Khoảng cách tính từ 2 gót chân đội với học Sinh trong động tác đi đều

Câu 5: Trang 42 sgk GDQP-AN lớp 10

Nêu ý nghĩa và cách thực hiện các động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái, ngồi xuống, đứng dậy.

Xem lời giải

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcMÔ TẢ SÁNG KIẾNMã số ...................................................................……………….1. Tên sáng kiến: “ Biện pháp giúp học sinh đánh tay đúng trong giảngdạy động tác giậm chân và đi đều ở khối 10 ”.2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng-An ninh3. Mô tả bản chất của sáng kiến:3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:Năm 2006 ngành Giáo Dục và Đào Tạo đã đưa môn học giáo dục quốcphòng vào trong chương trình học chính khóa. Đây là môn học bắt buộc đối vớitất cả học sinh Trung học phổ thông. Để đáp ứng được yêu cầu giảng dạy vàhuấn luyện cho học sinh đòi hỏi người giáo viên giáo dục quốc phòng phảichuẩn mực về đạo đức, nhân cách, cũng như về kiến thức và thực hành động tác.Vì vậy, người giáo viên phải không ngừng rèn luyện, học tập để nâng cao trìnhđộ chuyên môn, thông qua sách báo và các tài liệu có liên quan, đặc biệt là thamgia các lớp học tập do Sở Giáo Dục và Đào Tạo phối hợp với trường Đại Học SưPhạm Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức. Nhìn chung từ khi môn học được đưavào chương trình chính khóa cho đến nay chúng ta thấy được sự quan tâm vàđầu tư mạnh mẽ của Bộ Giáo Dục nói chung và Tỉnh Bến Tre nói riêng thôngqua việc tổ chức các lớp nâng cao trình độ giáo viên [ lớp văn bằng hai ],hội thao Quốc Phòng dành cho học sinh Trung học phổ thông, đầu tư trang thiếtbị....1Chương trình giảng dạy bộ môn Quốc phòng ở trường Trung học phổ thông từlớp 10 đến lớp 12, ngoài nội dung lí thuyết còn có nội dung thực hành như :Điều lệnh , tháo lắp súng tiểu liên AK, nằm bắn, các tư thế vận động trên chiếntrường....., trong đó, huấn luyện điều lệnh ở chương trình lớp 10 là một nội dungrất cơ bản, là cơ sở để huấn luyện các môn quân sự khác. Đồng thời, huấn luyệnđiều lệnh còn là một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng quânđội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Chương trình huấnluyện điều lệnh cho học sinh lớp 10 mà chúng tôi đang phụ trách có nội dunggiậm chân và đi đều, đây là hai động tác rất khó và học sinh thực hiện sai rấtnhiều, qua nhiều năm giảng dạy chúng tôi thấy điểm sai cơ bản nhất mà rấtnhiều học sinh thường mắc phải đó là: Đánh tay về trước còn quá thấp, không cóđộ dừng, tay đánh về sau chưa hợp với thân người một góc 45 độ, còn đánh sangngang . Đây cũng là điểm sai chung của tất cả học sinh khối 10 trong quá trìnhtập luyện nội dung này, nguyên nhân chủ yếu là do hoc sinh còn xem môn họcnày là môn phụ nên có thái độ chưa đúng trong tập luyện, trình độ học sinhkhông đồng đều đặc biệt là sự chênh lệch giữa nam và nữ, thời gian học tập trênlớp quá ít không có nhiều thời gian để học sinh tập luyện và sửa sai. Tuy nhiên,việc dạy và học theo phân phối chương trình và sách giáo khoa là pháp lệnh. Vìvậy, chúng tôi luôn trăn trở để tìm ra biện pháp giúp học sinh khắc phục nhữngđiểm sai cơ bản trên, giúp cho giáo viên truyền đạt kiến thức một cách nhanhnhất và hiệu quả nhất đến với học