Khô môi và nứt nẻ quá lâu là bệnh gì năm 2024

Cảm giác khô da đã đủ khiến bạn thấy bực bội, nhưng đôi môi nẻ toác, thậm chí chảy cả máu còn tồi tệ hơn. Thời tiết, gió và tiếp xúc không khí hanh khô làm cho đôi môi của bạn dễ khô và nứt nẻ.

Sau đây là 10 nguyên nhân phổ biến làm nứt nẻ đôi môi mà bạn nên biết để có thể phòng tránh:

1. Liếm môi

Khi cảm thấy đôi môi khô và nứt nẻ, phản xạ là bạn muốn liếm môi. Nhưng ngay sau khi liếm môi, lại cảm thấy khô môi hơn, vì vậy bạn lại liếm môi và cứ thế. Chu trình này khiến môi bị mất nước, vì nước bọt bay hơi, làm giảm độ ẩm của môi, gây khô môi.

Chẳng bao lâu sau, có một lớp thượng bì thô ráp và teo tách ra khỏi lớp ẩm phía dưới môi. Cắn và nhai đôi môi của bạn có thể tạo ra hiệu ứng tương tự. Vì vậy nếu bạn thấy mình thường xuyên làm điều này, hãy cố gắng từ bỏ thói quen xấu này.

2. Mất nước

Môi không chứa các tuyến tạo dầu như da của bạn, vì vậy môi có thể bị khô và trở nên nứt nẻ rất dễ dàng. Trên thực tế, khô môi cũng là một trong những dấu hiệu cơ thể bị mất nước. Nếu bạn không uống đủ nước trong ngày, đôi môi của bạn sẽ trở nên khô và bong tróc. Hơn nữa, hoạt động liên tục ngoài trời, kết hợp với gió và tiếp xúc với tia cực tím, có thể dẫn đến mất nước và khiến đôi môi nứt nẻ nhanh chóng hơn. Nên uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày.

3. Không dưỡng môi

Đừng quên bảo vệ đôi môi của bạn bằng cách dưỡng môi và chống nắng cho làn môi. Hãy tìm một son dưỡng môi có kem chống nắng để bảo vệ làn môi, hoặc chỉ cần thoa nhẹ một chút kem chống nắng trên môi của bạn trước khi bạn ra khỏi nhà.

Giữ ẩm cho đôi môi của bạn suốt cả ngày với vaseline hoặc sáp ong để có làn môi căng mọng, nhất là trong những ngày thời tiết mùa đông và khô lạnh.

Dưỡng ẩm môi để có làn môi đẹp

4. Do thở miệng

Do thói quen ngủ thở miệng hoặc do bệnh lý làm nghẹt mũi buộc phải thở bằng miệng, thở miệng làm cho không khí liên tục đi qua đôi môi của bạn và làm môi khô nhanh chóng. Những người ngáy hoặc mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường thở miệng và thường xuyên thức dậy với đôi môi khô và nứt nẻ. Trong những tình huống này, tốt nhất là để giữ cho đôi môi của bạn ẩm suốt cả ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ và trao đổi với bác sĩ để chữa trị các vấn đề rắc rối tiềm ẩn này.

5. Kem đánh răng

Nhiều loại kem đánh răng có chứa thành phần sodium lauryl sulfate, và nhiều nghiên cứu cho thấy thành phần này có thể kích ứng khiến đôi môi khô và nứt nẻ. Nếu bạn đang khó chịu với đôi môi nứt nẻ do kem đánh răng, hãy thử chuyển đổi kem đánh răng khác.

6. Các axit trong trái cây họ cam quýt

Các axit trong trái cây họ cam quýt có thể gây kích ứng môi. Nước sốt cà chua cũng có thể gây khó chịu và đau đớn khi bạn đang bị nẻ môi. Cinnamates, một chất được sử dụng trong bánh kẹo, kẹo cao su và kem đánh răng cũng có thể có tác dụng tương tự như axit trong trái cây họ cam quýt.

7. Tiêu thụ quá nhiều vitamin A

Nếu bạn đang tiêu thụ quá nhiều vitamin A, hoặc đang dùng quá nhiều chất bổ sung vitamin A, có thể gây ra tình trạng khô môi. Nếu bạn dùng hơn 25.000 IU vitamin A mỗi ngày, nghĩa là bạn đang tiêu thụ quá nhiều vitamin A.

