Khoa học máy tính và công nghệ phần mềm

Khoa học máy tính [computer science]Kỹ thuật máy tính [computer engineering] là hai trong số các ngành thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin. Đây là 2 ngành đang rất được ưa chuộng trong thời đại 4.0. Mặc dù hai chương trình học này nghe có vẻ tương đồng, nhưng thực chất sẽ có sự khác biệt nhất định. Hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng sẽ giúp các bạn rất nhiều khi lựa chọn ngành học phù hợp. Để tìm hiểu sự khác biệt đó là gì, hãy cùng 4WORDS tham khảo bài viết dưới đây.

Khoa học máy tính là gì?

Khoa học máy tính tập trung vào lý thuyết tính toán. Các lý thuyết này bao gồm viết mã tích hợp dữ liệu, cấu trúc dữ liệu, thuật toán, mô hình thống kê. Hơn nữa, bạn sẽ được học cách viết mã theo cách hiệu quả nhất có thể. Lĩnh vực này cũng tập trung vào cách tạo ra các thuật toán để đạt được hiệu quả các nhiệm vụ phức tạp. Cho dù nhiệm vụ đó là mô phỏng não người hay xác định tuyến đường tốt nhất cho nhóm Uber của bạn.

Khoa học máy tính tập trung vào các chủ đề trong lý thuyết tính toán. Chúng bao gồm các khía cạnh ảo của máy tính. Ngành này tập trung vào phần mềm hơn là phần cứng. Đồng thời đây cũng là một lĩnh vực gắn liền với toán học. Khoa học máy tính áp dụng các ý tưởng lý thuyết để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực.

Các chương trình cấp bằng khoa học máy tính yêu cầu các khóa học đặc biệt. Cụ thể bao gồm phân tích các thuật toán, nguyên tắc hệ điều hành, kiến trúc máy tính và kỹ thuật phần mềm. Do đó, sự quan tâm đến toán học, câu đố và giải quyết vấn đề sẽ rất phù hợp với sinh viên. Bằng về khoa học máy tính sẽ bao gồm các chủ đề thiết yếu về phần cứng và phần mềm. Đồng thời cũng liên quan tới tổ chức và kiến trúc máy tính.

Kỹ thuật máy tính là gì?

Kỹ thuật máy tính tập trung vào cách xây dựng thiết bị. Nó là một lĩnh vực kết hợp vật lý, kỹ thuật điện và khoa học máy tính. Trọng tâm của kỹ thuật máy tính là phần cứng, hơn là phần mềm. Ngành này liên quan chặt chẽ đến vật lý và kỹ thuật. Những sinh viên tò mò về cách mọi thứ hoạt động và quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó để xây dựng một cái gì đó mới, có thể phát triển mạnh trong chương trình kỹ thuật máy tính.

Công việc của một kỹ sư máy tính liên quan đến việc vận dụng các quy luật vật lý và điện tử để tạo ra các thành phần máy tính tốt hơn. Họ có nhiều khả năng dành nhiều thời gian ở phòng thí nghiệm hơn là viết mã.
Tuy nhiên, một số kỹ sư máy tính vẫn có thể cần các kỹ năng lập trình vững chắc. Bằng kỹ sư máy tính sẽ bao gồm các chủ đề lập trình như thiết kế phần mềm. Có nhiều lựa chọn nghề nghiệp khác nhau cho kỹ sư máy tính. Chẳng hạn như: hàng không vũ trụ, khoa học đời sống, thiết bị di động và robot học.

Sự khác nhau giữa khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính là gì?

Nội dung chuyên ngành

  • Khoa học máy tính liên quan tới thiết kế phần mềm, xây dựng thuật toán. Ngoài ra học cách làm thế nào để kết hợp chúng với các phần mềm khác
  • Kĩ thuật máy tính là sự kết hợp giữa khoa học máy tính và kĩ thuật điện tử.

