Khám sức khỏe đi làm khám những gì

Khám sức khỏe làm hồ sơ xin việc, Khám sức khỏe đi làm

Giấy khám sức khỏe xin việc theo Thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế là một trong những giấy tờ cần thiết khi đi xin việc làm, xuất khẩu lao động...

Khám sức khỏe xin việc, khám sức khỏe đi làm là công việc yêu cầu của nhiều công ty khi bạn muốn nộp đơn xin việc. Đây chính là một điều quan trọng mà mỗi chúng ta cần thực hiện khi nộp hồ sơ tuyển dụng ứng tuyển vào một vị trí nào đó.

Khi nào cần giấy khám sức khỏe xin việc, giấy khám sức khỏe đi làm?

+ Khi đi nộp hồ sơ tuyển dụng

+ Khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

+ Khi xin vào học ở các trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp (trong và ngoài nước)

Nội dung khám sức khỏe xin việc

Khám sức khỏe xin việc ở mỗi công việc sẽ có những yêu cầu và đòi hỏi khác nhau. Tuy nhiên yêu cầu khám sức khỏe mỗi công việc đều bao gồm những yêu cầu sau:

1. Hồ sơ cần chuẩn bị khi khám sức khỏe xin việc

Một ảnh chân dung được chụp trên nền trắng – Kích cỡ tùy thuộc vào yêu cầu của đơn vị tiếp nhận.

Giấy khám sức khỏe xin việc khổ A3 (gập đôi) - Hầu hết các trung tâm y tế, phòng khám, bệnh viện đều có sẵn mẫu giấy khám sức khỏe xin việc theo quy định của Bộ Y tế.

2. Nội dung khám cơ bản cần được thực hiện khi khám sức khỏe xin việc

Đối với mọi đối tượng có nhu cầu khám sức khỏe:

- Khám Nội

- Khám Ngoại

- Khám Da liễu

- Khám chuyên khoa: Răng-Hàm-Mặt, Tai-Mũi-Họng và Mắt

- Xét nghiệm máu và nước tiểu (Tùy theo yêu cầu của đơn vị tiếp nhận)

Giấy khám sức khỏe

+ Số lượng giấy khám sức khỏe cấp cho người được khám sức khỏe tùy theo yêu cầu;

+ Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe.

Khám sức khỏe xin việc ở đâu?

Hiện nay nhu cầu khám sức khỏe xin việc hết sức phổ biến vì thế câu hỏi khám sức khỏe xin việc ở đâu là câu hỏi được đặt ra với hầu hết người lao động.

Nếu bạn đang sinh sống hay làm việc ở quận Hai Bà Trưng hoặc khu vực lân cận trong Hà Nội thì có thể đến Phòng khám Đa khoa Dr. Binh Tele_Clinic và tiến hành khám sức khỏe và xin giấy chứng nhận sức khỏe.

Phòng khám Đa khoa Dr. Binh Tele_Clinic thuận tiện cho Quý khách khám sức khỏe xin việc tại quận Hai Bà Trưng, khám sức khỏe xin việc khu vực Hà Nội...

Giấy khám sức khỏe xin việc tại Phòng khám Đa khoa Dr.Binh Tele_Clinic theo tiêu chuẩn của nhà nước, cấp theo Thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế là một trong những giấy tờ cần thiết khi đi xin việc làm, xuất khẩu lao động...

Tuy nhiên, mỗi đơn vị tiếp nhận giấy chứng nhận sức khỏe sẽ có những tiêu chuẩn, yêu cầu danh mục khám và xét nghiệm khác nhau. Chính vì vậy, dịch vụ khám sức khỏe xin việc tại phòng khám Đa khoa Dr.Binh Tele_Clinic sẽ đáp ứng linh hoạt theo từng mẫu giấy khám sức khỏe riêng và theo từng yêu cầu của khách hàng.

Chỉ từ 15-40 phút khám sức khỏe, Quý khách sẽ có trong tay giấy khám sức khỏe với dịch vụ nhanh, gọn và thuận tiện.

Hãy ĐẶT LỊCH KHÁM ONLINE sớm tại: https://drbinh.com/dat-lich-kham để được chúng tôi sắp xếp lịch khám với các bác sĩ và để tiếp đón bạn một cách chu đáo và nhanh chóng nhất.

Liên hệ: Phòng khám Đa khoa Dr.Binh Tele_Clinic
Địa chỉ: Số 11-13-15 Trần Xuân Soạn, P. Ngô Thì Nhậm, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: (024)-3.622.77.99
Email:
Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 – 17:30

Khám sức khỏe đi làm khám những gì

Giấy khám sức khỏe đi làm là hồ sơ quan trọng để chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn có đủ năng lực đảm nhiệm công việc. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ quy trình, thủ tục, chi phí khám,… Nếu vậy thì đây là bài viết dành cho bạn rồi đấy. Còn nếu đã tìm hiểu qua, bạn có thể kiểm tra lại những thông tin đó trong bài viết này.