sinh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêugiáo dục trong tình hình mới mà Đảng và Nhà nước đặt ra. Đó cũng là lí dochúng tôi chọn đề tài “ Biện pháp giúp học sinh đánh tay đúng trong giảngdạy động tác giậm chân và đi đều ở khối 10 ”.3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:3.2.1. Mục đích của giải pháp- Giúp cho giáo viên thuận lợi hơn trong quá trình giảng dạy nội dung này.2- Giúp cho học sinh thực hiện đúng, chính xác động tác giậm chân và điđều, đạt kết quả cao trong học tập ở nội dung này.- Để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.3.2.2. Nội dung của giải pháp3.2.2.1. Công tác chuẩn bị:Trước khi vào học thực hành động tác giậm chân và đi đều giáo viên yêucầu mỗi học sinh chuẩn bị một sợi dây mủ dài khoảng 1m, hoặc dây khác nhưngphải đảm bảo mềm, gọn nhẹ và chắc chắn.Hình 1: Dây mủ mềm khoảng 1mKhi vào tập luyện giáo viên cho học sinh đứng tại chỗ, mỗi tay giữ mộtđầu dây sau đó yêu cầu các em tay phải [ hoặc tay trái ] đánh về trước khuỷu taygập và nâng lên, cánh tay trên tạo với thân người một góc 60 độ, cánh tay dướisong song với mặt đất, nắm tay úp xuống ngang với ngực bên trái [ hoặc ngựcphải ] cách ngực 20cm, tay còn lại đánh về sau, cánh tay thẳng, sát thân người,hợp với thân người một góc 45 độ, lòng bàn tay hướng vào trong. Sau đó, tiếnhành so dây sao cho khoảng cách dây từ tay trước đến tay sau thẳng, tiến hànhcố định mỗi đầu dây đã đo lại để làm chuẩn, những lần tập sau không phải đo3dây. Dùng ngón trỏ của hai tay cuộn một hoặc hai vòng dây đã đo, sử dụng ngóntay cái phối hợp với ngón trỏ giữ chặc dây, nếu phần dây còn lại dư nhiều thìcuộn vào lòng bàn tay và giữ lại.Ngón cái và ngóntrỏ giữ dâyNgón cái và ngóntrỏ giữ dâyHình 2: Đứng tại chổ so dây4Hình 3: Cố định hai đầu dây đễ làm chuẩn3.2.2.2. Tiến hành tập luyện:* Đối với động tác giậm chân:Sau khi giáo viên thực hiên làm mẫu cho học sinh xem, hướng dẫn họcsinh chuẩn bị dây xong, cho cả lớp giãn cách ngang dọc hai bước chân, sau đóhô khẩu lệnh chậm theo nhịp “ 1 ” “ 2 ” , nhịp 1 chân trái nâng lên, mũi bàn châncách mặt đất 20cm, lúc này yêu cầu học sinh tay phải đánh về trước, nắm tayngang và cách ngực trái 20cm, cánh tay dưới ngang gần song song với mặt đất,có điểm dừng, đồng thời tay trái đánh về sau đến khi dây căng thì dừng lại.Tương tự, nhịp 2 chân phải nâng lên thì tay trái đánh về trước như tay phải, chỉkhác lúc này nắm tay trái ngang cách ngực phải 20cm và tay phải đánh về saunhư tay trái ở nhịp 1, đến khi dây căng thì dừng lại. Đối với phương pháp nàygiáo viên nhắc nhở các em phải đánh tay trước sau, tay trước đánh lên cao, taysau đánh xuống tạo thành hai lực ngược chiều nhau, hai tay sẽ dừng lại khi dây5căng, lúc này tay trước dưới tác dụng lực kéo xuống của tay sau nên đang đánhlên sẽ dừng lại đột ngột tạo thành thói quen đánh tay có điểm dừng, đồng thờilực kéo của tay sau tác động lên nắm tay trước góp phần làm cho khủyu taytrước nâng lên, cánh tay trên sẽ tạo với thân người một góc khoảng 60 độ, cùnglúc dưới tác dụng lực kéo lên của tay trước sẽ làm cho tay sau dừng lại, lúc nàytay sau sẽ tạo với thân ngưới một góc khoảng 45 độ. Giáo viên phải luôn nhắcnhở học sinh dưới tác dụng của dây, nếu tay trước đánh quá cao hoặc quá xathân người thì tay sau