Kháng thể covid bao nhiêu là đủ năm 2024

Basel, ngày 17 tháng 4 năm 2020 - Roche (SIX: RO, ROG; OTCQX: RHHBY) đã có thông báo về việc phát triển và kế hoạch đưa ra thị trường trong thời gian tới xét nghiệm huyết thanh học Elecsys® Anti-SARS-CoV-2, giúp phát hiện kháng thể ở những người đã phơi nhiễm với vi-rút corona 2 gây Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV-2) – nguyên nhân gây ra COVID-19.

Xét nghiệm kháng thể là trọng tâm để giúp xác định những bệnh nhân đã bị nhiễm vi-rút, đặc biệt là những bệnh nhân có thể đã bị nhiễm nhưng không có triệu chứng³. Ngoài ra, xét nghiệm có thể hỗ trợ việc sàng lọc ưu tiên cho các nhóm có nguy cơ cao, như nhân viên y tế, nhân viên cung cấp thực phẩm, những người có thể đã phát triển đến một mức độ miễn dịch nhất định và có khả năng tiếp tục phục vụ và/ hoặc trở lại làm việc. Một khi chúng ta hiểu thêm về cơ chế miễn dịch của COVID-19, điều này sẽ giúp cộng đồng trở về bình thường nhanh hơn.

Ông Severin Schwan, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Roche cho biết: “Tiếp theo việc đưa ra thị trường xét nghiệm công suất lớn PCR vào giữa tháng 3 nhằm phát hiện bệnh đang hoạt động (người đang bị bệnh), chúng tôi đang tiếp tục tiếp tục đưa ra thị trường một xét nghiệm kháng thể mới vào đầu tháng 5. Mỗi xét nghiệm đáng tin cậy trên thị thường đều phục vụ mục đích cụ thể cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe, nhằm giúp chúng ta vượt qua cơn đại dịch này. Roche đang hợp tác chặt chẽ với các cơ quan y tế và tăng cường sản xuất để đảm bảo xét nghiệm có mặt nhanh chóng trên toàn cầu.”

“Roche cam kết hỗ trợ việc ứng phó toàn cầu với đại dịch COVID-19”, Ông Thomas Schinecker, Giám đốc điều hành, Roche Diagnostics cho biết: "Khả năng sẵn sàng đúng thời điểm, tiếp cận nhanh chóng với các xét nghiệm chất lượng cao, đáng tin cậy là cần thiết cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe. Xét nghiệm kháng thể là bước quan trọng tiếp theo trong cuộc chiến chống lại COVID-19. Xét nghiệm kháng thể của Roche có thể nhanh chóng được mở rộng và phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới vì cơ sở hạ tầng hệ thống máy xét nghiệm của chúng tôi đã có mặt sẵn sàng.”

Xét nghiệm miễn dịch Elecsys Anti-SARS-CoV-2 là xét nghiệm in vitro, sử dụng huyết thanh và huyết tương lấy từ mẫu máu người, để phát hiện kháng thể và xác định phản ứng miễn dịch của cơ thể với SARS-CoV-2. Xét nghiệm này có thể được sử dụng trong nghiên cứu dịch tễ học nhằm giúp hiểu rõ hơn về sự lây lan của bệnh và cũng có thể được sử dụng cùng với các xét nghiệm sinh học phân tử trong hỗ trợ chẩn đoán bệnh nhân nghi ngờ mắc COVID-19. Các bệnh viện và phòng xét nghiệm tham chiếu có thể tiến hành xét nghiệm trên máy phân tích cobas e của Roche – hệ thống máy phổ biến rộng rãi trong các phòng xét nghiệm khắp nơi trên thế giới.

Roche đặt mục tiêu các xét nghiệm kháng thể sẽ có mặt trên thị trường vào đầu tháng 5 tại các quốc gia chấp nhận CE mark và đang tích cực làm việc với FDA về việc Cấp phép Sử dụng Khẩn cấp. Roche đang lên kế hoạch nâng cao công suất sản xuất các xét nghiệm hàng tháng lên mức hàng chục triệu xét nghiệm vào tháng 6 và sẽ tiếp tục gia tăng quy mô sản xuất nhanh nhất có thể.