Đào tạo

  • Các chuyên ngành thuộc Khoa học máy tính chủ yếu giảng dạy lý thuyết
  • Các lớp học Kĩ thuật máy tính không chỉ giảng dạy lý thuyết. Họ sẽ học cả các vấn đề liên quan đến đạo đức và các tác động xã hội của kĩ thuật. Các sinh viên chuyên ngành kỹ thuật máy tính có nhiều kinh nghiệm thực hành hơn. Đặc biệt trong hai năm cuối đại học sẽ ưu thế hơn so với các sinh viên chuyên ngành khoa học máy tính.

Các khóa học

  • Khoa học máy tính:
    • Thiết kế và Phân tích Thuật toán
    • Giới thiệu về hệ điều hành
    • Kỹ thuật phần mềm
    • Phân tích dữ liệu
  • Kĩ thuật máy tính:
    • Cơ khí
    • Điện và Từ tính
    • Giải tích
    • Vật lý đại cương
    • Mạch điện
    • Thiết kế logic kĩ thuật số
    • Thiết kế máy móc

Các kỹ năng học được

Khoa học máy tính

  • Thiết kế các thuật toán hiệu quả
  • Tìm giải pháp tối ưu cho các vấn đề thuộc về máy tính
  • Quản lý dữ liệu hiệu quả
  • Thiết kế phần mềm
  • Quản lý các dự án phát triển phần mềm
  • Hiểu lý thuyết về tính toán
  • Viết mã
  • Thông thạo các ngôn ngữ lập trình khác nhau

Kỹ thuật máy tính

  • Thiết kê vi mạch
  • Thiết kế bộ vi xử lý
  • Hiểu các hiện tượng vật lý thuộc về các thiết bị điện tử
  • Tạo ra các thiết bị và hệ thống máy tính hiệu quả
  • Thiết kế kiến trúc máy tính

Cơ hội nghề nghiệp

Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp 1 trong 2 ngành này. Cả hai ngành học này có thể mang lại một công việc lương cao và nguồn việc lớn. Tuy nhiên, các nghề nghiệp dành cho các nhà khoa học máy tính và kỹ sư máy tính là khá khác nhau.

Các nhà khoa học máy tính

Các nhà khoa học máy tính có khả năng làm việc trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Họ cũng có thể lập trình máy tính, thiết kế mạng và cơ sở dữ liệu, thiết kế web. Tất cả các lĩnh vực này đều dựa vào sự hiểu biết tốt về lý thuyết tính toán. Đồng thời đòi hỏi khả năng áp dụng kiến ​​thức này vào các vấn đề trong thế giới thực. Các nghề nghiệp về khoa học máy tính thường sẽ tập trung vào các công việc yêu cầu viết mã. Một số công việc tiềm năng cho sinh viên tốt nghiệp có bằng khoa học máy tính bao gồm nhà phát triển phần mềm, quản trị viên cơ sở dữ liệu, nhà phát triển web hoặc quản lý dự án.

Các kỹ sư máy tính

Mặt khác, các kỹ sư máy tính tập trung vào phát triển, thiết kế và sản xuất bộ vi xử lý, mạch tích hợp và các hệ thống tính toán khác. Sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật máy tính có thể làm việc với các hệ thống. Bên cạnh đó là các thiết bị viễn thông, người máy, công nghệ hàng không vũ trụ và nhiều công nghệ khác. Công việc của một nhà kỹ sư máy tính tập trung vào việc thiết kế các hệ thống vật lý hỗ trợ công nghệ kỹ thuật số. Sinh viên tốt nghiệp các chương trình kỹ thuật máy tính có thể nhận được công việc như kỹ sư phần mềm nhúng, kỹ sư thiết kế điện, kỹ sư phần cứng hoặc kỹ sư mạng.