8. Dị ứng

Có nhiều loại dị ứng có thể gây ra khô môi, trong đó có dị ứng với coban và niken. Nếu bạn dùng quá nhiều chất bổ sung vitamin B12, nó có thể gây ra dị ứng với coban, dẫn tới khô môi và bong tróc môi.

9. Do thuốc

Một số loại thuốc kê theo toa, như Accutane để trị mụn trứng cá hay giảm nếp nhăn, thuốc huyết áp propranolol, hoặc thuốc điều trị chóng mặt prochlorperazine cũng có thể gây khô môi.

10. Do một số bệnh lý

Bệnh tự miễn dịch có thể khiến đôi môi của bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và trở nên nứt nẻ. Bệnh tuyến giáp và vẩy nến cũng có thể gây khô môi. Bệnh Perleche, hoặc viêm môi góc cạnh, hay bệnh đái tháo đường có thể dẫn tới làn da xung quanh miệng bị khô.

Khô môi là tình trạng thường gặp, nhất là vào thời tiết hanh khô và se lạnh khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Thực tế, môi khô ráp, nứt nẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả chủ quan và khách quan.

Và cũng ít ai biết được rằng, khô nứt môi hoàn toàn có thể nhanh chóng khắc phục ngay tại nhà. Cùng Dr. Baumann tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả qua bài viết bên dưới ngay!

Bị khô môi là bệnh gì?

Bị khô môi là bệnh gì?

Trên cơ thể người, da môi không chứa bất kỳ tuyến dầu nào, vì vậy sẽ mỏng và nhạy cảm hơn so với những phần da còn lại. Không những thế, môi còn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, môi trường cũng như thời tiết hanh khô, nắng, lạnh thất thường nên dẫn tới nguy cơ bị khô và nứt nẻ cao hơn.

Khô môi nứt nẻ, gây khó chịu

Hiểu đơn giản, khô môi là tình trạng môi trở nên thô ráp, dễ bong tróc và nứt nẻ. Hiện tượng nào có xu hướng xảy ra nhiều hơn khi vào mùa lạnh, hanh khô, khi cơ thể không kịp bù đắp lượng nước, độ ẩm bị thiếu hụt. Vậy môi khô là dấu hiệu của bệnh gì?

Thực tế, hiện tượng bệnh lý này không phải là dấu hiệu của bệnh và cũng không gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp khắc phục sớm sẽ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sự tự tin.

Dấu hiệu và triệu chứng của khô môi

Trên môi sẽ xuất hiện những lớp da bong tróc

Khô môi là một trong những hiện tượng dễ nhận thấy nhất của cơ thể, có thể quan sát bằng mắt thường thông qua các dấu hiệu như:

  • Môi bị khô, nứt nẻ và rất dễ tróc vảy.
  • Môi dễ bị sưng, loét.
  • Chàm môi.
  • Nứt môi, nếu tình trạng này nặng hơn có thể sẽ dẫn tới chảy máu.

Khô môi, nứt nẻ sẽ gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn, nhất là khi ăn các loại thực phẩm vị chua, cay hay mặn. Khô, nứt môi còn gây ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin mỗi khi giao tiếp với người đối diện.

Nguyên nhân khô môi, nứt nẻ là do đâu?

Khô môi là tình trạng xảy ra khá phổ biến và dễ xuất hiện khi bạn không cung cấp độ ẩm cho môi. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng khô và nứt nẻ môi thường thấy:

  • Do thời tiết: Thời tiết nắng nhiều, hanh khô hoặc quá lạnh có thể khiến môi của chúng ta dễ bị khô, bong tróc và nứt nẻ ở phần lớp da ngoài cùng.
  • Môi trường: Thường xuyên làm việc và tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, chứa nhiều khói bụi hoặc ô nhiễm là ngân hàng hàng đầu khiến môi bị thâm hay xuất hiện tình trạng khô môi.