Dấu hiệu lây nhiễm bao gồm các triệu chứng hô hấp như ho, thở nông, khó thở, và sốt. Trường hợp nặng hơn, các triệu chứng viêm phổi, hội chứng hô hấp cấp tính nặng, suy thận và tử vong có thể xảy ra.

Để kiểm soát sự lây nhiễm của bệnh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo thường xuyên rửa tay, che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, nấu chín kỹ thịt và trứng và tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai có triệu chứng bệnh hô hấp.

Elecsys® Anti-SARS-CoV-2 là một xét nghiệm miễn dịch nhằm phát hiện kháng thể in vitro (bao gồm IgG) với Vi-rút corona 2 gây Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng 2 (SARS-CoV-2) trong huyết thanh và huyết tương người. Thông qua một mẫu máu, xét nghiệm có thể phát hiện các kháng thể với vi-rútcorona, báo hiệu liệu một người đã bị nhiễm bệnh và có khả năng miễn dịch đối với vi-rút này. Các bệnh viện và phòng xét nghiệm tham chiếu có thể tiến hành xét nghiệm này trên dòng máy phân tích cobas e của Roche phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Các hệ thống hoàn toàn tự động này có thể cung cấp kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 trong khoảng 18 phút, với số lượng trả kết quả lên tới 300 xét nghiệm/giờ, tùy thuộc vào loại máy phân tích4.

Xuất hiện từ năm 2019, đến nay Covid 19 trở thành đại dịch toàn cầu với rất nhiều biến thể. Trong đó, Omicron đang là một trong những biến thể Covid 19 mới nhất hiện nay.

Tư vấn chuyên môn bài viết: BS Phạm Mạnh Hoàn – Cố vấn chuyên môn BVĐK Tâm Anh.

Tổng quan về Covid-19

Covid 19 là bệnh gây ra do virus có tên Sars-CoV-2, được phát hiện vào tháng 12/2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc. Covid -19 gây ra các triệu chứng hô hấp với các biểu hiện giống như bệnh cảm lạnh, cúm hay viêm phổi. Những người cao tuổi và người có bệnh mãn tính có nguy cơ cao tử vong khi mắc Covid-19. Di chứng hậu Covid-19 có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh có triệu chứng nhẹ hay thậm chí không có triệu chứng.

Kháng thể covid bao nhiêu là đủ năm 2024

Covid-19 biến đổi theo thời gian và liên tục thể hiện mức độ nguy hiểm, các chuyên gia đang liên tục theo dõi các biến thể mới của Covid-19, bao gồm cả biến thể Omicron, để xem liệu chúng có lây lan dễ dàng hơn, gây ra bệnh nặng hơn hay có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin hay không.

Các biến thể mới như Omicron là một lời nhắc nhở rằng đại dịch Covid-19 vẫn còn vô cùng phức tạp và khó lường. Hiện nay nhiều người đã tiêm đủ số mũi vắc xin khuyến cáo vẫn bị nhiễm Covid-19, điều này cho thấy kháng thể sinh ra chưa đủ để bảo vệ cơ thể. Do đó, ngoài vắc xin Covid-19, tất cả mọi người nên bổ sung thêm các loại vắc xin tăng cường khác và tiếp tục tuân thủ nguyên tắc phòng dịch 5K an toàn.

Biến thể Covid 19 là gì?

Biến thể Covid 19 là những đột biến của Sars-CoV-2. Các virus có cấu trúc rất đơn giản, bao gồm một vỏ protein bao bọc vật liệu di truyền trong nó. Trong quá trình nhân lên sau khi xâm nhập tế bào vật chủ, xuất hiện những sao chép bị lỗi, gọi là đột biến. Một số ít trong những đột biến này mang lại lợi thế sinh tồn cho virus như làm tăng khả năng lây lan, gọi là biến thể virus. Những biến thể này vẫn là Sars-CoV-2 nhưng hoạt động có phần khác nhau.

