Hydrid là gì

Xe Hybrid là gì? Cấu tạo của xe Hybrid và phân loại các dòng xe Hybrid trên thị trường? Ưu nhược điểm của xe hybrid? Các chế độ làm việc của xe hybrid?

Trong thời đại công nghệ như ngày nay, thông qua việc sử dụng laptop hoặc điện thoại các chủ thể cũng sẽ có thể thấy những thiết bị thông minh đang ngày càng phát triển, và xe Hybrid cũng là một trong số đó. Loại phương tiện di chuyển mới lạ này có những đặc điểm riêng biệt và thu hút một lượng lớn người tiêu dùng yêu thích.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Xe Hybrid là gì?
  • 2 2. Cấu tạo của xe Hybrid và phân loại các dòng xe Hybrid trên thị trường:
  • 3 3. Ưu nhược điểm của xe hybrid:
  • 4 4. Các chế độ làm việc của xe hybrid:

Xe Hybrid có thể hiểu là xe vừa chạy bằng điện vừa chạy bằng xăng, Hybrid là một trong những loại xe đáp ứng được cả hai yếu tố là: Tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường. Dòng xe Hybrid này sử động cơ đốt trong truyền thống và một hay nhiều động cơ điện.

Xe Hybrid sử dụng một phần năng lượng cắm sạc (plug-in) để nhằm mục đích có thể vận hành cho nên xe Hybrid vô cùng tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường do giảm thiểu được lượng khí thải ra ngoài.

Tìm hiểu về động cơ Hybrid:

Nói về dòng xe Hybrid thì chúng ta cũng sẽ cần phải nhắc tới động cơ. Động cơ xe hybrid gồm 3 loại cơ bản là: Nối tiếp, song song và hỗn hợp. Cụ thể:

– Thứ nhất: Động cơ nối tiếp:

Động cơ điện sẽ trực tiếp truyền lực đến hệ thống dẫn động bánh xe. Còn động cơ đốt trong chỉ có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho động cơ điện và cho bình ắc quy của xe.

– Thứ hai: Động cơ song song:

Xem thêm: Odo là gì? Lịch sử hình thành và ý nghĩa của đồng hồ Odo?

Động cơ điện và động cơ đốt trong đều đảm nhiệm vai trò truyền lực tới hệ thống dẫn động bánh xe và được bộ điều khiển trung tâm vận hành.

– Thứ ba: Động cơ hỗn hợp

Hệ thống hỗn hợp là sự giao thoa giữa hệ thống nối tiếp và song song. Hiện nay, hệ thống hỗn hợp cũng đang được nhiều công ty sản xuất xe hybrid ưa chuộng và sử dụng.

2. Cấu tạo của xe Hybrid và phân loại các dòng xe Hybrid trên thị trường:

Cấu tạo của xe Hybrid:

Cấu tạo của xe hybrid cũng khá giống khi so sánh với các chiếc xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong khác. Nhưng ngoài động cơ đốt trong ra, xe hybrid còn được trang bị động cơ điện giúp chia sẻ nhiệm vụ dẫn động hoặc hỗ trợ động cơ đốt trong.

Để nhằm mục đích vận hành trơn tru cả hai động cơ không thể thiếu pin và bộ chuyển đổi công suất. Pin giúp tích trữ và cung cấp năng lượng cho động cơ điện. Còn bộ chuyển đổi công suất có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn động lực thành nhiều phần để phục vụ nhiều mục đích khác nhau của xe.

Các dòng xe Hybrid trên thị trường bao gồm các loại sau đây:

– Full Hybrid:

Xem thêm: Niên hạn sử dụng xe ô tô? Thời gian lưu hành với xe ô tô?

Full Hybrid hay còn gọi cái tên khác là Parallel Hybrid. Đây là loại xe sử dụng động cơ đốt trong và động cơ điện một cách riêng lẻ hoặc kết hợp chúng với nhau.

Nhưng phần lớn loại xe này phụ thuộc vào động cơ đốt trong do động cơ điện thường hoạt động riêng lẻ ở mức độ thấp – trung bình.