Khô môi xuất hiện đến từ nhiều nguyên nhân

  • Do son môi: Son là một trong những món đồ trang điểm giúp chị em trở nên tươi tắn, rạng rỡ và xinh đẹp hơn. Thế nhưng ít ai biết rằng, một số thành phần trong son có thể khiến môi ngày càng khô và dễ bong tróc.
  • Phun môi không đúng cách: Việc phun môi, xăm môi sử dụng các loại mực kém chất lượng sẽ dễ khiến môi ngày càng mất đi độ ẩm tự nhiên, từ đó đã tới tình trạng khô môi, nứt nẻ.
  • Do thiếu nước: Phần da của môi không có bất kỳ một tuyến nhờ nào nên sẽ dễ bị khô hơn so với các vùng da khác. Nếu không cung cấp đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, tình trạng khô môi chắc chắn sẽ xảy ra.
  • Thiếu vitamin: Thiếu vitamin và khoáng chất, điển hình như vitamin B, sắt hay kẽm sẽ khiến cho da môi trở nên khô ráp hơn. Ngoài ra, tình trạng dư thừa vitamin A trong cơ thể lâu ngày cũng có thể dẫn tới các triệu chứng điển hình như nứt nẻ, khô và bong tróc môi.
  • Thói quen liếm môi: Rất nhiều quan điểm cho rằng liếm môi là cách giúp cấp ẩm cho môi. Thế nhưng thực tế, bạn càng liếm thì môi của bạn sẽ càng khô hơn. Bởi trong nước bọt có chứa một số enzyme có tính hút ẩm, dễ gây kích ứng cho da môi.

Liếm môi thường xuyên cũng có thể khiến môi bị khô ráp

  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng có thể dẫn tới tác dụng phụ là khô môi, điển hình như: Thuốc chứa retinoids [Retin-A, Differin], viên uống bổ sung vitamin A, thuốc hóa trị, thuốc kháng histamin, thuốc lợi tiểu hay các loại kem mụn chứa thành phần salicylic acid và benzoyl peroxide,…
  • Bệnh lý: Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng khô môi, nứt nẻ còn xuất phát từ bệnh lý bên trong cơ thể như: Bệnh tuyến giáp, Crohn, viêm môi hay nấm môi,… Đặc biệt, người có làn da khô sẽ dễ gặp phải tình trạng môi khô hơn.

Bật mí cách trị khô môi đơn giản với son siêu dưỡng SkinIdent Lip Balm Vitamin Dr. Baumann

Một trong những giải pháp trị khô môi không thể bỏ qua chính là sử dụng các loại son dưỡng ẩm. Chúng có tác dụng làm mềm môi, cấp ẩm hiệu quả, từ đó giữ cho đôi môi luôn căng mọng và mịn màng.

SkinIdent Lip Balm Vitamin là sản phẩm dưỡng môi được yêu thích nhất hiện nay

Giữa rất nhiều sản phẩm dưỡng môi trên thị trường hiện nay, bạn có thể tham khảo dòng son siêu dưỡng môi không nhờn SkinIdent Lip Balm Vitamin của Dr Baumann. Đây là sản phẩm có chứa lượng vitamin E, A, provitamin B5, vitamin B3, B12 cùng proline và axit hyaluronic cao, đảm bảo chăm sóc và bảo vệ tối ưu cho đôi môi của bạn. Trong đó có thể kể tới các thành phần điển hình như:

  • Niacinamide [Vitamin B3]: Giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng thâm môi, tăng sắc tố cho môi hồng hào tự nhiên, căng mọng.
  • Vitamin B12 [Cyanocobalamin]: Giúp tăng độ hồng hào cho môi đồng thời cải thiện tình trạng thâm và dưỡng cho đôi môi luôn mềm mịn.
  • Provitamin B5: Tăng độ ẩm, đảm bảo da môi không bị khô hay bong tróc, nứt nẻ.

Dòng son dưỡng này có màu đỏ, tuy nhiên khi thoa lên môi lại giữ ẩm cực tốt và không làm lem màu. Kiên trì sử dụng son Skinident Lip Balm Vitamin đều đặn mỗi ngày sẽ mang tới những hiệu quả như:

  • Giúp môi mềm mại và căng tràn sức sống.
  • Mang tới một đôi môi ửng sắc tự nhiên, lâu phai nhờ khả năng lưu giữ lớp tint trên môi vô cùng hiệu quả.
  • Dưỡng ẩm tốt trong nhiều điều kiện thời tiết, giúp môi luôn tươi trẻ và căng mịn.

Đặc biệt, đây là dòng son thuần chay tới từ thương hiệu dược mỹ phẩm hàng đầu châu Âu Dr Baumann, tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn Bionome, đảm bảo 100% không dẫn xuất từ động vật, không chứa chất bảo quản hóa học, chất tạo màu, chất chống nắng hóa học, dầu khoáng, hương liệu hay oxygen. Dr. Baumann tập trung tối đa vào sức khỏe làn da và cơ thể con người.

