Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời là biện chứng hay siêu hình

Trên trang Làng Việt xưa và nay, Trần Ngọc Đông đăng bài Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, trích lời giải thích trong sách Bách khoa thư làng Việt cổ truyền (PGS. Bùi Xuân Đính, NXB Chính trị Quốc gia - 2021). Xin trích đoạn có liên quan Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời: “Câu tục ngữ chỉ sự không ổn định về đời sống của các giai tầng xã hội trong nông thôn Việt trước Cách mạng Tháng Tám 1945.

Khái niệm “họ” trong câu thành ngữ đồng nghĩa với từ “đời” (hay thế hệ); không có nghĩa là dòng họ (huyết thống, tông tộc), vì dòng họ không phải là một đơn vị kinh tế…”.

Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời là biện chứng hay siêu hình

Lời dân gian Đất có tuần, dân có vận; Sông có khúc, người có lúc; Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời... phản ánh sự biến thiên, thay đổi theo quy luật phát triển của cá nhân, dòng họ, cộng đồng, đất nước...

Dù khẳng định “họ” đồng nghĩa với “đời”, nhưng PGS. Bùi Xuân Đính không giải thích vì sao. Nói đúng hơn, cách giải thích “vì dòng họ không phải là một đơn vị kinh tế…” của ông thiếu thuyết phục, khiến nhiều thành viên của Làng Việt tỏ ra thắc mắc, hoài nghi. Xin trích dẫn một số ý kiến:

1. Cứ như tôi nghĩ thì 3 họ ở đây không phải 3 đời. Mà 3 họ do chữ “tam tộc” mà ra, là họ cha, họ mẹ, họ vợ chứ nhỉ?

2. Mình cũng nghĩ ba họ là nội ngoại nhà mình và bên vợ hoặc bên chồng. Không lẽ đánh đồng “họ” với “đời”?

3. Tưởng ba họ là họ cha, họ mẹ, họ vợ?

4. Trần Ngọc Đông trao đổi lại: “Em thì nghĩ nó mang tính ước lệ. Ba họ là tất cả các quan hệ họ hàng thân thích, ba đời thì là nhiều thế hệ nói chung không phải cụ thể là 3 thế hệ. Theo cá nhân em thì ý nói của câu là không có gì là toàn diện (không giàu tất cả những người có quan hệ họ hàng) và không ai nghèo quá nhiều đời. Không phải vì ông cha nghèo thì mãi nghèo”…

(5) Thành viên Làng Việt có ý kiến số (1) trao đổi lại với Trần Ngọc Đông: “Thì nghĩa rộng nó là thế. Nhưng nghĩa hẹp trên cơ sở văn tự/ngôn ngữ cụ thể cũng phải hiểu rõ đã”.

Đúng vậy. Để khẳng định “ba họ” được hiểu theo nghĩa nào, thì phải có “cơ sở văn tự/ngôn ngữ cụ thể”, chứ không thể suy diễn, hoặc áp đặt cho nó một nghĩa theo ý chủ quan.

Đến đây sẽ có người thắc mắc, vậy liệu có thể vế đầu “ba họ” (tam tộc) là họ cha, họ mẹ, họ vợ, với nghĩa chỉ SỐ LƯỢNG (“tất cả những người có quan hệ họ hàng” như bình luận của Trần Ngọc Đông đã trích dẫn trên đây); còn vế sau “ba đời” là chỉ ba thế hệ? Rồi cả câu được hiểu: "Chưa từng thấy ai cả ba họ đều giàu; chưa từng thấy ai cả ba đời đều nghèo" (Nguyễn Đức Dương); “Không ai giàu có cả ba họ (họ bố, họ mẹ và họ vợ - Hoàng Tuấn Công) và cũng không ai nghèo khó luôn ba đời” (Lê Văn Hoè) được chăng?

Câu trả lời là không.