sẽ không thẳng, ngược lại tay sau đánh lớn hơn 45 độ thìnắm tay trước sẽ áp sát vào thân người, hai tay đánh sang hai bên dây sẽ bị giùn.Sau khi học sinh đã quen với bước tâp chậm tiến hành tập nhanh dần theonhịp sau đó chia lớp thành 4 tiểu đội về từng vị trí đã được phân công , mỗi tiểuđội chia thành nhiều nhóm nhỏ mỗi nhóm 2 bạn, nếu lẻ thì 3 bạn, trong nhómluân phiên nhau hô nhịp vừa tập vừa góp ý lẫn nhau.6Khuỷu tay nâng lênLực kéo tay trướcLực kéo tay sauHình 4: Động tác giậm chân7Hình 5: Tập giậm chân theo nhóm8* Đối với động tác đi đều:Cách tập tương tự như động tác giậm chân, chỉ khác là lúc này nhịp 1 chântrái bước lên cách chân phải 60cm tính từ gót chân nọ đến gót chân kia, đặt gótchân rồi cả bàn chân, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, tay phải đánh vềtrước, tay trái đánh về sau. Nhịp 2 chân phải bước lên cách chân trái 60cm tínhtừ gót chân nọ đến gót chân kia, đặt gót chân rồi cả bàn chân, sức nặng toàn thândồn vào chân phải, tay trái đánh về trước, tay phải đánh về sau.Khuỷu tay nâng lênLực kéo tay trướcLực kéo tay sauHình 6: Động tác đi đều9Hình 7: Tập đi đều theo nhóm103.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:Sáng kiến này có thể áp dụng trong và ngoài nhà trường. Khả năng ápdụng của sáng kiến là rất cao, dụng cụ hổ trợ tập luyện dễ tìm, học sinh có thể tựtrang bị, ngoài thời gian luyện tâp ở trường có thể tập thêm ở nhà từ đó hiệu quảthực hiện động tác sẽ được nâng cao hơn. Đề tài này chủ yếu là nhằm vào đốitượng học sinh khối 10.3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do ápdụng giải pháp:Khi giảng dạy với phương pháp thông thường chúng tôi thấy rất nhiều họcsinh đánh tay chưa đúng, học sinh chán nản, lười tập vì không thực hiện đượcđộng tác đánh tay dẫn đến hiệu quả luyện tập chưa cao. Sau khi áp dụng phươngpháp này thì học sinh rất hứng thú và tích cực luyện tập, đánh tay rất chính xáccó độ dừng, động tác dứt khoát thể hiện được tính hùng mạnh và trang nghiêmcủa người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, từ đó hiệu quả giảng dạy và họctập được nâng lên.3.4.1. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chọn 2 lớp [ 10A3, 10A4 ].- Lớp thực nghiệm tập kết hợp với dây [ 10A3 ]- Lớp đối chứng áp dụng phương pháp thông thường [ 10A4 ].3.4.2. Kết quả nghiên cứu cụ thể năm 2017-2018 như sau:LớpSố lượngGiỏiTỉ lệ %ĐạtTỉ lệ %Không đạt Tỉ lệhọc sinh%10A3Thực453782,2%817,8%00%nghiệm1110A4Đối452657,8%1942,2%00%chứng3.4.3. Kết luận:Như vậy sau khi áp dụng phương pháp mới có sự kết hợp với dây trongtập luyện thì kết quả cho thấy sự chuyển biến đi lên rõ rệt, học sinh đạt loạiGiỏi tăng lên 11 em [ tăng 24,4% so với phương pháp thông thường ]. Thànhcông của đề tài không chỉ ở thành tích học tập mà tinh thần, thái độ tập luyệncũng được nâng lên, học sinh rất tự tin, khi hô khẩu lệnh to rõ và dứt khoát,động tác chính xác, chủ động, tích cực trong tập luyện, cũng như mạnh dạn traođổi ý kiến và đóng góp sửa sai cho nhau. Đó cũng là cơ sở đễ chúng tôi tự tin ápdụng vào những năm học sau này, là điều kiện rất tốt trong việc phát hiện vàtuyển chọn những học sinh ưu tú thành lập đội tuyển tham gia Hội thao Quốcphòng cấp trên.3.5. Tài liệu kèm theo gồm:File hìnhBến Tre, ngày 15 tháng 03 năm 201812

