Hướng dẫn trò chơi với chai nước

                Cách phạt: Người bị phạt được xếp thành hàng dọc hoặc vòng tròn. Tập thể cùng hát theo nhịp điệu “Cắc cùm cùm, cắc cùm cùm, cắc cum cum cùm cum” [hát nhiều lần từ chậm đến nhanh]. Hai tay người bị phạt đứng sau ôm eo người đằng trước, và làm động tác theo nhịp điệu của bài hát như: lắc mông, lắc eo, nhún lên, ngồi xuống, uốn éo,… Khi bài hát dừng chỗ nào, người bị phạt giữ nguyên động tác đó, không được nhúc nhích. Ai nhúc nhích sẽ bị phạt trò khác.

Trò chơi dân gian chuyền nước vốn trở thành đặc sản tuổi thơ của nhiều người. Tuy nhiên đại đa số đều không biết rằng chuyền nước là trò chơi rèn luyện và trau dồi giúp các bé nhanh nhẹn, linh hoạt hơn nếu được chơi đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ bật bí bí mật xung quanh trò chơi này!

Nội dung trong bài này

  • 1. Trò chơi chuyền nước ra đời như thế nào?
  • 2. Lứa tuổi phù hợp chơi chuyền nước
  • 3. Số lượng người chơi tham gia
  • 4. Nên chơi chuyền nước ở đâu?
  • 5. Hướng dẫn cách chơi chuyền nước
  • 6. Lợi ích của trò chơi
  • 7. Những lưu ý khi tham gia trò chơi

1. Trò chơi chuyền nước ra đời như thế nào?

Trò chơi chuyền nước được tạo ra trong quá trình lao động của người Việt, là tấm gương phản ánh một góc văn hóa của người Việt. Chuyền nước gắn bó với nhiều thế hệ trẻ em tại Việt Nam. Từ Nam ra Bắc, bạn có thể bắt gặp trò chơi này ở bất cứ đâu.

2. Lứa tuổi phù hợp chơi chuyền nước

Chuyền nước là trò chơi tập thể, không giới hạn lứa tuổi, độ tuổi người chơi. Đối với các bé, khi lên 5 tuổi sẽ được ba mẹ, ông bà, thầy cô hướng dẫn chơi trò chơi này.

3. Số lượng người chơi tham gia

Chuyền nước không giới hạn số lượng người chơi. Càng nhiều bé tham gia vào thì trò chơi càng tăng thêm phần sôi động, kịch tính.

4. Nên chơi chuyền nước ở đâu?

Đây là trò chơi thiên về các hoạt động thể chất ngoài trời. Do vậy, người tổ chức trò chơi nên lưu ý chọn những địa điểm thoáng mát, rộng rãi, sạch sẽ cho các bé thoải mái vận động. Một số địa điểm lý tưởng cho các bạn tham khảo: công viên, sân chơi của trẻ,…

5. Hướng dẫn cách chơi chuyền nước

Cách chơi của chuyền nước khá đơn giản. Bạn cần lưu ý những chi tiết dưới đây để tổ chức trò chơi thành công:

Chuẩn bị:

  • Số lượng bé tham gia: Tối thiểu 2-3 bé, không giới hạn người chơi, chia làm 2-3 đội.
  • Vật dụng cấp thiết: 2-3 vỏ chai nước suối loại 1 lít, 2-3 cốc nhựa [hoặc cốc giấy] loại nhỏ, 2-3 xô nước, 2-3 chiếc phễu.

Luật chơi:

  • Thành viên trong nhóm sẽ sử dụng cốc, múc nước và đổ vào vỏ chai nước suối qua chiếc phễu.
  • Đội nào múc được nhiều nước và hoàn thành nhanh hơn sẽ giành chiến thắng
  • Đội nào thua sẽ phải chịu hình phạt do đội thắng đưa ra.

