu, tâng cầu nhịp một .... [ tuỳ theo ý đồ của người đá cầu mà sử dụng kĩ thuật đá cầu cho phù hợp].Nếu trường hợp di chuyển về bên trái thì động tác kĩ thuật thực hiện ngược lại.- Kết thúc động tác : Sau khi thực hiện xong động tác, người đá cầu trở về TTCB để thực hiện các động tác tiếp theo [thứ tự các bước chân làm ngược lại so với lúc thực hiện].Kĩ thuật phát cầu37Phát cầu là một trong những kĩ thuật cơ bản của môn đá cầu. Với mục đích không chỉ là đưa cầu vào cuộc đấu mà còn là một trong những kĩ thuật tấn công để giành điểm trực tiếp hoặc gián tiếp. Kĩ thuật này được thực hiện ở khu vực phát cầu, phía sau đường biên ngang cuối sân.Để phân biệt các kĩ thuật khi phát cầu, người ta thường căn cứ vào vị trí của mu bàn chân lúc tiếp xúc với cầu với tư thế của cơ thể khi phát cầu.- Phát cầu thấp chân chính diện- Phát cầu thấp chân nghiêng mình- Phát cầu cao chân chính diện- Phát cầu cao chân nghiêng mình1. Phát cầu thấp chân chính diệnĐây là kĩ thuật thường được sử dụng nhiều trong tập luyện và thi đấu với mục đích đưa cầu vào cuộc, vừa khai thác điểm yếu của đối phương [thông qua chiến thuật phát cầu] để giành điểm trực tiếp hoặc đưa đối phương vào thế bị động, lúng túng để giành điểm.- TTCB: Khi thực hiện động tác, người chơi đứng chân trước chân sau. Chân phát cầu để sau, bàn chân trước đặt vuông góc với đường biên ngang và mũi bàn chân cách đường biên ngang khoảng 20 cm, mép ngoài của bàn chân cách đường giới hạn khu vực phát cầu khoảng 20cm. Mũi bàn chân sau chống xuống đất và hơi xoay ra ngoài sao cho trục của bàn chân hợp với nhau thành một góc 45o, hai gót chân cách nhau khoảng 30cm- 40cm. Lúc này trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước, thân người hơi khom, tay cùng bên chân chuẩn bị phát cầu gập khuỷu tay, bàn tay để ngửa trước bụng cầm đế cầu [ngón taytrỏ và ngón tay giữa để dưới đế cầu, ngón tay cái đặt trên đế cầu]. Tay còn lại để tự nhiên dọc theo thân người. Mắt quan sát đối phương để chọnthời điểm phát cầu tốt nhất.- Thực hiện kĩ thuật động tác: Khi thực hiện động tác phát cầu, tay cầm cầu tung nhẹ cầu lên cao ngang tầm mắt hoặc có thể thả cầu từ trên xuống, sao cho điểm rơi của cầu cách phía trước mu bàn chân đá khoảng 50cm. Khi cầu rơi xuống chân phía sau lăng về trước duỗi căng chân và bàn chân để mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cách mặt sân khoảng 20 - 30cm. Lực tác dụng vào quả cầu mạnh hay nhẹ phụ thuộc vào chiến thuật phát cầu mà người chơi sử dụng. Người mới tập nên sử dụng một lực vừa phải để quả cầu rơi vào ô quy định, khi nào thuần thục thì sử dụng chiến thuật phát cầu.

- Kết thúc động tác : Khi bàn chân chạm cầu, chân đá dừng lại đột ngột sau đó chân đá tiếp đất, người chơi di chuyển vào trung tâm sân để chuẩn bị đón đỡ cầu của đối phương đá sang.

Bạch Ca
07/01/2018 19:41:44

​xa hơn tâng cầu] chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0.5m, khi cầu rơi xuống dùng mu bàn chân đá cầu cho cầu bay lên cao - ra xa đến phía bạn hoặc qua lưới sang sân đối phương.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3: KĨ THUẬT PHÁT CẦU THẤP CHÂN CHÍNH DIỆN BẰNG MU BÀN CHÂN

[Thời lượng: 6 tiết]

- Biết cách thực hiện kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân

- Biết một số điều luật cơ bản trong môn Đá cầu.

