Kỹ năng phản biện tiếng Anh là gì

Cách dùng từ phản biện. COUNTER-ARGUMENT or Socialcriticism?

XIN MỜI THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA MỘT ANH BẠN TÔI:

Đinh Gia Hưng Email:

Cách dùng từ phản biện

Phản biện trong tiếng Anh chính xác là COUNTER-ARGUMENT [counter là phản; argument là biện].

Thế giới phương Tây đã thống nhất dùng cụm từ Social criticism để đề cập nội dung này. Nên chúng ta phải dịch lại chính xác là Phê phán xã hội chứ không ai nói phản biện xã hội. Tôi không biết ai đó đã dùng tùy tiện cụm từ này, rồi giới truyền thông tiêm nhiễm dùng luôn mà không xét nguồn gốc của cụm từ này. Từ criticism không thể dịch sang tiếng Việt là phản biện được. Tôi đề nghị giới truyền thông và mọi người Việt dùng lại cho chính xác cụm từ này.

Thứ hai, xét về nghĩa, phương Tây rất chính xác khi dùng cụm từ social criticism chứ không phải cụm social counter-argument, vì đương nhiên từ phê phán hay phê bình có nội hàm nghĩa rộng hơn và bao hàm cả nghĩa phản biện, vì phản biện chỉ là một khía cạnh phê phán hay phê bình thôi.
Ở nước ngoài, nhất là các nước phương Tây, các nhà phê phán xã hội [social critics] nổi tiếng như Foucault của Pháp có vai trò cực kỳ quan trọng và tiếng nói trí thức của họ cũng có giá trị tham khảo ngang bằng với các giáo sư đại học, các học giả và giới nghiên cứu. Vì thế mà xã hội họ rất phát triển trên nền tảng tri thức.

Việt Nam ta, do đặc thù truyền thống văn hóa và giá trị nên chúng ta chưa nhìn nhận đúng đắn về vai trò và đóng góp của giới phê phán xã hội, vì người Việt chúng ta chưa quen với việc bị [được] ai đó phê bình hay phê phán. Chúng ta thường phản ứng bằng cảm tính chứ không sẵn sàng đối thoại với người phê phán bằng tiếng nói lý tính dựa trên tri thức.

Mọi việc có thể thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp cho Việt Nam ta, khi thói quen phê phán xã hội trở thành một thói quen văn hóa mới, để góp phần làm chính quyền vững mạnh và điều chỉnh chính sách tốt hơn, góp phần hình thành một xã hội dân sự văn minh như phương Tây đã và đang trải qua. Phê phán xã hội phải được mọi người xem trọng như tiếng nói lý tính mang tính phản/cảnh tỉnh nhân loại nói chung.

Chúng ta hãy làm sao phát triển tinh thần này, nhất là trong môi trường giáo dục [đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn]. Cách nhanh và hiệu quả nhất là tham khảo truyền thống phê phán xã hội ở phương Tây, và tham khảo kinh nghiệm các nhà phê phán xã hội danh tiếng thế giới. Nhất định chúng ta sẽ làm được!

Kính luận,

Dự Án Sen

//blog.yahoo.com/_FLP76LM3APHLG7TV4ZWYFGQFMU/articles/page/1

* Ngô mỗ xin đề nghị quý vị hãy đọc các thảo luận/comment vô cùng có ích bên dưới, của các cao nhân: Lê Quang Hòa, Vũ Quang Việt, Nguyễn Minh Phát, Nguyễn Tử Siêm

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Like this:

Like Loading...

Related

Posted by ngodongtrieuduong | GIÁ TRỊ, KỸ NĂNG VIẾT, NHỮNG MỐI LIÊN HỆ, TÌM ĐƯỜNG, TÌNH BẠN, TRI THỨC TỐI THIỂU, VUI SỐNG, XOAY VẦN, ĐỔI THAY

Video liên quan

Chủ Đề