Loại xe này có thể sử dụng điện hoặc xăng thậm chí là kết hợp cả hai khá là tiện lợi cho người sử dụng.

– Mild hybrid:

Mild hybrid (MHEV) là loại xe sử dụng động cơ đốt trong lẫn động cơ điện nhưng động cơ điện lại không thể hoạt động riêng lẻ. Trong đó động cơ đốt trong chiếm chủ đạo trong vận hành xe còn động cơ điện có nhiệm vụ hỗ trợ.

– Plug-in Hybrid:

Plug-in hybrid (PHEV) là dòng xe được trang bị cả động cơ đốt trong và động cơ điện. Nhưng pin của động cơ điện sẽ không được nạp đầy như động cơ đốt trong. Thay vào đó, bạn sạc một cách thủ công bằng cách cắm phích sạc cho động cơ, co nói thể đây cũng là một điểm yếu cũng dòng xe này.

Đối với Plug-in hybrid bạn phải sạc pin một cách thủ công

– Range Extender Hybrid:

Range Extender Hybrid (REX) là dòng xe hybrid có cả động cơ điện và động cơ đốt trong. Trong đó, động cơ đốt trong có nhiệm vụ sạc pin cho động cơ điện chứ không phải là truyền động cho các bánh xe, điều này làm cho dòng xe này có thể chạy liên tục mà không cần sạc.

3. Ưu nhược điểm của xe hybrid:

Ưu điểm của xe hybrid:

– Ưu điểm của xe hybrid đó là tiết kiệm nhiên liệu

Xe hybrid do sử dụng song song cả động cơ đốt trong và động cơ điện nên sẽ sử dụng nhiên liệu ít hơn so với xe sử dụng động cơ đốt trong thông thường. Theo số liệu của nhiều mẫu xe có song song phiên bản thường và hybrid, phiên bản hybrid có mức tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn từ 30 – 50% so với phiên bản động cơ truyền thống. Đây chính là một trong các ưu điểm lớn nhất của xe hybrid.

– Ưu điểm của xe hybrid đó là giảm thiểu khí thải:

Do kết hợp sử dụng điện năng và nhiệt năng để sinh công nên lượng khí thải xả ra ít hơn so với dòng ô tô truyền thống. Theo một hãng xe lớn cung cấp số liệu thì xe hybrid có thể giảm thiểu 1,5 đến 2 lần mức khí thải so với xe sử dụng động cơ đốt trong.

– Ưu điểm của xe hybrid đó là vận hành mượt mà, êm ái:

Xe full hybrid êm ái hơn do phần lớn thời gian thường là động cơ điện hoạt động, nhất là khi chạy ở dải tốc thấp trong đô thị. Bên cạnh đó xe hybrid nói chung còn được đánh giá vận hành, tăng tốc mượt mà, liền mạch hơn do có sự phối hợp giữa động cơ điện và động cơ đốt trong.

Nhược điểm của xe hybrid:

– Nhược điểm của xe hybrid đó là giá cao hơn:

Do có thêm động cơ điện và một số bộ phận hỗ trợ nên giá xe hybrid cao hơn ô tô truyền thống. Với mẫu xe có song song phiên bản hybrid và bản thường thì giá xe phiên bản hybrid luôn cao hơn.

– Nhược điểm của xe hybrid đó là nặng hơn, công suất hạn chế hơn:

Do có động cơ điện và pin nên trọng lượng xe hybrid sẽ nặng hơn ô tô truyền thống. Mặt khác công suất của xe hybrid cũng thường hạn chế hơn so với ô tô truyền thống. Bởi dòng xe này được thiết kế nhằm hướng đến việc tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện môi trường. Trong nhiều tình huống vận hành, nhất là khi di chuyển ở thành phố thì xe chỉ dùng động cơ điện.

– Nhược điểm của xe hybrid đó là tốn nhiên liệu hơn nếu hết pin

Trong trường hợp xe hết pin hoặc pin hư, động cơ điện không thể hoạt động mà chỉ chạy bằng động cơ đốt trong thì xe hybrid sẽ tốn nhiên liệu hơn so với xe thường. Vì xe hybrid có thêm hệ thống động cơ điện và pin nên trọng lượng xe nặng hơn.