PHẦN I - ĐẶT VNĐỀ

Giáo dục quốc phòng cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục toàn dân. Giáo Dục Quốc Phòng là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường Trung Học Phổ Thông nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên, những năm qua, Đảng, nhà nước ta luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác Giáo Dục Quốc Phòng cho học sinh.

Trong những năm qua, Sở Giáo Dục Đào Tạo đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hướng dẫn các nhà trường chọn nhiều hình thức tổ chức giảng dạy, học tập môn học này.Các trường Trung học phổ thông giảng dạy 35 tiết mỗi năm học. Từ nhiều năm nay, HS được nâng cao hiểu biết về truyền thống vẻ vang của dân tộc, Quân đội Nhân dân Việt Nam và một số nội dung cơ bản về quốc phòng, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể có kỷ luật... Nội dung thực hành luyện tập theo đúng nội dung, thời gian quy định. Các nhà trường đều tổ chức thi, kiểm tra, hội thao đánh giá kết quả học tập.

Bên cạnh đó bước đầu còn có một số khó khăn cho học sinh đặc biệt là các em học sinh lớp 10. Các em bước vào trường THPT việc tiếp cận môn học mới còn bở ngỡ chưa quen vì đây là môn học mới mà cấp THCS chỉ được lồng ghép qua các bộ môn khác như văn, lịch sử, GDCD đặc biệt việc tiếp thu các kiến thức thực hành về quốc phòng đòi hỏi các em cần nắm rõ cả lí thuyết và các kĩ năng động tác và điều quan trọng nhất cần giúp các em hiểu được ý nghĩa thực tiễn của các động tác mặt khác trong quá rình giảng dạy các nội dung thực hành tôi nhận thấy quá trình giảng dạy cũng như thực hành động tác thì cả thầy và trò đều quá chú trọng đến kiến thức và kĩ năng động tác mà ít chú ý đến ý nghĩa thực tiễn của động tác vì vậy thông qua chương trình lớp 10 tôi mạnh dạn viết chuyên đề “Ý nghĩa một số động tác nghiêm nghĩ, quay tại chổ, tiến lùi, qua phải, qua trái về đội ngũ từng người không có súng”.

PHẦN II - NỘI DUNG

1. Cơ sở lí luận:

Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh trong ngành giáo dục đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp đến việc tổ chức thực hiện ở từng cơ sở, nhà trường, đơn vị. Các cơ quan quản lý giáo dục đã có sự chỉ đạo kiên quyết để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh trong toàn ngành. Đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng ở cấp trung học phổ thông đã bước đầu được hình thành và phát triển. Sở giáo dục và đào tạođã từng bước thực hiện biên chế giáo viên theo các văn bản quy định hiện hành; việc tổ chức học theo phân phối chương trình, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho từng học sinh đã được thực hiện ở nhiều trường trong toàn tỉnh. Giáo dục quốc phòng, an ninh cho học sinh các trường ngày càng có chất lượng, hiệu quả đã tạo ra môi trường học tập, rèn luyện cho học sinh.

Những kết quả đạt được đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng, an ninh.

I. ĐỘNG TÁC NGHIÊM

Ý nghĩa

Rèn luyện cho người tập có tác phong nghiêm túc, tư thế hung mạnh khẩn trương và đức tính bình tĩnh nhẫn nại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức kĩ luật, thống nhất và tập trung, sẵn sang nhận mệnh lệnh. Đứng nghiêm là động tác cơ bản làm cơ sở cho mọi động tác khác.

Khẩu lệnh: “Nghiêm”

Chỉ có động lệnh “Nghiêm”, không có dự lệnh.

Cách làm động tác:

- Hai gót chân đặt sát vào nhau, nằm trên một đường thẳng ngang, hai bàn chân mở rộng 450, hai đầu gối thẳng, sức nặng toàn thân dồn đều vào hai chân.

- Ngực nở bụng thót lại, hai vai thăng bằng.

- Hai tay buông thẳng, năm ngón tay khép lại và cong tự nhiên, đầu ngón tay cái đặt vào giữa của đốt thứ nhất và đốt thứ hai của ngón tay trỏ, đầu ngón tay giữa đặt đúng theo đường chỉ quần. Đầu ngay, miệng ngậm, cằm hơi thu về sau, mắt nhìn thẳng .

Chú ý: Khi làm động tác nghiêm, tay không cầm vào đường chỉ quần, mắt không nhìn xuống dưới chân...

II. ĐỘNG TÁC NGHỈ

Ý nghĩa: Để quân nhân khi đứng trong hàng đỡ mỏi mà vẫn giữ được tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh và tập trung sức chú ý.

Khẩu lệnh: “Nghỉ”

Chỉ có động lệnh “Nghỉ”, không có dự lệnh.

Cách làm động tác:

- Đầu gối trái hơi chùng, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải.

- Thân trên và hai tay vẫn giữ như khi đứng nghiêm.

