Kế ve sầu thoát xác là gì năm 2024

* Đầu tháng 11 vừa rồi tôi đọc được ở trang enternews.vn (Báo Diễn đàn Doanh nghiệp) một bài viết, trong đó có đoạn: “Nghiêm trọng hơn nữa là tình trạng “kim tiền thoát xác”, hô biến “hàng Tàu” thành hàng Việt”. Tôi nghĩ rằng có lẽ ở đây tác giả đã ghi nhầm, lẽ ra phải là “kim thiền thoát xác”, một trong 36 kế của sách binh pháp bên Trung Hoa xưa. Xin quý báo nói rõ hơn về kế sách này. (Trần Ngọc, Hải Châu, Đà Nẵng).

Kế ve sầu thoát xác là gì năm 2024
Ve sầu lột vỏ thoát khỏi ấu trùng, có thêm đôi cánh và chính thức trưởng thành. Nguồn: Internet.

- “Kim thiền thoát xác” có nghĩa là con ve sầu vàng lột xác. Trong bài báo nói trên, tác giả đã nhầm giữa kim thiền là con ve sầu vàng với kim tiền là từ chỉ chung về tiền bạc.

Ve sầu là loài có ấu trùng nằm ẩn mình rất lâu dưới đất, 3 năm, 4 năm hoặc 17 năm, tùy loại. Sau thời gian “ẩn cư” này, ấu trùng ve sầu mới chui lên, bám vào thân cây và lột xác. Ve sầu lột xác, bay đi, để lại vỏ xác khô, được người xưa đúc kết thành kinh nghiệm binh đao “kim thiền thoát xác” để lừa đối phương.

“Kim thiền thoát xác” là kế thứ 21 trong sách Tam thập lục kế (Ba mươi sáu kế), còn gọi là Tam thập lục sách, bộ sách tập hợp 36 mưu lược quân sự của Trung Hoa cổ đại, ba mươi sáu kế bắt đầu xuất hiện từ thời Nam Bắc triều và tới thời Nhà Minh thì được tập hợp thành sách. Đây là cuốn sách chiến lược chiến thuật được cho là do Tôn Vũ soạn thảo vào năm 512 TCN, không chỉ đặt nền móng cho binh học truyền thống, mà còn sáng tạo nên một hệ thống lý luận quận sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Bởi vậy, Binh Pháp Tôn Tử được tôn xưng là tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại.

Ngày nay, Tam thập lục kế được mở rộng sang lĩnh vực quản lý và marketing, bởi “thương trường là chiến trường”. Các nhà lãnh đạo, chiến lược gia, chuyên gia marketing đều phải am hiểu các kế sách này để phục vụ cho công việc của mình nhằm mang lại thành công. Vì thế, giá trị về mặt thực dụng của 36 kế sách xưa vẫn tồn tại như một triết lý sống vĩnh cửu.

Tam thập lục kế chia làm 6 nội dung gồm: Thắng chiến kế; Địch chiến kế; Công chiến kế; Hỗn chiến kế; Tịnh chiến kế; Bại chiến kế.

Kế “Kim thiền thoát xác” (nằm trong phần Hỗn chiến kế), là kế sử dụng bộ dạng mới (như ve sầu lột xác) để làm quân địch bất ngờ mà trở tay không kịp. Kế này dùng cho lúc nguy cấp, tính chuyện ngụy trang một hình tượng để lừa dối, che mắt đối phương, đặng đào tẩu chờ một cơ hội khác. Kế “Kim thiền thoát xác” có một phạm vi rất rộng rãi và phổ biến, bất cứ ai ở hoàn cảnh nào cũng có thể sử dụng được.

Trong chiến tranh Đại Việt chống quân Nguyên năm 1286, áp dụng kế “kim thiền thoát xác”, quân Nhà Trần trong khi rút lui chiến thuật đã cho thuyền rồng giả chèo ra biển để dụ quân giặc đuổi theo, trong khi đó vua Trần xuôi vào Nam tập hợp binh lực phản công.