Việc Sars-CoV-2 xuất hiện các biến thể là điều đã được dự đoán trước. Một số biến thể xuất hiện và biến mất trong khi một số tiếp tục tồn tại và lan rộng. Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang tích cực nghiên cứu các loại vắc xin Covid-19 thế hệ mới, đặc biệt là các liệu pháp kháng thể đơn dòng nhằm tăng khả năng kích thích cơ thể sinh kháng thể hoặc có thể đưa lượng kháng thể có sẵn từ bên ngoài vào cơ thể chủ động phòng bệnh chỉ trong vài giờ.

Xem thêm: Biến thể, biến chủng của virus là gì?

Kháng thể covid bao nhiêu là đủ năm 2024
Biến thể Omicron khiến Covid-19 lây lan nhanh hơn trên toàn cầu.

Sars-CoV-2 xuất hiện biến thể mới

Từ tháng 10/2020, các biến thể của virus corona bắt đầu xuất hiện, làm tăng tốc độ lây nhiễm của virus, tăng nguy cơ tái nhiễm bệnh, tăng khả năng vô hiệu hóa các kháng thể đơn dòng cũng như vắc xin, tăng nguy cơ bệnh nặng phải nhập viện và tử vong.

Tại sao các biến thể của Covid-19 liên tục xuất hiện?

Tất cả virus đều thay đổi dần theo thời gian và đều có thể dẫn đến các biến thể. Sars-CoV-2 là một loại virus ARN, dễ bị đột biến vì cấu trúc mạch đơn, kém bền vững. Các nhà khoa học đã phát hiện Sars-CoV-2 có đặc điểm ARN sợi đơn-dương dài nhất trong các loại virus, khiến các đột biến dễ xảy ra hơn, sinh ra các biến thể Covid-19 mới. (1)

Nhờ vào các protein gai (spike protein), Sars-CoV-2 bám vào đường hô hấp, sau đó sẽ xâm nhập vào tế bào biểu mô của vật chủ và nhân lên. Khi sự biến đổi gen làm cho các protein gai này dễ hòa màng với màng tế bào vật chủ hơn thì sẽ khiến cho sự lây nhiễm xảy ra nhanh hơn.

Các biến thể của Sars-Cov-2 được phân loại như thế nào?

Bộ Y tế và dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) thành lập một cơ quan liên ngành về Sars-CoV-2 tên gọi là SIG, nhằm xác định nhanh chóng các đặc điểm của các biến thể Covid 19 mới phát sinh cũng như hiệu quả của vắc xin, điều trị, chẩn đoán với các biến thể mới này. SIG phân loại các biến thể Covid 19 dựa trên đặc điểm và sự phổ biến tại Hoa Kỳ. Hiện có 4 nhóm biến thể Covid 19 là biến thể đang được theo dõi, biến thể đáng quan tâm, biến thể đáng lo ngại, biến thể có hậu quả nghiêm trọng. (2)

Biến thể đang được theo dõi (VBM)

Biến thể đang được theo dõi (variants being monitored) VBM là các biến thể Covid 19 có khả năng tác động rõ ràng với các biện pháp phòng dịch được khuyến cáo hoặc có thể làm cho bệnh nặng hơn, lây nhiễm cao hơn, tuy nhiên cho đến nay, biến thể này không còn được phát hiện hoặc lưu hành ở mức thấp. Những biến thể VBM không gây ra rủi ro đáng kể cho cộng đồng. Một số biến thể được xếp trong nhóm này là Alpha, Beta, Gamma, Epsilon, Eta, Iota, Kappa…

Biến thể đáng quan tâm (VOI)

Biến thể đáng quan tâm (variant of interest) chứa các đặc điểm di truyền làm virus có khả năng lây lan cao hơn, né tránh được hệ miễn dịch của cơ thể, khó phát hiện khi xét nghiệm hoặc làm cho bệnh nặng hơn. Hiện tại không có biến thể virus corona được xác định thuộc nhóm VOI.

