Hướng dẫn trồng cây lộc vừng năm 2024

Cách trồng cây lộc vừng bằng phương pháp nào sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn cho bà con cách trồng cho cây phát triển khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu các thông tin kỹ thuật trồng cây lộc vừng dưới đây.

Giới thiệu về cách trồng cây lộc vừng

Cách trồng cây lộc vừng trong nhà mang lại năng lượng tích cực cho gia chủ, trang trí không gian nhà, đem lại sự thư giản cho mọi người. Kỹ thuật trồng cây lộc vừng khỏe mạnh, phát triển tốt, xanh lá đứng cây.

Tổng quan về cây lộc vừng

Trồng lộc vừng trong nhà ngoài việc tăng tính thẩm mỹ còn có y nghĩa trong phong thủy

Là nhóm cây thân gỗ được trồng phổ biến tại các sân vườn để làm kiểng. Lộc vừng mang rất nhiều ý nghĩa cho bà con nông dân khi trồng, đặc biệt là tài lộc và sự thịnh vượng cho gia chủ. Ngoài ra, cây lộc vừng còn là một trong ba Tam Đa: Cây Sung [Phúc], Lộc vừng [Lộc], Vạn Tuế [Thọ].

Một số loại cây lộc vừng được trồng nhiều hiện nay

Tại Việt Nam, Lộc vừng được trồng phổ biến tại các vùng miền khác nhau với 3 giống trồng dưới đây:

Lộc vừng hoa trắng: Khi cây ra hoa, chúng sẽ phát triển theo dạng chùm và có màu trắng và có hương thơm dễ chịu. Chúng được trồng để tạo cảnh quan và bóng râm cho vườn nhà bà con.

Lộc vừng hoa đỏ: Khác với giống hoa trắng, lộc vừng hoa đỏ được trồng phổ biến và rất nhiều bà con ưa thích. Lộc vừng hoa đỏ có nguồn gốc từ các vùng biển khu vực Nam Á với ý nghĩa mang lại may mắn cho người trồng.

Cây rau vừng: Cuối cùng là giống lộc vừng dùng để làm bóng râm. Chúng được trồng nhiều tại miền Nam và đặc biệt là các vùng ngập mặn, dọc bờ biển.

Công dụng tuyệt vời khi trồng cây lộc vừng mang lại

Lộc vừng là dược liệu quý trong y học tại Việt Nam

Ngoài khả năng làm kiểng, cây lộc vừng còn được biết đến là nguồn dược liệu quý cho sức khỏe của bà con. Quả của cây lộc vừng có khả năng trị hen suyễn, ho , chữa chàm và đau răng. Cuối cùng là bộ rễ của cây lộc vừng được dùng để làm thuốc trị sởi, thanh nhiệt và trị viêm hoặc nấm da.

Cần chuẩn bị gì để trồng cây lộc vừng

Trước khi tiến hành trồng cây lộc vừng, bà con sẽ phải chuẩn bị đất trồng và chậu trồng. Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bà con các bước chuẩn bị trồng cây lộc vừng.

Xử lý đất trồng cây lộc vừng

Nên chọn loại đất thịt và bổ sung thêm xơ dừa, vỏ trấu, phân bò hoại mục trong quá trình trồng cây lộc vừng

Dùng các nhóm đất có thể giúp cây lộc vừng phát triển và sinh trưởng mạnh. Đất thịt là nhóm đất phù hợp để trồng cây lộc vừng. Thêm vào đó, bà con có thể dùng thêm các giá thể như xơ dừa, vỏ trấu, phân bò hoại mục để tăng hiệu quả.

Chọn chậu trồng lộc vừng thích hợp

Chú ý tới màu sắc, kích thước, và kiểu dáng của chậu

Một vài bà con có sở thích trồng cây kiểng trong nhà hoặc vườn nhỏ, nên chậu trồng là giải pháp tốt nhất. Cách chọn chậu để trồng cây lộc vừng rất đơn giản, bà con chỉ cần chọn các chậu có khả năng thoát nước tốt.

Hướng dẫn cách trồng cây lộc vừng đơn giản tại nhà

Quá trình trồng cây lộc vừng đơn giản được thực hiện qua từng bước

Bước 1: Chọn lựa giống cây lộc vừng tại các nhà phân phối giống uy tín. Bên cạnh đó, bà con có thể lấy giống bằng cách chiết và giâm cành.

Bước 2: Nếu bà con trồng bằng chậu, các chậu trồng phải đảm bảo đủ lớn để cây phát triển. Trường hợp trồng tại vườn, bà con cần đào hố vừa đủ để đặt cây con vào.

Bước 3: Đặt cây giống vào hồ trồng và lấp đất xung quanh gốc để cố định cây. Bổ sung thêm nước cho cây để tạo độ ẩm.

Cách chăm sóc cây lộc vừng sau khi trồng phát triển khỏe mạnh

Đặt chậu cây lộc vừng ở nơi có ánh sáng thích hợp, bổ sung dinh dưỡng và nước cho cây

Trong quá trình trồng cây, không thể thiếu các công đoạn canh tác cây trồng. Vì vậy, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con chăm sóc cây lộc vừng như thế nào để cây luôn khỏe và xanh lá.