Tác giả Đinh Kim Chung SQTC đúc kết kế sách này qua bài thơ “Kim thiền thoát xác”: Kim thiền thoát xác ẩn mình thôi/ Mạnh Đức thời Tam Quốc vận rồi/ Quăng áo vì thua khi kết cuộc/ Cắt râu bởi bại lúc tan hồi/ Dạng đổi cầu mong ta hóa chúng/ Hình trao ước vọng tốt thay tồi/ Ngàn năm điển cố lưu hậu thế/ Kim thiền thoát xác ẩn mình thôi.

Dù báo chí đã nhiều lần phản ánh, nhưng tội phạm lừa đảo trên không gian mạng càng ngày có những chiêu thức tinh vi, biến hóa khôn lường. Một trong những chiêu thức mà tội phạm trên mạng hay sử dụng là “ve sầu thoát xác”, khiến người bị lừa cũng không biết tại sao.

Đủ kiểu giả danh

Mới đây, phản ánh tới Báo SGGP, ông T. (SN 1954, ngụ quận 1, TPHCM) cho biết mình là nạn nhân của vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua chương trình chạy quảng cáo sản phẩm thời trang của Tập đoàn C.W.U. Vì tin vào miếng bánh mà các đối tượng “vẽ” ra, ông T. mất gần 300 triệu đồng trong vòng vài giờ.

Ông T. kể, tháng 5 vừa qua, ông truy cập vào trang mạng của tập đoàn trên, thấy đường link đăng ký thành viên chạy quảng cáo sản phẩm thời trang với số tiền hoa hồng từ 15%-40% (người tham gia phải làm hết đơn hàng, nhiệm vụ mới nhận được).

Do mới về hưu, rảnh rỗi nên ông đăng ký làm thành viên và phải chạy 90 lần quảng cáo sản phẩm, ký quỹ 24 triệu đồng vào tài khoản tập đoàn này. Sau khi hoàn tất các thủ tục, ông T. chạy 86 đơn hàng sản phẩm quảng cáo với số tiền vài trăm ngàn đồng/sản phẩm. Khi còn 4 nhiệm vụ, ông T. nhận được tin báo từ hệ thống rằng tài khoản của ông là thành viên may mắn nhất từ trước tới nay và đưa 2 đơn hàng với số tiền 75 triệu đồng và gần 170 triệu đồng.

“Tôi nghĩ đã làm 88/90 đơn hàng, còn 3 đơn hàng nữa là có thể lấy lại số tiền đã bỏ ra cùng hoa hồng nên chuyển tiền vào tài khoản Nguyễn Hoàng Thi, ngân hàng BIDV. Chuyển xong, tôi nhận thông báo là người may mắn có đơn hàng, yêu cầu nạp gần 18.000 USD để làm nhiệm vụ đơn hàng, tôi mới biết mình bị lừa.

Kế ve sầu thoát xác là gì năm 2024
Một nạn nhân bị dẫn dụ tham gia bán hàng trực tuyến bị mất hàng chục triệu đồng chia sẻ với phóng viên Báo SGGP

Phần lớn nạn nhân của các đối tượng này là người già, phụ nữ, người nước ngoài về Việt Nam sinh sống, người ít hiểu biết pháp luật nên khi nghe video call, thấy bên kia là người đại diện pháp luật thường có tâm lý e sợ. Đối tượng nắm bắt tâm lý này nên dễ dẫn dắt người dân vào “bẫy” mà chúng sắp đặt.

Một trường hợp cùng bị lừa khác là ông L. (SN 1952, ngụ quận 10, TPHCM) mất gần 15 tỷ đồng vì nghe cuộc gọi của người xưng là “cán bộ công an” vào giữa tháng 4-2023. Qua video call, ông L. nhìn thấy “cán bộ công an” và lệnh bắt giam mình nên hoảng sợ. Vị này liền nối máy với “Cục trưởng của Bộ Công an” để làm việc với ông L. “Cục trưởng” nói, ông L. dính vào 1 vụ án kinh tế cần xác minh tài khoản ở ngân hàng Vietcombank; yêu cầu phải kê khai, chuyển tiền để điều tra. Nếu không liên quan, công an sẽ trả lại tiền cho ông L.

Thấy hình ảnh kèm giọng nói của “cục trưởng”, ông L. tin và ra ngân hàng chuyển 6 tỷ đồng vào số tài khoản mà “cục trưởng” cung cấp.