Cách chơi:

  • Sau khi người quản trò hô hiệu lệnh “Bắt đầu”, thành viên đầu tiên trong mỗi đội sẽ múc nước bằng cốc nhỏ  sau đó chạy đến địa điểm đặt chai nước và đổ vào đó.
  • Sau khi thành viên đầu tiên hoàn thành và chạy về cuối hàng, thành viên khác của nhóm tiếp tục đến thời gian hoàn thành. Đội nào được nhiều hơn sẽ giành chiến thắng và lấy quà của chương trình.
Chia các thành viên chuyền nước thành các nhóm và đứng xếp hàng dọc
Mỗi thành viên mang nước đến vị trí đặt chai nước
Khi đến nơi cần đổ nước vào chai rồi trở về vị trí đầu

6. Lợi ích của trò chơi

  • Rèn luyện sự dẻo dai, linh hoạt cho bé trong quá trình chơi
  • Chuyền nước giúp các bé rèn luyện tính đoàn kết, kiên trì.
  • Mang lại phút giây thư giãn cho các bạn nhỏ sau khoảng thời gian

7. Những lưu ý khi tham gia trò chơi

  • Trong quá trình chơi, người quản trò cần lưu ý không để các bé nghịch nước quá lâu, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé.
  • Kiểm tra khu vực chơi có ngoại vật hay không? Ví dụ như mảnh sành, mảnh thủy tinh bị vỡ,…để bảo vệ và tránh cho các bé bị thương.

Trên đây là những thông tin chi tiết về cách tổ chức trò chơi dân gian chuyền nước. Với những chia sẻ của chúng tôi, bạn và bé sẽ có những phút giây cùng nhau giải trí cũng như rèn luyện thêm cho các bé những kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống.

Ngoài trò chơi truyền nước, còn rất nhiều trò chơi mang tính đồng đội giúp các bé tương tác và rèn luyện tính tập thể như:

Montessori là phương pháp giáo dục nổi tiếng với quan điểm tự do trong giới hạn. Trẻ có thể tiếp xúc với những thứ lộn xộn như sơn và nước, nhưng giáo viên sẽ thiết lập ranh giới để mọi thứ không vượt quá tầm kiểm soát. Dưới đây là ba mẹo mà các lớp học Montessori áp dụng khi cho trẻ nghịch nước, bố mẹ có thể tham khảo để cùng cho con thực hành tại nhà.

1.Sử dụng tạp dề: Trong lớp học Montessori, trẻ thường đeo tạp dề khi chuẩn bị đồ ăn, vẽ tranh hay tham gia hoạt động với nước. Ngoài tác dụng ngăn quần áo khỏi ướt, chiếc tạp dề còn đánh dấu thời điểm bắt đầu và kết thúc quá trình. Đứa trẻ đeo tạp dề khi bắt đầu nghịch nước, chỉ cởi ra khi hoàn thành và đã dọn dẹp sạch sẽ khu vực của mình.

2.Tập lau nước bị tràn: Trẻ nhận được những bài học có độ khó tăng dần về mọi thứ, bao gồm cả hoạt động với nước. Trước khi học rót nước, trẻ phải biết thấm nước bằng giẻ và lau chùi phần nước tràn. Trẻ thực hành rót nước nhiều lần trước khi làm quen với công việc phức tạp hơn như cọ rửa. Quy trình này nhằm đảm bảo chúng sẵn sàng để giải quyết những sự cố làm đổ nước nghiêm trọng hơn. Ở nhà, phụ huynh có thể sắp đặt giẻ lau hoặc cây lau nhà trong tầm với của trẻ, khuyến khích giúp bố mẹ dọn dẹp khi thấy nước đổ trên mặt sàn. Ngoài ra, bạn hãy nhớ hướng dẫn trẻ cất dụng cụ lau dọn sau khi xong việc.

3.Giới hạn lượng nước cho trẻ nghịch: Nếu trẻ còn quá nhỏ và bạn cho phép trẻ nghịch nước trong nhà, hãy giới hạn lượng nước có thể sử dụng bằng cách chọn bình chứa, thùng chứa theo kích cỡ phù hợp. Chẳng hạn, trong các lớp học Montessori dành cho trẻ mới biết đi, các em nhỏ tự rót nước uống, nhưng bằng chiếc bình đựng nước nhỏ chỉ đủ chứa một cốc nước. Điều này cho phép chúng thực hành kỹ năng mà không tạo ra một mớ hỗn độn.