Ánh sáng và nhiệt độ thích hợp cho cây lộc vừng

Cây Lộc vừng rất cần ánh sáng để cây phát triển xanh tốt, các lá của cây có nhiệm vụ quang hợp để cây sinh trưởng khỏe mạnh. Chính vì vậy, bà con khi gieo trồng hãy chọn những nơi có lượng ánh sáng phù hợp. Còn với chậu trồng, bà con có thể dễ dàng di chuyển chậu đến những nơi phù hợp.

Lượng nước tưới cần thiết cho cây lộc vừng

Lộc vừng là nhóm cây thân gỗ ưa ẩm, nên bà con càn thường xuyên thực hiện tưới nước cho cây. ĐỊnh kỳ thời gian tưới mỗi ngày 2 lần, bà con chia ra vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để tưới. Trong thời gian xảy ra mưa nhiều, bà con có thể cắt giảm hoặc dừng tưới nước cho cây.

Bổ sung dinh dưỡng phân bón cho cây lộc vừng

Bà con mong muốn cây phát triển tốt thì hãy sử dụng các loại phân bón dinh dưỡng chứa các thành phần NPK và trung vi lượng tốt cho cây. Chúng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho bà con nông dân trong quá trình canh tác.

Bà con cũng có thể tham khảo sử dụng chế phẩm sinh học của AQ Bice để nâng cao hiệu quả. Vi AMEN sẽ giúp bà con cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cho cây phát triển khỏe mạnh.

Những lưu ý trong quá trình trồng cây lộc vừng

Khi trồng cây lộc vừng, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau mà chúng tôi tìm hiểu được từ bà con nông dân. Các yếu tố đó là:

✅ Hướng trồng cây lộc vừng rất quan trọng, vì từ trường trong cây sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây. Khi mang cây về trồng, bà con cần trồng đúng hướng của cây ban đầu trước khi bứng.

✅ Cắt tỉa cây gọn gàng và tạo tán cho cây.

✅ Nên trồng cây lộc vừng ở những loại đất tơi xốp và có khả năng xử lý thoát nước tốt.

Bổ sung dinh dưỡng cho cây lộc vừng với Vi AMEN

Bổ sung nhiều dinh dưỡng và các vi sinh có lợi cần thiết cho sự phát triển của cây lộc vừng

Vi AMEN là phân bón siêu dinh dưỡng được sản xuất và phân phối trực tiếp bởi Công Ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ. Hãy cùng tìm hiểu về các chức năng cơ bản của chế phẩm sinh học dưới đây nhé!

Công dụng của Vi AMEN hỗ trợ cây lộc vừng phát triển

✅ Cung cấp các thành phần dinh dưỡng NPK cho cây lộc vừng.

✅ Giúp cây xanh lá, đứng cây, sinh trưởng mạnh.

✅ Hạn chế tình trạng stress cho cây lộc vừng.

✅ Bổ sung các trung vi lượng cho cây trồng phát triển tốt.

Hướng dẫn sử dụng Vi AMEN hỗ trợ cho cây lộc vừng

✅ Hòa 250ml dung dịch Vi AMEN vào 300 – 400 lít nước và tiến hành phun cho cây lộc vừng.

✅ Định kỳ tưới cần thực hiện cách nhau khoảng 7 – 15 ngày/lần.

✅ Với diện tích vườn nhỏ, bà con có thể pha 25ml dung dịch Vi AMEN cùng 30 – 40 lít nước.

✅ Sử dụng Vi AMEN để thay thế các loại phân bón lá khác trên thị trường.

Cách trồng cây lộc vừng trên đây là những chia sẻ mà chúng tôi muốn gửi đến bà con canh tác cây trồng. Trong thời gian chăm sóc cây, bà con có thể liên hệ đến Hotline 098 1355 180 – [028] 8889 7322 để nhận được hỗ trợ thêm. Đọc các tin tức nông nghiệp mỗi ngày tại Website nguyenlieusinhhoc.com.

Cây lộc vừng phát triển như thế nào?

Lộc vừng là cây thân gỗ, chắc khỏe. Lá cây lộc vừng có hình mác và hoa có hai màu là trắng với đỏ, mọc thành chùm và kéo dài thành chuỗi nhìn rất đẹp mắt. Cây hoa lộc vừng thường nở tháng 3 và kết thúc vào tháng 8, lúc này cây cho ra hoa xum xuê và thoang thoảng hương thơm.

Cây lộc vừng hợp với mệnh gì?

Cây Lộc Vừng khá hợp với những chủ nhà có tuổi khác nhau như Nhâm ngọ, Quý Mùi, Mậu Tý,… Ngoài ra, những người có mệnh Mộc, mệnh Hỏa, mệnh Thủy cũng rất phù hợp với lại cây này.

Cây lộc vừng trồng bao lâu thì ra hoa?

Thời gian từ khi kích thích đến khi ra hoa là 03 tháng, khi thấy cây Lộc vừng có bộ tán lá xanh tốt thì bắt đầu xử lý kích thích ra hoa. Ví dụ : Để canh cây Lộc vừng ra hoa vào dịp Tết thì chọn đầu tháng 9 âm lịch bắt đầu kích thích ra hoa.

Hoa lộc vừng có màu gì?

Hoa của cây lộc vừng nở rộ từ thời điểm tháng 3 đến tháng 8, hoa mọc thành chùm nổi bật ở đầu cành, có màu đỏ hoặc trắng với hương thơm nhẹ nhàng dễ chịu. Quả lộc vừng có dạng hình hộp hoặc tròn, đường kính khoảng 9 - 11 cm, với lớp vỏ dày xung quanh hạt.

Chủ Đề