Vì vậy, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể sử dụng, kể cả phụ nữ mang thai, cho con bú, người có đôi môi nhạy cảm, dễ bị kích ứng với các thành phần hóa học,…

[spbv]//drbaumann.vn/products/lip-balm-vitamin[/spbv]

Một vài lưu ý khi chăm sóc môi khô tại nhà

Môi khô phải làm sao? Dưới đây là một số thói quen có thể giúp bạn điều trị cũng như chăm sóc môi tại nhà cực kỳ hiệu quả mà không hề tốn chi phí:

  • Uống thật nhiều nước: Tình trạng khô môi, nứt nẻ môi là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị thiếu nước nghiêm trọng. Vì vậy, uống nhiều nước chính là giải pháp đơn giản nhất để khắc phục tình trạng này. Đừng quên bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để duy trì sự căng mịn của làn da cũng như đôi môi.
  • Chăm sóc và dưỡng môi cẩn thận: Tương tự như làn da, môi cùng cần được chăm sóc đặc biệt, kết hợp nhiều bước với nhau, bao gồm: Tẩy trang, tẩy tế bào chết, sử dụng tinh chất/son dưỡng hằng ngày cho môi.

Chăm sóc môi mỗi ngày để môi luôn căng mịn, hồng hào

  • Ngừng liếm, cắn hay sờ vào môi: Tuyệt đối không được liếm, cắn hay sờ vào môi vì đây là nguyên nhân chính khiến cho đôi môi ngày càng khô ráp, nứt nẻ, bong tróc và dễ chảy máu.
  • Bảo vệ môi: Tuyệt đối không ngậm những loại vật liệu làm từ kim loại như trang sức, bút hay kẹp giấy,… Khi trời lạnh, hanh khô hay nhiều gió, hãy chú ý che chắn môi bằng khẩu trang hoặc khăn choàng cẩn thận.
  • Chế độ dinh dưỡng: Để đảm bảo có một đôi môi căng mọng, mềm mịn, bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin, dưỡng chất từ khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt là từ trái cây, rau củ quả. Nếu tình trạng khô môi kéo dài gây bong tróc, chảy máu, tốt nhất là nên hạn chế ăn các món cay nóng, nhiều gia vị.

Nên thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho môi

Nội dung bài viết trên đây của Dr. Baumann là những lý giải về tình trạng khô môi, nguyên nhân cũng như giải pháp để giúp môi mềm mại, căng mọng trở lại. Đừng quên chăm sóc cũng như bảo vệ môi mỗi ngày để tránh gặp phải tình trạng khó chịu này. Theo dõi Dr Baumann để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích về chăm sóc da và sức khỏe bạn nhé!

DR BAUMANN VIETNAM - 20 tháng 10, 2023

Bài viết kế tiếp:

Có nên sử dụng son dưỡng môi thường xuyên hay không?

Kem dưỡng môi giúp làm mềm, dịu da, tạo cảm giác dễ chịu và cấp ẩm khá nhanh chóng. Nếu bạn gặp phải tình trạng da môi khô ráp, nứt nẻ, bong tróc thì son dưỡng là lựa chọn có hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng này.

Mặc dù son dưỡng đem lại nhiều hiệu quả vô cùng tối ưu nhưng chúng ta cũng cần chú ý tới tần suất sử dụng để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy có nên sử dụng son dưỡng môi thường xuyên hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây, mời bạn đón đọc nhé!

Có nên sử dụng son dưỡng môi thường xuyên hay không?

Son dưỡng môi có tác dụng gì?

Dưỡng ẩm và phục hồi môi nứt nẻ

Vì một số nguyên nhân mà môi bắt đầu xuất hiện tình trạng mất nước, gây bong tróc và nứt nẻ khá nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân khiến đa số các chị em phụ nữ khó chịu và vô cùng tự ti. Lúc này son dưỡng môi sẽ giúp dưỡng ẩm, cấp nước và hạn chế tình trạng thiếu ẩm để phục hồi đôi môi nứt nẻ một cách nhanh chóng.

Dưỡng ẩm và phục hồi môi nứt nẻ với son dưỡng

Duy trì đôi môi căng mọng

Bảng thành phần của các dòng son dưỡng môi trên thị trường ngày nay đa số đều chứa vitamin E, đây là thành phần giúp môi hồng hào tự nhiên. Khi sử dụng một khoảng thời gian vitamin E còn có thể giúp môi mềm mịn, căng bóng.

Chống lão hóa môi

Trong son dưỡng có chứa các chất chống oxy hóa và các dưỡng chất vô cùng có lợi cho đôi môi. Nếu bạn kiên trì sử dụng sẽ giúp môi căng mịn, đầy đặn, mờ nếp nhăn và đẩy lùi nguy cơ lão hóa một cách tối ưu.