Bởi “ba họ” và “ba đời” trong câu tục ngữ đang xét đều là đơn vị chỉ THỜI GIAN, không phải chỉ SỐ LƯỢNG. Theo đây, ba họ/ba đời vừa có nghĩa cụ thể (đời cha, đời con, đời cháu), mỗi đời chừng 30 năm, nhưng lại vừa mang tính tượng trưng, ước lệ, ý chỉ sự lâu dài, mãi mãi.

Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời là biện chứng hay siêu hình

Minh họa trong truyện tranh Giàu ba họ, khó ba đời

Câu tục ngữ được hiểu với nghĩa khái quát: số phận con người, giàu hay nghèo không phải là nhất thành bất biến, mãi mãi giữ nguyên, mà sẽ thay đổi theo thời gian. Bởi thế, không thể vế đầu “ba họ” được hiểu với nghĩa số lượng (tất cả họ hàng thân thích nội ngoại),còn vế sau “ba đời” (đời cha, đời con, đời cháu), lại chỉ thời gian.

Một ví dụ khác. Tục ngữ Hán có câu đồng nghĩa Phú bất quá tam đại, cùng bất quá ngũ phục - 富不過三代,窮不過五服 (Giàu không đến tam đại, nghèo không đến năm đời). “Tam đại” là “ba đời” (cha, con, cháu), đối với “ngũ phục” là “năm đời” (cụ, kỵ, ông, cha, và bản thân mình), đều là những đơn vị chỉ thời gian.

Về phép cấu tạo tục ngữ, dân gian thường chọn lối nói có nhịp điệu, đăng đối chặt chẽ. Bởi vậy, "giàu" cặp với "khó"; "ba họ" đi với "ba đời" là một cách xử lý rất khéo, vừa đảm bảo ngữ nghĩa, lại có vần điệu, dễ đọc dễ nhớ. Cách nói này hiệu quả hơn nhiều so với giả định "Ai giàu ba đời, ai nghèo ba đời".

Lời dân gian Đất có tuần, dân có vận; Sông có khúc, người có lúc; Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời... phản ánh sự biến thiên, thay đổi theo quy luật phát triển của cá nhân, dòng họ, cộng đồng, đất nước... Bởi vậy, dù kinh tế xã hội phát triển ra sao, “ổn định” đến mức nào cũng không ngăn được chuyện đời cha là tỉ phú, đời con đời cháu đi ăn mày; đời cha đi ăn mày, con cháu thành tỉ phú…

Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời là biện chứng hay siêu hình

Nghèo khổ kéo dài từ đời này sang đời khác là điều không ai mong muốn

Dĩ nhiên, tỉ phú và ăn mày ở đây được hiểu là giàu và nghèo, phát triển và suy thoái… Theo đây nhận xét câu Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời là “chỉ sự không ổn định về đời sống của các giai tầng xã hội trong nông thôn Việt trước Cách mạng Tháng Tám 1945” của PGS. Bùi Xuân Đính e rằng khiên cưỡng.

Như vậy, Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, PGS. Bùi Xuân Đính đã đúng khi cho rằng, “họ” ở đây đồng nghĩa với “đời” hay “thế hệ”, chứ không phải “dòng họ”. Tuy nhiên, ông lại sai khi giải thích sở dĩ “họ” “không có nghĩa là dòng họ (huyết thống, tông tộc), vì dòng họ không phải là một đơn vị kinh tế…”. Giải thích như vậy thì không lẽ khi “họ” được hiểu là “đời”, thì “đời” sẽ là “một đơn vị kinh tế”?.

Tin liên quan

Câu hỏi: Câu tục ngữ không ai giàu ba họ không ai khó ba đời đề cập đến phương pháp luận nào của triết học

Lời giải:

Câu tục ngữ: ''Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời'' đề cập đến phương pháp luậnchung nhấtcủa triết học.