- Khi mỏi thì về thư thế đứng nghiêm rồi đổi chân.

Chú ý: Khi làm động tác nghỉ, thân trên và tay vẫn giữ như như khi đứng nghiêm.

III. ĐỘNG TÁC QUAY TẠI CHỖ

Ý nghĩa: Để đổi hướng được nhanh chóng, chính xác, giữ được vị trí đứng, duy trì được trật tự đội hình.

1. Động tác quay bên phải

a. Khẩu lệnh: “Bên phải.... Quay”

Có dự lệnh “Bên phải”, động lệnh là “Quay”

b. Cách làm động tác: Khi dứt động lệnh “Quay” ta thực hiện 2 cử động:

+ Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót bàn chân phải và mũi bàn chân trái làm trụ phối hợp với sức xoay của người quay toàn thân sang phải 900, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải.

+ Cử động 2: Đưa chân trái lên thành tư thế đứng nghiêm.

c.Chú ý: Khi quay người không chao đảo...

2. Động tác quay bên trái

a. Khẩu lệnh: “Bên trái.... Quay”

Có dự lệnh "Bên trái", động lệnh là “Quay”

b. Cách làm động tác: Khi dứt động lệnh “Quay” ta thực hiện 2 cử động:

+ Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót bàn chân trái và mũi bàn chân phải làm trụ phối hợp với sức xoay của người quay toàn thân sang trái 900, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái.

+ Cử động 2: Đưa chân phải lên thành tư thế đứng nghiêm.

c.Chú ý: Khi quay người không chao đảo...

3. Động tác quay nửa bên phải

- Khẩu lệnh: “Nửa bên phải....Quay”.

- Nghe dứt động lệnh “Quay”, thực hiện hai cử động như quay bên phải, chỉ khác là quay sang phải một góc 450.

4. Động tác quay nửa bên trái

- Khẩu lệnh: “Nửa bên trái....Quay”.

- Nghe dứt động lệnh “Quay”, thực hiện hai cử động như quay bên trái, chỉ khác là quay sang trái một góc 450.

5. Động tác đằng sau quay

a. Khẩu lệnh: "Đằng sau ... Quay”.

Có dự lệnh "Đằng sau”, động lệnh là “Quay”.

b. Cách làm động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Quay”, thực hiện 2 cử động:

+ Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai dâu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân trái và mũi chân phải làm trụ phối hợp với sức xoay của người quay toàn thân sang trái về sau 1800, khi xoay sức nặng toàn thân dồn vào chân trái.

+ Cử động 2: Đưa chân phải lên thành tư thế đứng nghiêm.

c. Chú ý: Khi quay tư thế phải vững vàng, hai tay không vung khi quay...

I. ĐỘNG TÁC TIẾN, LÙI, QUA TRÁI, QUA PHẢI

Ý nghĩa: Để di chuyển đội hình ở cự ly ngắn một cách thống nhất, trật tự, thể hiện được tính trang nghiêm, hùng mạnh của quân đội.

1. Động tác tiến, lùi

a. Khẩu lệnh:“ Tiến [ lùi] X bước...Bước”

Có dự lệnh: “Tiến [lùi] X bước” và động lệnh là "Bước”.

b. Cách làm động tác: Khi dứt động lệnh bước:

* Khi tiến:

- Chân trái bước lên trước, chân phải bước tiếp theo sau [Khoảng cách vẫn như đi đều].

- Thân trên và tay vẫn giữ như khi đứng nghiêm.

- Khi tiến đủ số bước thì dừng lại, đưa chân sau lên cùng với chân trước thành tư thế đứng nghiêm.

Chú ý: Khi tiến nhiều hơn 5 bước phải làm động tác chạy đều.

* Khi lùi

- Chân trái lùi trước, chân phải lùi bước tiếp theo sau [Khoảng cách vẫn như đi đều].

- Thân trên và tay vẫn giữ như khi đứng nghiêm.

- Khi lùi đủ số bước thì dừng lại, đưa chân trước về cùng với chân sau thành tư thế đứng nghiêm.

c. Chú ý: Khi lùi nhiều hơn 5 bước phải làm động tác quay đằng sau và chạy đều.