Son dưỡng giúp hạn chế xuất hiện nếp nhăn và đẩy lùi nguy cơ lão hóa

Ngăn chặn tác hại của tia UV

Có thể bạn không biết rằng son dưỡng còn có thể giúp chống lại các tia UV độc hại. Thông thường đôi môi chúng ta trở nên thâm sạm, khô hay bong tróc một phần là do tia cực tím gây nên, bởi vậy khi sử dụng son dưỡng có chỉ số SPF sẽ giúp hạn chế tác hại của ánh nắng mặt trời.

Có nên sử dụng son dưỡng môi thường xuyên?

Son dưỡng đem lại nhiều hiệu quả vô cùng tích cực như làm mềm da, giúp da căng mọng, hạn chế tình trạng mất nước, chống lại tác hại của tia UV,… Mặc dù hiệu quả cao nhưng chúng ta không nên quá lạm dụng nó vì có thể sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Tần suất sử dụng hợp lý nhất là 2 lần/ ngày vào buổi sáng khi khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, điều này sẽ giúp môi hấp thụ đủ dưỡng chất và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Dùng son dưỡng môi quá liều, liên tục sẽ xảy ra tình trạng gì?

Môi có thể trở nên khô hơn

Theo Tiến sĩ kiêm trợ lý Giáo sư da liễu Leah Jacob tại Đại học Tulane [Hoa Kỳ] đã khẳng định rằng khi sử dụng son dưỡng sẽ đem lại cảm giác thoải mái cho đôi môi. Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng quá mức thường xuyên và quá liều lượng cho phép sẽ khiến môi bị bong tróc, thậm chí còn khô hơn.

Môi có thể trở nên khô hơn khi lạm dụng son dưỡng

Đó là vì sau khi thoa son dưỡng, các lớp màng mỏng của son sẽ bay hơi và làm mất nước nhiều hơn. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến môi bạn rơi vào tình trạng khô rát, nứt nẻ.

Có thể gây kích ứng quanh môi

Cũng theo Tiến sĩ Leah Jacob, trong bảng thành phần của nhiều loại son dưỡng môi hiện nay có chứa thành phần tẩy tế bào chết quá mạnh và gây kích ứng cho da như menthol, nước hoa, hương liệu, axit salicylic.

Son dưỡng có thể gây kích ứng quanh môi

Nhiều nhà nghiên cứu khác trên thế giới cũng đưa ra khuyến cáo rằng không nên lạm dụng son dưỡng môi vì có nhiều loại son dưỡng hiện nay có khả năng tạo nên lớp hàng rào chắn nhân tạo điều này khiến da không tự duy trì độ ẩm vốn có và hoàn toàn bị phụ thuộc vào son dưỡng.

Bạn có thể bị “nghiện” son dưỡng

Theo các bác sĩ da liễu đã được chứng nhận ở New York, chúng ta hoàn toàn có thể bị nghiện cơ chế làm dịu của son môi, đây là phạm trù thuộc về cảm giác. Một khi bạn đã quen với cảm giác khoan khoái do tinh dầu bạc hà, quế,... trong son dưỡng đem lại, từ đó bạn sẽ có xu hướng mong muốn sử dụng mọi lúc, mọi nơi.

Chọn loại son dưỡng môi nào cho an toàn?

Để có thể đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng son dưỡng cho môi đòi hỏi bạn phải đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên đây là điều khá khó khăn khi trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm son dưỡng khác nhau.

Đừng quá lo lắng, các chuyên gia rất khuyến khích người tiêu dùng nên sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên để dưỡng ẩm và phục hồi môi. Điều này là do những sản phẩm đó ít có khả năng gây kích ứng.

Vượt trội nhất là dòng dược mỹ phẩm thuần chay Bionome với sản phẩm SkinIdent Lip Balm Vitamin, đây là sản phẩm hoàn toàn không chiết xuất từ động vật và đảm bảo an toàn với môi trường, thiên nhiên và cơ thể. SkinIdent Lip Balm Vitamin là son siêu dưỡng môi vì nó sở hữu các thành phần dưỡng chất vô cùng có lợi cho đôi môi như:

  • Niacinamide [Vitamin B3]: Làm giảm thâm môi, tăng sắc tố cho môi hồng hào.
  • Vitamin B12 [Cyanocobalamin]: Tăng độ hồng hào cho môi, cải thiện tình trạng thâm và dưỡng cho đôi môi tươi hồng tự nhiên.
  • Provitamin B5: Tăng ẩm cho môi, đảm bảo da không bị khô hay bong tróc.