Biến thể đáng lo ngại (VOC)

Biến thể đáng lo ngại (variant of concern) là biến thể đã được chứng minh về tốc độ lây nhiễm, khả năng khiến bệnh nặng hơn như phải nhập viện, tử vong; tác động đến kháng thể được hình thành trong cơ thể làm giảm hiệu quả điều trị hoặc phòng ngừa có được từ vắc xin; khó xét nghiệm hoặc kháng lại các thuốc diệt virus. Delta và Omicron được xếp vào nhóm biến thể VOC này.

Biến thể có hậu quả nghiêm trọng (VOHC)

Biến thể có được xếp vào nhóm gây hậu quả nghiêm trọng (variant of high consequence), có thể vô hiệu hoá, khiến các loại vắc xin hiện tại không thể phát huy tác dụng phòng ngừa. Hiện chưa có biến thể nào được xếp vào nhóm này.

Kháng thể covid bao nhiêu là đủ năm 2024
Với sự xuất hiện của các biến thể Covid-19 mới, các nhà khoa học đang chạy đua để tạo ra các loại vắc xin phòng Covid-19.

Có bao nhiêu biến thể Covid 19 hiện nay?

Hiện nay đang có nhiều biến thể Covid 19 khác với biến thể được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc (3). Những biến thể Covid-19 được phát hiện ở Anh, Brazil, Hoa Kỳ và các khu vực khác… Có 5 biến thể virus corona đáng lưu ý, gồm:

1. Biến thể Delta

WHO và CDC Hoa Kỳ xếp Delta (B.1.617.2) vào nhóm biến thể của virus corona đáng lo ngại – VOC vì dễ lây truyền. Delta là biến thể Covid 19 dễ lây lan nhất tính đến tháng 9/2021. Từ khi xuất hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ, Delta nhanh chóng trở thành biến thể thống trị của Sars-CoV-2. Biến thể Delta xuất hiện ở hầu hết các quốc gia đang có dịch Covid-19. Vắc xin ngừa Covid-19 có thể ngăn tình trạng bệnh nặng hơn phải nhập viện và tử vong do chủng Delta. Các phương pháp điều trị Covid-19 bằng kháng thể đơn dòng do FDA cấp phép có hiệu quả với người nhiễm chủng Delta.

2. Biến thể Alpha

Biến thể Covid 19 Alpha được phát hiện lần đầu tiên tại Anh, đánh dấu cho đợt bùng phát Covid-19 toàn cầu từ cuối năm 2020, trong đó có Việt Nam. Biến thể Alpha có khả năng lây truyền cao hơn 70% so với chủng cũ.

3. Biến thể Gamma

Biến thể Covid 19 Gamma được phát hiện đã tồn tại ở Brazil từ tháng 11/2020, có khả năng lây lan cao gấp 2,5 lần so với chủng Sars-CoV-2 gốc xuất hiện ban đầu.

4. Biến thể Beta

Biến thể Covid 19 Beta được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi. Biến thể Beta có khả năng lây nhiễm cao gấp 1,5 lần so với biến thể Alpha ở Anh.

5. Biến thể Omicron

Biến thể Omicron (B.1.1.529) được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 11/2021 tại Nam Phi, được đưa vào nhóm biến thể đáng lo ngại – VOC. Omicron đang dần thay thế chủng Delta ở nhiều quốc gia. Omicron có khả năng lây truyền cao hơn chủng cũ. Tuy nhiên những dữ liệu cho thấy Covid-19 do biến thể virus corona Omicron gây ra các triệu chứng nhẹ hơn so với các thể khác. CDC Hoa Kỳ cho hay một số phương pháp điều trị Covid-19 bằng kháng thể đơn dòng vẫn có hiệu quả với Omicron. Sự xuất hiện của Omicron cho thấy tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin và tiêm nhắc lại.

Kháng thể covid bao nhiêu là đủ năm 2024

Các biến thể Covid-19 mới xuất hiện có nguy hiểm hơn không?

Không. Những nghiên cứu phát hiện các biến thể virus corona dễ lây nhiễm như Beta, Delta và Omicron có thể làm tăng khả năng tái nhiễm cho những người đã từng mắc Covid-19 trước đó. Những biến thể này cũng có thể đề kháng với một số vắc xin ngừa Covid-19. Tuy nhiên, các loại vắc xin hiện tại được cho là có khả năng bảo vệ đáng kể khỏi tình trạng nặng khi mắc Covid-19.