Hôm sau, “cục trưởng” gọi ông L. yêu cầu tiếp tục chuyển tiền. Ông L. lại ra ngân hàng chuyển hơn 8 tỷ đồng vào tài khoản “cục trưởng”. Đợi mãi không thấy “cục trưởng” gọi, trả tiền nên ông L. tới ngân hàng kiểm tra thì phát hiện tổng số tiền gần 15 tỷ đồng của mình được chuyển tới 4 tài khoản ngân hàng...

Tội phạm lừa đảo luôn thay đổi

Phòng Cảnh sát hình sự (PC02 - Công an TPHCM) cho biết, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng luôn thay đổi phương thức, thủ đoạn tùy vào thời gian, thời điểm như: mạo danh nhân viên bưu điện, cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án để hù dọa; rủ người dân đầu tư sàn ngoại hối, tiền ảo; đề nghị nâng cấp sim điện thoại; làm giả ứng dụng liên kết với ngân hàng... Gần đây, còn nổi lên việc tuyển cộng tác viên trực tuyến. Các đối tượng mạo danh nhân viên của trang thương mại điện tử, lôi kéo người dân bán hàng với hoa hồng cao, từ 10%-40%.

Phòng PC02 cho biết, trước đây đối tượng tấn công nick facebook, nhắn tin những người bạn của nick chính chủ mượn tiền, giả làm con nhắn tin xin bố mẹ chuyển tiền… Nhiều người sập bẫy và tìm cách gọi kiểm tra thì mới biết bị lừa. Vài năm trở lại đây, tinh vi hơn, đối tượng lấy video cũ, hình ảnh của chính chủ trên mạng rồi cắt ghép, dùng công nghệ deepfake (ghép hình ảnh, giọng nói của người này vào hình ảnh, giọng nói của người khác) để dễ dàng đánh lừa các nạn nhân.

Phòng PC02 nhấn mạnh, nhiều người dễ bị dẫn dắt, cuốn vào cạm bẫy của đối tượng lừa đảo mà không có thời gian, không nghĩ đến việc kiểm chứng thông tin. Người dân cần cảnh giác với các số điện thoại lạ; tuyệt đối không cung cấp thông tin, tài khoản ngân hàng, mã OTP cho người lạ; nếu nhận cuộc gọi người xưng là công an, viện kiểm sát, tòa án... cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất.

ZaloPay vừa thông báo với người dùng dịch vụ này cần cẩn trọng với thủ đoạn lừa đảo mới xuất hiện. Đối tượng lừa đảo mạo danh là nhân viên của ZaloPay để liên hệ khách hàng bằng hình thức nhắn tin, email hoặc liên hệ trực tiếp để hỏi những vướng mắc khi sử dụng dịch vụ. Từ đó, đối tượng yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân để chiếm đoạt.

Các đối tượng lừa đảo còn có thể tạo giao diện màn hình đăng nhập giống như giao diện của ứng dụng ZaloPay hay website thật, gửi email theo một địa chỉ mạo danh dưới tên ZaloPay và đính kèm những đường link giả mạo nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân của khách hàng. ZaloPay khuyến cáo người dùng nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không thực hiện các hành vi như chia sẻ thông tin cá nhân cho bất kỳ đường dẫn, trang web nào ngoài ứng dụng được cung cấp bởi ZaloPay...

Ve sầu lột xác là gì?

Ve sầu lột xác khi nào Khi đến giai đoạn chuyển tiếp cuối cùng để kết thúc thời kỳ ấu trùng, những ấu trùng ve đào một đường hầm lên mặt đất và chui lên. Ấu trùng sẽ lột xác thành ve vào khoảng tháng 5, tháng 6 hàng năm và thời điểm bò lên mặt đất để lột xác thành ve sầu diễn ra từ 20:00 đến 06:00 sáng hôm sau.

Kim thiền thoát xác có nghĩa là gì?

Đi vào binh pháp, người ta khái quát thành tên gọi “Kim thiền thoát xác” để chỉ bản chất của hành vi đóng giả, tìm vỏ bọc thay thế để đánh lừa đối phương. Đặt tên gọi thế còn căn cứ vào một bản năng sinh tồn của loài vật là giả chết hoặc đóng giả...

Ve sầu thoát xác là kẻ thứ mấy?

Kế 04: Ve sầu thoát xác | Binh Pháp Tôn Tử (36 Kế) - YouTube.