– Nhược điểm của xe hybrid đó là vấn đề về pin:

Bên cạnh các mặt bảo dưỡng xe tương tự như ô tô truyền thống, người dùng xe hybrid còn phải chú ý việc bảo dưỡng và sử dụng pin đúng cách. Trong trường hợp pin bị hỏng hay hết hạn sử dụng phải thay mới. Giá pin xe hybrid thấp nhất cũng trên dưới 100 triệu đồng. Tuy nhiên hiện nay nhiều hãng xe cho biết nếu bảo dưỡng và sử dụng pin đúng cách thì tuổi thọ pin cũng tương đương với tuổi thọ xe.

Theo chuyên gia khuyến cáo, khi sử dụng xe hybrid, người lái nên lưu ý một số kinh nghiệm sau:

– Các chủ thể nên ưu tiên chế độ chạy điện EV Mode.

– Các chủ thể cần đạp ga nhẹ nhàng và dứt khoát sẽ giúp động cơ điện hoạt động lâu hơn.

– Các chủ thể cần phanh nhẹ và sớm sẽ giúp phục hồi pin nhanh chóng hơn.

– Các chủ thể khi dừng đèn đỏ không nên đưa cần số về N vì năng lượng sẽ không được thu hồi, pin vào trạng thái xả. Nếu dừng lâu hãy đưa cần số về P.

– Các chủ thể khi lái xe đường trường thông thoáng, đường cao tốc… nên ưu tiên sử dụng hệ thống ga tự động Cruise Control.

– Chế độ lấy gió trong giúp tiết kiệm năng lượng tiêu thụ hơn chế độ lấy gió ngoài khi bật điều hoà ô tô.

4. Các chế độ làm việc của xe hybrid:

Xe full hybrid thường có các chế độ sau:

– Chế độ chạy hoàn toàn bằng điện.

– Chế độ chạy hoàn toàn bằng xăng.

– Chế độ vừa chạy xăng vừa chạy điện.

– Chế độ thu năng lượng khi giảm tốc.

Trên xe hybrid thường có chế độ xe chạy điện. Chủ thể là người lái có thể chủ động chọn chế độ này. Tuy nhiên quãng đường chạy xe ở chế độ này sẽ bị giới hạn tuỳ vào lượng pin và điều kiện lái xe. Thông thường pin còn trên 80% mới có thể kích hoạt chế độ này. Cũng chính bởi vì thế nếu chỉ vừa chạy xe trong thời gian ngắn sẽ khó sử dụng chế độ này bởi khi này pin chưa kịp sạc đầy.

Chủ thể là người lái chỉ có thể chủ động chọn chế độ xe chạy điện. Còn với các chế độ khác như chạy hoàn toàn bằng xăng, vừa chạy xăng vừa chạy điện… sẽ do bộ điều khiển xe quyết định tuỳ vào trạng thái pin và điều kiện vận hành.

Thông thường bộ điều khiển xe sẽ chọn chế động chạy hoàn toàn bằng điện khi xe vừa khởi động, đề pa với tốc độ chậm, khi xe duy trì tốc độ ổn định ở mức thấp – trung bình. Động cơ xăng sẽ tham gia vào mỗi khi người lái đạp thốc ga, cần tăng tốc nhanh, chạy tốc độ cao, leo dốc… Khi này, động cơ xăng hoạt động vừa tăng thêm sức kéo cho xe, vừa cung cấp năng lượng cho pin hybrid.

Khi chủ thể là người lái buông chân ga hay đạp phanh để giảm tốc, lúc này bộ điều khiển sẽ kích hoạt chế độ thu năng lượng. Chế độ này giúp tận dụng động năng lãng phí nạp lại điện cho pin hybrid.

Trong rường hợp khi xe dừng lại hẳn như chờ đèn đỏ, chờ hành khách lên/xuống… động cơ xăng và điện đều tự ngắt để bảo toàn nguồn năng lượng.