Các loại virus đường hô hấp thường thay đổi để có thể lây lan dễ dàng hơn vì nếu con người bị quá nặng hoặc tử vong nhanh chóng, virus sẽ có ít cơ hội lây nhiễm sang người khác. Điều đáng lo ngại ở những biến thể Covid 19 mới là khả năng lây nhiễm khiến nhiều người mắc bệnh, nhiều trường hợp nhập viện dẫn đến tình trạng quá tải y tế, khiến nhiều người tử vong.

Các loại vắc xin Covid-19 hiện nay có chống được các biến thể?

Không hẳn. Những bằng chứng từ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy các vắc xin hiện tại có thể kém hiệu quả với các biến thể mới này. Theo CDC Hoa Kỳ, nếu tiêm phòng đầy đủ vắc xin, có thể sẽ bảo vệ khỏi biến thể Delta, tuy nhiên đôi khi vẫn xảy ra hiện tượng nhiễm trùng đột phá (tiêm vắc xin vẫn bị nhiễm Covid-19). Một điều may mắn là việc tiêm vắc xin sẽ ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng, buộc phải nhập viện hay phải tử vong do Covid-19.

Liệu sẽ có thêm nhiều biến thể SARS-CoV-2 khác xuất hiện?

Có. Khi Covid -19 vẫn lây nhanh trong cộng đồng, các đột biến sẽ tiếp tục xảy ra. Thậm chí, các biến thể Covid – 19 mới được phát hiện hàng tuần. Những đột biến của virus đã dẫn đến những biến thể Covid – 19 mới dễ lây lan hơn. Biến thể Delta và Omicron là minh chứng cho điều này. Các nhà khoa học phát hiện những đột biến mới này dường như ảnh hưởng đến protein gai của SARS-CoV-2, giúp chúng bám chặt hơn vào tế bào ở mũi, phổi và các bộ phận khác của cơ thể người, khiến chúng dễ dàng lây nhiễm hơn các chủng cũ.

Với những đặc trưng của loại virus RNA, Sars-CoV-2 sẽ còn tiếp tục có nhiều biến thể Covid 19 mới. Tuy nhiên, điều đáng mừng là đang có nhiều phương cách mới để giúp con người chống lại các biến thể này, trong đó có sự xuất hiện của thuốc kháng thể đơn dòng.

Sau khi bị Covid kháng thể tồn tại bao lâu?

Kháng thể có thể tìm thấy trong máu khoảng 2 tuần sau khi virus tấn công cơ thể và nó sẽ tiếp tục được sản sinh và duy trì trong suốt một thời gian dài để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus trong những lần sau đó.

Kháng thể IgG tồn tại bao lâu?

- Xét nghiệm kháng thể IgG: Ở thể tiên phát (lần đầu bị nhiễm dengue) IgG xuất hiện vào ngày thứ 10-14 và có thể tồn tại nhiều năm sau đó. Ở thể thứ phát (đã từng bị dengue trước đó), IgG đã sẵn có trong máu và tăng lên trong 1-2 ngày.

Kỹ thuật sắc ký miễn dịch là gì?

Xét nghiệm miễn dịch sắc ký: là kỹ thuật sử dụng các chất màu để đánh dấu kháng nguyên hoặc kháng thể. Khi có sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể, sẽ có sự thay đổi về màu sắc của dung dịch. Từ đó có thể đo lường được lượng kháng nguyên hoặc kháng thể trong mẫu.

Xét nghiệm kháng thể Covid ở đâu?

Chỉ có ở những bệnh viện tuyến trung ương mới có thể thực hiện xét nghiệm này để đánh giá được tình trạng của người bị Covid-19 trước khi xuất viện. Ngoài ra, nếu có nhu cầu, bạn cũng có thể tìm hiểu một số bệnh viện quốc tế đang triển khai dịch vụ đối với phương pháp xét nghiệm kháng thể.