1. Ngành nghề nào bắt buộc khám sức khoẻ trước khi đi làm?

Bạn sẽ cần đến giấy khám sức khỏe trong những trường hợp sau:

  • Ứng tuyển vào công ty, doanh nghiệp Nhà nước hay tư nhân
  • Đăng ký xuất khẩu lao động hoặc làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài
  • Thực tập tại các công ty, doanh nghiệp trong hoặc ngoài nước

Ngoài ra, giấy khám sức khỏe là hồ sơ bắt buộc khi ứng tuyển vào những ngành nghề cần sức khỏe tốt như: Nhà hàng, khách sạn, giáo dục, xây dựng, khai thác,…

Ví dụ:

  • Nhân sự trực tiếp sản xuất thực phẩm tại bếp ăn, nhà hàng cần chứng minh bản thân không mắc các bệnh viêm gan A, E, viêm da, lao phổi và các bệnh đường ruột.
  • Nhân viên nhà máy hoặc làm việc trong ngành xây dựng, khai thác cần đảm bảo không mắc các bệnh viêm phổi và viêm phế quản.
  • Thợ điện hoặc người làm nghề điện dân dụng cần đáp ứng yêu cầu không mắc bệnh tim mạch

Khám sức khỏe đi làm khám những gì

Giấy khám sức khỏe là nền tảng để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên có đủ năng lực cho cho công việc hay không

2. Khám sức khỏe đi làm cần những gì?

Khi khám sức khỏe xin việc, bạn cần chuẩn bị và mang theo:

  • 3 – 4 tấm ảnh thẻ 4×6 chụp trong vòng 6 tháng
  • Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc passport còn hiệu lực
  • Sổ khám sức khỏe (nếu có)
  • Giấy giới thiệu của công ty ứng tuyển (nếu có)

Riêng mẫu giấy khám sức khỏe sẽ được cơ sở y tế cung cấp. Bạn không cần in ra từ trước. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu tiền sử bệnh lý của gia đình để điền chính xác nhất.

3. Khám sức khỏe để đi làm gồm những hạng mục nào?

Hiện nay có 3 hình thức khám sức khỏe để đi làm, bao gồm:

  • Khám theo Thông tư 14/2013/TT-BYT: Nội – ngoại khoa, thị lực, tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, da liễu, xét nghiệm máu và nước tiểu. Nếu là lao động nữ thì cần khám phụ khoa.
  • Khám không theo Thông tư 14: Các hạng mục khám tương tự như khám theo Thông tư, nhưng không xét nghiệm máu và nước tiêu.
  • Khám theo yêu cầu của doanh nghiệp: Một số ngành nghề có yêu cầu cụ thể về sức khỏe của ứng viên. Khi đó, bạn có sẽ tiến hành khám theo chỉ định của công ty.

4. Khám sức khỏe đi làm ở đâu?

Khám sức khỏe phục vụ công việc là dịch vụ phổ biến. Luật Lao động cũng không quy định cụ thể ứng viên phải khám sức khỏe ở đâu. Do đó, bạn có thể đến bất kỳ phòng khám hay bệnh viện nào đáp ứng chất lượng, chi phí, thời gian khám phù hợp,…

Để giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, Papaya đã tổng hợp những địa điểm khám sức khỏe uy tín tại 3 thành phố lớn: TP. HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Bài viết cũng có đề cập một số bệnh viện, phòng khám sức khỏe đi làm ngoài giờ, bạn có thể tham khảo tại đây.

5. Bao lâu mới có kết quả khám sức khỏe?

Thông thường, thời gian khám sức khỏe là trong vòng 1 buổi, bao gồm thời gian đi khám và nhận kết quả ngay tại bệnh viện. Riêng các gói khám nâng cao thì lâu hơn 1 – 2 ngày, do có các xét nghiệm chuyên sâu cần nhiều thời gian hơn.

6. Đọc kết quả khám sức khoẻ như thế nào?

Theo Quy định QĐ 1613/1997/QĐ-BYT, sức khỏe người lao động được phân loại như sau:

  • Sức khỏe loại I: Rất khỏe
  • Sức khỏe loại II: Khỏe
  • Sức khỏe loại III: Trung bình
  • Sức khỏe loại IV: Yếu
  • Sức khỏe loại V: Rất yếu

Thông thường, những người có sức khỏe loại I và II sẽ được ưu tiên tuyển dụng. Sức khỏe loại II, IV và V sẽ có phần bị hạn chế. Tuy vậy, những bạn sức khỏe loại III, IV và V vẫn có thể ứng tuyển những công việc nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng.

Khám sức khỏe đi làm khám những gì

Công việc văn phòng thường ưu tiên sức khỏe loại I, II và III

7. Thời hạn của giấy khám sức khỏe là bao lâu?

Theo Thông tư 14/2013/TT-BYT thì giấy khám sức khỏe cho người lao động đi làm có giá trị trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe.

Ngoài ra, một số công ty hoặc ngành nghề có thể yêu cầu kết quả trong 1, 3 hay 6 tháng gần nhất để có kết quả chuẩn xác. Vậy nên, bạn cần hỏi kỹ doanh nghiệp thời hạn của giấy khám sức khỏe để nộp cho đúng.