Điểm giống nhau giữa Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính

Mặc dù khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính là hai lĩnh vực riêng biệt. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng chúng có những đặc điểm giống nhau. Cả hai lĩnh vực đều yêu cầu làm việc với máy tính để giải quyết vấn đề. Họ giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng dữ liệu thông tin và sự tương tác của con người.

Khoa học máy tính và khoa học kỹ thuật không chỉ liên quan mà còn phụ thuộc vào nhau. Sự phụ thuộc này đều nhằm mục đích tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Bất kỳ thiết bị điện tử nào đến tay người sử dụng từ máy tính xách tay, điện thoại cá nhân đến ô tô đều được phát triển và thiết kế bởi sự kết hợp của các nhà khoa học máy tính và kỹ sư máy tính. Để tạo ra những thiết bị tốt nhất có thể, các doanh nghiệp cần những nhân viên có tay nghề cao trong cả hai lĩnh vực này.

Những trường đại học hàng đầu đào tạo Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính tại Mỹ

Quý phụ huynh và các em học viên có thể liên hệ với 4WORDS để nhận thêm nhiều thông tin tư vấn tận tình, chi tiết, chính xác. Từ đó, có thể chuẩn bị sớm kế hoạch học tập/du học nhằm đạt sự chủ động và hiệu quả cao nhất. 4WORDS dẫn đầu về thành tích đạo tạo chứng chỉ chuẩn hoá IELTS/SAT đồng thời cung cấp chương trình tư vấn du học Mỹ chất lượng cao: Cam kết mục tiêu – Tận tâm đồng hành – Tối ưu chi phí.

Nguồn: Computer Science vs. Computer Engineering

Đọc thêm: Chia sẻ về quá trình học và thực tập của một Du học sinh năm 3 tại Mỹ

Theo TS. Nguyễn Thị Minh Huyền, Trưởng Bộ môn Tin học, Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên [ĐH Quốc gia Hà Nội], Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính là hai lĩnh vực có sự tương tác rất lớn.

Đó cũng là lý do khiến nhiều thí sinh lúng túng không biết nên chọn ngành Công nghệ thông tin hay ngành Khoa học máy tính.

TS. Huyền đã đưa ra những thông tin để phân biệt hai ngành này cũng như cơ hội nghề nghiệp của từng lĩnh vực.

TS. Nguyễn Thị Minh Huyền, Trưởng Bộ môn Tin học, Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên [ĐH Quốc gia Hà Nội]

Theo TS Huyền, trên thực tế, các chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính sẽ giúp sinh viên hiểu rõ máy tính hoạt động như thế nào, trên cơ sở đó ứng dụng trong việc phân tích, thiết kế, cài đặt các hệ thống phần mềm. Trong khi đó, hầu hết các chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin sẽ tập trung trang bị cho sinh viên khả năng sử dụng các công cụ phần cứng và phần mềm để xây dựng giải pháp đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý thông tin cho các tổ chức, cá nhân.  

Cụ thể hơn, TS Huyền cho biết, các chương trình đào tạo Khoa học máy tính cung cấp các kiến thức toán học cho khoa học máy tính, kiến trúc máy tính và hệ thống máy tính, thuật toán, tổ chức dữ liệu và lập trình. Bên cạnh đó cũng không thể thiếu các kiến thức công nghệ để triển khai xây dựng phần mềm. Tuy nhiên, ngoài định hướng xây dựng phần mềm, Khoa học máy tính còn có định hướng chuyên sâu về lý thuyết như lý thuyết thuật toán, tối ưu hoá, học máy…

Còn các chương trình đào tạo Công nghệ thông tin có các học phần chuyên sâu về thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu, mạng máy tính và truyền thông, bảo đảm an ninh hệ thống máy tính. Mặc dù công việc chính của chuyên gia công nghệ thông tin không phải là lập trình, nhưng họ cũng không thể thiếu được các kiến thức toán học và lập trình cơ bản.