- Năng lực chung: 

+ Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát các hình và tranh, ảnh.

+ Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân.

- Năng lực riêng: 

+ Thực hiện được kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân.

+ Biết chỉnh sửa động tác sai thông qua nghe, quan sát và tập luyện; biết lựa chọn và tham gia các trò chơi vận động phù hợp với nội dung bài học; biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và nhận xét kết quả tập luyện; biết vận dụng những kiến thức đã học để rèn luyện nâng cao khả năng vận động và phát triển thể lực.

- Tích cực, tự giác trong học tập và vận dụng để rèn luyện thân thể hằng ngày.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

– Tranh, ảnh, video kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân

[nếu có].

– Mỗi HS một quả cầu.

– Rổ, sọt hoặc các dụng cụ tương tự để thực hiện trò chơi “Đá cầu trúng đích”

– Còi để điều khiển trong các hoạt động tập luyện.

- SGK.

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS khởi động chung [bài tập tay không, khởi động các khớp và bài tập căng cơ] và khởi động chuyên môn [tâng cầu, đá lăng ra trước, đá lăng ra sau].

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện khởi động

- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, đá cầu là một chủ đề học tập phổ biến. Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học – Bài 3 : Kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân.

  1. Mục tiêu: HS biết Kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
  3. Sản phẩm học tập:HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
  4. Tổ chức thực hiện:  

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

LƯỢNG VẬN ĐỘNG

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

TG

SL

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem tranh, ảnh kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân:

- GV thị phạm và phân tích kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân theo trình tự:

+ Thị phạm toàn bộ kĩ thuật hai lần, tạo cảm giác trực quan cho HS về kĩ thuật động tác.

+ Thị phạm và phân tích TTCB, chú ý về trọng tâm cơ thể, tư thế thân người và hướng mắt nhìn, vị trí tay cầm cầu.

+Thị phạm và phân tích cách tung cầu, trong đó chú ý độ cao của cầu, khoảng cách của cầu với thân người, thời điểm chân bắt đầu di chuyển thực hiện động tác phát cầu.

+ Thị phạm và phân tích đường di chuyển của chân và điểm tiếp xúc cầu, chú ý góc độ bàn chân và cẳng chân khi chân tiếp xúc cầu.

- GV tổ chức tập luyện:

+ GV cho HS tập tung cầu tại chỗ.

+ GV cho HS thực hiện mô phỏng phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân.

+ GV cho HS thực hiện phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân.

+ GV cho HS tập các bài tập bổ trợ và chơi các trò chơi vận động.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe hướng dẫn của GV các động tác

- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.

- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo.

- GV lưu ý một số lỗi sai thường mắc và cách khắc phục cho HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

6p

5p

5p

5p

10p

10p

10p

5p

2n

2n

1n

1n

2n

2n

2n

1n

1. Kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân.

- TTCB: Đứng chân thuận đặt phía sau, chân trụ đặt phía trước. Tay bên chân thuận cầm cầu, để cầu ngang thắt lưng, cách người 30 – 35 cm. Mắt nhìn hướng phát cẩu.

- Thực hiện: Tung cầu cao ngang ngực, cách cơ thể 40 – 45 cm. Chân trước làm trụ, chân sau lăng từ sau ra trước, từ dưới lên trên, mũi bàn chân duỗi thẳng, tiếp xúc với cầu bằng mu bàn chân khi cầu cách mặt sân 30 – 40 cm rồi đột ngột dừng lại, thân người hơi lao về trước. Khi cầu rời chân, chân đá cầu bước về trước một bước và chuẩn bị cho động tác tiếp theo [H.2].

Hoạt động 2: Một số điều luật cơ bản trong môn Đá cầu

  1. Mục tiêu: HS biết được một số điều luật cơ bản trong môn đá cầu.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
  3. Sản phẩm học tập:HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
  4. Tổ chức thực hiện:  

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung

Video liên quan

Chủ Đề