SkinIdent Lip Balm Vitamin có màu hồng tự nhiên và không dễ trôi khi sử dụng, chỉ sau một khoảng thời gian ngắn bạn sẽ thấy môi trở nên mềm mại, khỏe mạnh, căng bóng và ửng sắc hồng tự nhiên. SkinIdent Lip Balm Vitamin được đánh giá cao hơn các thương hiệu khác trên thị trường bởi độ an toàn và quá trình sản xuất, kiểm định vô cùng khắt khe.

Hệ thống thuần chay Bionome cam kết không sử dụng bất cứ chất nào có nguồn gốc từ động vật có hại cho sức khỏe như parabens, hương liệu, dầu khoáng, chất tạo màu,... Bên cạnh đó hãng cũng không sử dụng bao bì và vỏ hộp khó phân hủy để có thể bảo vệ môi trường khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của rác thải.

[spbv]//drbaumann.vn/products/lip-balm-vitamin[/spbv]

Những lưu ý khi sử dụng son dưỡng môi hằng ngày

Để có thể sử dụng son dưỡng một cách hiệu quả và thu về tác dụng tối ưu thì chúng ta cần phải biết cách sử dụng nó hợp lý. Sau đây Dr.Baumann sẽ thông tin tới bạn những lưu ý cần biết khi sử dụng son dưỡng nha.

Nên chọn loại son dưỡng môi phù hợp

  • Tránh xa các loại son dưỡng môi có chứa mùi hương hoặc hương liệu. Bởi vì những thành phần này có thể gây kích ứng hoặc làm khô và nứt nẻ da.
  • Sử dụng son dưỡng môi từ 25 SPF trở nên để có thể đem lại hiệu quả chống nắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Bạn nên chọn những dòng son dưỡng môi được điều chế từ các thành phần tự nhiên, an toàn và lành tính như lô hội, sáp ong, dầu hạnh nhân, tinh dầu oliu.... để môi được dưỡng hiệu quả và an toàn hơn.
  • Bạn nên mua son dưỡng môi tại các cửa hàng chính hãng để hạn chế mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng và để đảm bảo quyền lợi cho mình.
  • Không liếm son dưỡng môi: Nhiều chị em có thói quen liếm môi cả trước và sau khi thoa son dưỡng. Nếu bạn vẫn giữ thói quen này bạn sẽ có thể bị đau bụng và gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Kể cả đó là son dưỡng được chiết xuất hoàn toàn thì bạn cũng không “ăn” nó nhé!
  • Không quá lạm dụng son dưỡng môi: Tất cả mọi thứ chúng ta sử dụng nếu lạm dụng quá đều không tốt, nếu lạm dụng son dưỡng sẽ làm xuất hiện tình trạng “nghiện” son, da ngày càng khô và bong tróc.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Có nên sử dụng son dưỡng môi thường xuyên hay không?”. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết này bạn đã có cho mình quy trình sử dụng son hợp lý để có thể khắc phục tình trạng da khô ráp, nứt nẻ một cách hiệu quả nhất.

Tại sao môi bị khô nứt nẻ?

Môi nứt nẻ là hậu quả của tình trạng da môi bị khô nứt do thời tiết lạnh hay việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên, liếm môi hoặc mất nước. Các vết nứt có thể xuất hiện trên bề mặt của môi trên lẫn môi dưới và môi có thể bị đau cũng như chảy máu.

Tại sao môi khô nứt nẻ quanh năm?

Môi khô nứt nẻ quanh năm là do thiếu nhiều chất dinh dưỡng và hậu quả của thói quen liếm môi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khô môi nứt nẻ. Nhưng nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là những thay đổi về độ ẩm và thời tiết.

Môi khô nứt nẻ thiếu vitamin gì?

Thiếu vitamin B2 dẫn đến tình trạng ngứa, khô môi và có thể làm nứt nẻ môi. Trung bình mỗi ngày, người trưởng thành cần khoảng 1,7 mg vitamin B2 cho cơ thể.

Môi bị khô và bong tróc phải làm sao?

3.1. Tẩy tế bào chết cho môi..

3.2. Dùng son dưỡng môi..

3.3. Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên..

3.4. Bổ sung nước cho cơ thể.

3.5. Sử dụng máy tạo độ ẩm..

3.6. Tránh hút thuốc..

3.7. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B2..

3.8. Tránh dùng thực phẩm có tính axit hoặc chứa lượng gia vị cao..

Chủ Đề