Tóm lại, theo TS Huyền, các khung chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin thường chung nhau nhiều nội dung cơ bản và cả một số học phần lựa chọn. Nội dung khác nhau chủ yếu tập trung ở mức độ chuyên sâu về thuật toán và lập trình hay các công nghệ lưu trữ, truyền thông và xử lý thông tin.

“Các lĩnh vực chuyên sâu trong các chương trình đào tạo liên quan tới Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin rất đa dạng. Thí sinh có nhiều lựa chọn, từ những ngành truyền thống như Hệ thống thông tin, Truyền thông và mạng máy tính, Toán Tin, tới những ngành mới như An toàn thông tin, Khoa học dữ liệu.   

Việc chọn ngành về Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính nên dựa vào năng lực sở trường của thí sinh. Có những bạn thấy Khoa học máy tính dường như khó hơn vì nhiều vấn đề lý thuyết. Trong khi đó, có những bạn thấy rất khó khăn khi phải thường xuyên thích ứng và làm chủ các công nghệ mới, hay phải giao tiếp với khách hàng để hiểu nhu cầu và cung cấp giải pháp”, TS Huyền cho hay.

Cơ hội việc làm cho sinh viên  

TS. Nguyễn Thị Minh Huyền cũng cho rằng, ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thường không có sự phân biệt sinh viên tốt nghiệp các ngành liên quan đến Khoa học máy tính hay Công nghệ thông tin. 

Từ nhiều năm nay, thị trường công nghệ thông tin có rất nhiều vị trí công việc liên quan tới khoa học máy tính như lập trình web, lập trình trên thiết bị di động, lập trình nhúng, phân tích, thiết kế hệ thống phần mềm, bên cạnh các vị trí chuyên gia công nghệ thông tin như quản trị dự án, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị mạng, phụ trách phân tích an ninh hệ thống, hỗ trợ kỹ thuật, …

Thống kê dự báo năm 2022, thị trường Công nghệ thông tin vẫn thiếu khoảng 150.000 nhân lực trong tổng nhu cầu 530.000 nhân lực. Hơn nữa, theo Dự thảo Chiến lược quốc gia về vấn đề công ty công nghệ số, Việt Nam đề ra mục tiêu tới năm 2030 đạt 1,5 triệu nhân viên trong lĩnh vực kỹ thuật số.

“Những con số này thể hiện cơ hội cực kỳ lớn dành cho sinh viên tốt nghiệp các ngành liên quan tới Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin trong thời kỳ chuyển đổi số của đất nước.

Trong tương lai, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu thị trường sẽ thắt chặt hơn sự phân loại về trình độ cho các ngành này. Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng sẽ chú ý tới các kỹ năng mềm cũng như khả năng thích ứng nhanh với sự đổi mới liên tục của công nghệ. Đặc biệt, một số lĩnh vực chuyên sâu như Trí tuệ nhân tạo và Học máy, Khoa học dữ liệu, An ninh mạng hay Điện toán đám mây được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao”, TS Huyền thông tin.

 >>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021

Thúy Nga

Trong những năm qua, ngành Công nghệ thông tin luôn dẫn đầu về điểm chuẩn ở hầu hết các trường đào tạo. Mức học phí tối thiểu của ngành học này là 12 triệu đồng/năm.

Công nghệ thông tin luôn là nhóm ngành có mức điểm chuẩn cao nhất tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Thậm chí, PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng nhà trường từng cho rằng, "đạt 30 điểm mới nên đăng ký ngành Khoa học máy tính của Bách khoa".

Các ngành Công nghệ thông tin, An toàn thông tin luôn là những ngành có mức điểm chuẩn cao nhất tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông ở cả cơ sở đào tạo phía Bắc và phía Nam qua các năm.

Các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên [ĐH Quốc gia Hà Nội] luôn có mức điểm chuẩn cao nhất tại trường hàng năm.

Video liên quan

Chủ Đề