Bài học rút ra từ câu nói trên là: Trong cuộc sống, sự giàu nghèo không chừa một ai. Có thể có những người từ giàu thành nghèo, hoặc từ nghèo thành giàu. Không ai tự nhiên giàu mà cũng không ai cố gắng mà nghèo khó suốt cả. Tất cả đều phụ thuộc vào sự cố gắng, chăm chỉ, nỗ lực của bản thân.

=> Do vậy, việc cần thiết nhất hiện tại là phải cố gắng học tập thật giỏi để trở thành người có ích cho xã hội, giúp đất nước phát triển hơn.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Phương pháp luận nhé!

1. Phương pháp luận là gì?

Phương pháp là một hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ các quy luật khách quan, thường dùng để điều chỉnh các hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu đã định sẵn.

Phương pháp luậnkhông có định nghĩa chính xác, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu theo cách phổ biến nhất. Phương pháp luận là hệ thống các nguyên lý, các quan điểm là cơ sở có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như lựa chọn, vận dụng phương pháp.

Hay có thể hiểu phương pháp luận là lý luận về phương pháp. Bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan của con người. Sử dụng các phương pháp, nguyên tắc để giải quyết vấn đề đã đặt ra để có hiệu quả cao.

Phân loại phương pháp luận được chia làm 3 cấp độ chính:

– Phương pháp luận ngành: Là phương pháp luận cho các ngành khoa học cụ thể

– Phương pháp luận chung: Khi đó các quan điểm, nguyên tắc chung hơn cấp độ ngành, dùng để xác định phương pháp hay phương pháp luận của nhóm ngành có đối tượng nghiên cứu chung.

– Phương pháp luận chung nhất: Khái quát các quan điểm, nguyên tắc chung nhất. Để lấy cơ sở xác định các phương pháp luận ngành, chung và các phương pháp hoạt động cụ thể của nhận thức và thực tiễn.

Trong triết học Mác – Lênin chỉ trang bị cho chúng ta phương pháp luận chung nhất, đó là phương pháp luận biện chứng duy vật thông qua nhận thức hai nguyên lý, sáu cặp phạm trù, ba quy luật và quan điểm, nguyên tắc rút ra từ phương pháp này đó là nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử cụ thể, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc thống nhất giữa lý luận.

2. Ý nghĩa của phương pháp luận

Phương pháp luận là gìlà điều mà chúng ta cứ mãi thắc mắc và đã được hé lộ ở trên. Thế ý nghĩa phương pháp luận ra sao, nó có thật sự quan trọng hay không?

Có phương pháp luận, bài nghiên cứu của bạn không những logic trong cấu trúc câu từ mà nội dung có sức thuyết phục rất cao. Phương pháp luận có ý nghĩa như cách để xác định hướng đi cho tiến trình nghiên cứu một đề tài và tìm ra cấu trúc logic nhất cho các công trình khoa học hiện tại.

Phương pháp luận cũng chú ý đến phương pháp tổ chức, quản lý nghiên cứu hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, cách để nâng cao tiềm lực khoa học và để các công trình khoa học đạt hiệu quả cao.

3.Chức năng của phương pháp luận

Phương pháp luận có chức năng định hướng con người, gợi mở cho hoạt động nhận thức và thực tiễn, còn phương pháp là cách thức, thao tác hoạt động cụ thể mà chủ thể phải tuân thủ và thực hiện nhằm đạt được kết quả nhất định.

Phương pháp luận đóng vai trò định hướng trong quá trình tìm tòi, lựa chọn, vận dụng phương pháp, định hướng, gợi mở trong phương pháp luận là nó đưa ra những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo để chúng ta tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng phương pháp.

4. Ví dụ về phương pháp luận

Đối với phương pháp luận trong kinh tế học, các nhà kinh tế có thể chấp nhận những phương pháp luận trong ngành tự nhiên, nhưng thực tiễn xã hội là một hệ thống mở. Đó có thể là có nhiều biến số can thiệp, hoặc không nhất thiết phải kiểm soát mọi yếu tố như trong phòng thí nghiệm.