8. Khám sức khỏe đi làm bao nhiêu tiền?

Chi phí khám sức khỏe ở mỗi nơi sẽ có sự chênh lệch, tùy thuộc vào cơ sở vật chất, bác sĩ, danh mục khám,… Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo mức phí được quy định trong Thông tư 04/BYT ban hành năm 2012 như sau:

  • Đối với bệnh viện công: 100.000 – 120.000 đồng/lần khám
  • Đối với phòng khám, bệnh viện tư nhân: 200.000 – 300.000 đồng/lần khám

9. Khám sức khỏe có được bảo hiểm y tế chi trả không?

Theo Điều 21 và Khoản 16 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014: Các trường hợp được bảo hiểm y tế chi trả bao gồm:

  • Khám chữa bệnh
  • Khám thai định kỳ
  • Sinh con
  • Phục hồi chức năng
  • Vận chuyển lên tuyến trên

Như vậy, khám sức khỏe không thuộc diện chi trả của bảo hiểm y tế. Do đó, người lao động phải tự trả khoản chi phí này do khám đúng tuyến hay trái tuyến.

10. Giả mạo giấy khám sức khỏe – nên hay không?

Tự tạo hay tự ý chỉnh sửa giấy kết quả khám sức khỏe là việc tuyệt đối không nên làm.

Đầu tiên, sử dụng giấy tờ giả mạo để xin việc là hành vi thiếu trung thực. Ngoài nhận kỷ luật theo quy định của cơ quan, doanh nghiệp thì người sử dụng giấy khám sức khỏe giả còn bị chế tài của pháp luật. Cụ thể, theo Điều 341 Bộ luật Hình sự, người sử dụng con dấu hoặc giấy tờ giả có thể bị phạt tiền 30 – 100 triệu và phạt tù 06 tháng đến 02 năm.

Ngoài ra, khai báo tình trạng sức khỏe không trung thực sẽ gây nguy hiểm cho chính bản thân. Người phân công không nắm được sức khỏe nhân sự và giao những công việc quá sức. Việc này có thể dẫn đến tai nạn lao động đáng tiếc.

11. Quy trình khám sức khỏe đi làm gồm những gì?

Quy trình khám sức khỏe để xin việc gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Làm thủ tục khám

  • Trình bày lý do khám, điền thông tin vào mẫu giấy khám sức khỏe và xuất trình các giấy tờ tùy thân tại quầy lễ tân
  • Nộp chi phí khám và nhận lại biên nhận đã thu tiền tại quầy thu ngân

Giai đoạn 2: Tiến hành khám

Lúc này, bạn lần lượt đi đến các phòng/khoa theo chỉ dẫn để khám theo danh mục đã đăng ký ở giai đoạn 1. Thông thường, thứ tự khám như sau:

  • Khám nội tổng quát: Đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, chỉ số BMI, tần số thở, nguy cơ bệnh lý và đánh giá thể lực
  • Siêu âm tim, phổi (nếu có yêu cầu)
  • Khám phụ khoa (đối với nữ)
  • Khám răng – hàm – mặt
  • Khám tai – mũi – họng
  • Khám da liễu
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu và chất kích thích
  • Chụp X – quang tim, phổi

Một số lưu ý để quá trình khám suôn sẻ và kết quả được chuẩn xác:

  • Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái thuận tiện cho quá trình khám
  • Không uống rượu, bia, nước có ga và hút thuốc lá trong 24 giờ trước khi khám
  • Nhịn ăn 8 – 10 tiếng trước khi khám để kết quả xét nghiệm được chuẩn xác nhất
  • Dời thời gian khám lại nếu rơi vào thời gian có kinh nguyệt (đối với nữ)
  • Vẫn dùng thuốc như bình thường đối với người có bệnh tim mạch và cao huyết áp

Giai đoạn 3: Nhận kết quả

  • Ngồi chờ kết quả xét nghiệm tại khu vực chờ
  • Nhận kết luận từ bác sĩ
  • Hoàn tất thủ tục ở quầy lễ tân và nhận lại hồ sơ cá nhân, giấy kết quả khám sức khỏe

Khám sức khỏe đi làm khám những gì

Trang phục rộng rãi, thoải mái sẽ thuận tiện cho việc khám và làm các xét nghiệm

Khám sức khỏe là việc làm rất cần thiết đối với cả người lao động và doanh nghiệp. Nhiều công ty hiện nay đã tổ chức cho nhân viên khám sức khỏe đi làm sau khi đậu phỏng vấn. Việc này vừa là phúc lợi, vừa mang đến ấn tượng đẹp cho nhân sự mới. Tuy vậy, hoạt động này đôi khi mất nhiều thời gian và công sức của HR.

Thấu hiểu điều đó, Papaya ra đời với mong muốn san sẻ cùng doanh nghiệp và bộ phận nhân sự bằng các gói khám sức khỏe toàn diện cho nhân viên, tối ưu chi phí và thời gian. Hãy liên hệ Papaya để trải trải nghiệm ngay:

  • 1900 25 25 70