2. Động tác qua phải, qua trái

a. Khẩu lệnh:"Qua phải [Trái] X bước... Bước”.

b. Cách làm động tác:

Nghe dứt động lệnh “Bước”, chân phải [trái] bước sang phải [trái] mỗi bước rộng bằng vai tính từ mép ngoài của hai bàn chân], sau đó chân trái [phải] đưa về thành tư thế đứng nghiêm rồi tiếp tục bước, bước đủ số bước quy định thì đứng lại về thành tư thế đứng nghiêm.

c. Chú ý:

- Khi bước người phải ngay ngắn

- Không nhìn xuống để bước.

2. Cơ sở thực tiễn:

Qua nhiều năm giảng dạy nội dung đội ngũ từng người không có súng cho học sinh, mặc dù đã đổi mới phương pháp dạy học nhưng giáo viên vẫn nặng nề về tâm lý giáo dục, kiến thức và kỹ năng động tác, ít chú ý đến các ý nghĩa của động tác điều này đã dẫn đến tình trạng mơ hồ trong học tập thiếu tính áp dụng thực tiễn, thiếu ý nghĩa thực tiễn. Do một số nguyên nhân sau.

- Nguyên nhân khách quan.

Đây là nội dung thực hành nên sau khi ra sân trường bãi tập tư tưởng của giáo viên và học sinh luôn hướng tới thực hành.

Thời gian cho thực hành các nội dung còn hạn chế giáo viên nghĩ không đủ thời gian để phổ biến phân tích kĩ các khâu, các nội dung.

Nội dung khá nhiều nên khi GV phổ biến các em vẫn không nhớ hết.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Tư tưởng xem nhẹ bộ môn chính, phụ.

+ Khi đi học thực hành các em không mang theo sách vỡ.

+ Khi học ngoài trời nên sức chú ý của các em kém do không quen.

Trước những thực trạng đó theo tôi nghĩ chúng ta cần thay đổi cách nghĩ, cách tư duy về môn học kể cả với học sinh hay suy nghĩ của giáo viên.

3. Thực trạng.

Qua thực tế nhiều năm giảng dạy điều làm tôi cũng như nhiều đồng nghiệp của tôi trăn trở là làm thế nào để học sinh hăng say học tập môn học, nắm bắt nội dung nhanh sớm thành thạo kĩ thuật động tác, hiểu được ý nghĩa các nội dung động tác, qua đó giúp các em tích cực hơn trong học tập, thầy giáo hăng say hơn trong giảng dạy.

4. giải pháp.

a. Với giáo viên. Cần tích cực hơn trong công tác nghiên cứu và giảng dạy, thường xuyên tích lũy chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm giảng dạy.

Trong quá trình giảng dạy cần chú ý nêu ý nghĩa động tác, quá trình vận dụng trong thực tiễn.

Trước những buổi thực hành giáo viên cần căn dặn các em chuẩn bị trước các nội dung cho buổi học hôm đó

b. Với học sinh.

Tích cực học tập tránh coi thường bộ môn.

Cần tập trung chú ý học cả lý thuyết lẫn thực hành.

Quá trình học thưc hành cần nắm vững cả lí thuyết.

Những nội dung chưa nắm chắc trong quá trình học thực hành vẫn cần mang theo sách giáo khoa.

Trước những buổi học thực hành các em cần có sự chuẩn bị kỉ các nội dung.

PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài viết, những vấn đề mà tôi đưa ra mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, với hy vọng sẽ nhận được những đóng góp thiết thực và quý báu của các nhà quản lý, của đội ngũ những người làm công tác giáo dục quốc phòng, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn giáo dục quốc phòng ở các trường THPT.

Từ kết quả nghiên cứu của chuyên đề, tôi có một số kiến nghị như sau:

- Với giáo viên và học sinh cần nghiên cứu kỹ hơn bài học cũng như kỹ thuật các động tác, cần nắm rõ ý nghĩa thực tiễn của các động tác đó. Không ngừng tích lũy kiến thức môn học, tăng độ phong phú, đa dạng trong quá trình dạy học và huấn luyện kỹ thuật các động tác cũng như tư thế vận động của môn học.

- Về phía nhà trường cần có sự đầu tư tài liệu tham khảo, về nội dung giáo dục quốc phòng cho giáo viên và học sinh.

- Xây dựng nhà tập, sân bãi huấn luyện để thuận tiện cho việc học tập khi thời tiết không thuận lợi.

Xin chân thành cảm ơn và nhận được nhiều sự đóng góp./.

Thạch Hà, ngày 2 tháng 4 năm 2019

Người thực hiện

Nguyễn Tất Quân

Video liên quan

Chủ Đề