Ghi nhớ kỹ ba mẹo trên, bạn có thể cho trẻ thử 10 trò chơi nghịch nước dưới đây.

1.Chà rửa:

Chà rửa là hoạt động trẻ nhỏ trong lớp Montessori rất yêu thích. Trẻ cảm thấy được trao cơ hội đóng góp cho cộng đồng, có thể cải thiện sự tập trung và học cách trở nên bình tĩnh hơn.

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, nhiệm vụ chà rửa có thể đơn giản như nhúng bàn chải vào xô đựng nước và làm sạch một khoảng không gian, hay gồm nhiều bước hơn như sử dụng thêm xà phòng và miếng bọt biển để chà sàn cho sạch, lau khô sàn cẩn thận để không ai bị trượt chân.

Bất kỳ hoạt động nào cũng có thể được điều chỉnh độ phức tạp dựa trên nhu cầu và sở thích của trẻ. 

2.Tưới cây

Tưới cây là bài tập đơn giản giúp trẻ biết cách đi lại cẩn thận, cầm bình tưới bằng cả hai tay. Đó cũng là cách tuyệt vời để trẻ mới biết đi thực hành mang vật nặng.

Bạn hãy tìm mua một bình tưới cỡ trẻ em, cho trẻ lấy nước đổ vào, hướng dẫn kiểm tra đất để xem cây có cần tưới nước không, nên tưới đều quanh gốc cây như thế nào.

3.Tạo bong bóng xà phòng

Không giống như chà rửa hay chăm sóc cây, tạo bong bóng xà phòng là hoạt động hoàn toàn giải trí. Bạn cần một bình đựng nước, một chiếc chậu, chai nước rửa bát, máy đánh trứng hoặc cây đánh trứng bằng tay. Bạn hãy chỉ cho con cách dùng bình đổ nước ra chậu, nhỏ hai hoặc ba giọt xà phòng vào nước để tạo ra bong bóng và tất nhiên cả cách dọn sạch sau khi chơi.

4.Đo lường

Cần bao nhiêu cốc nước để đổ đầy xô? Cần bao nhiêu xô nước để đổ đầy bể chứa? Cơ hội đo lường bằng nước luôn xuất hiện xung quanh trẻ.

5.Phục vụ đồ uống trong bữa ăn

Bạn hãy đưa cho trẻ một bình nước nhỏ và chỉ cách rót vừa đủ vào cốc nước của mỗi người cho bữa tối. Đây là bài tập hữu ích về cách kiểm soát, đồng thời khiến trẻ hạnh phúc khi đóng góp một phần việc giúp bố mẹ.

Khi trẻ lớn hơn một chút, bạn hãy thử tăng thêm một bước nữa, nhờ trẻ vắt chanh vào mỗi cốc.

6.Chìm hoặc nổi

Đây là thí nghiệm rất dễ thực hiện nhưng không kém phần thú vị. Bạn sẽ cần một xô nước và vài đồ vật nhặt quanh nhà như quả bóng nhựa, kẹp giấy, vịt cao su, nút chai, hòn đá nhỏ... Hãy để trẻ thả từng vật vào nước, khám phá cái nào chìm và cái nào nổi. Bạn có thể thay đổi đồ vật trong mỗi lần chơi để giúp trẻ luôn hào hứng.

7.Trộn màu

Phụ huynh cần chuẩn bị ba chai nước màu vàng, đỏ, xanh, một ống hút thí nghiệm và vài cái bát. Sau đó, bạn dạy trẻ dùng ống hút lấy nước từ chai nhỏ vào bát, trộn lẫn các màu xem sẽ nhận được màu gì. 

8.Tắm cho búp bê:

Với những đứa trẻ có em, bạn có thể cho trẻ quan sát khi bố mẹ đang tắm cho em. Nếu không, bạn hãy cho chúng sử dụng búp bê nhựa, bồn tắm nhỏ, xà bông, khăn lau để thực hành. Trẻ sẽ học cách giữ búp bê một cách mẹ nhàng trên mặt nước và "kỳ cọ" cẩn thận. 9. Lau cửa sổ Phụ huynh cần chuẩn bị cho trẻ bộ dụng cụ lau cửa sổ, gồm bình xịt nhỏ chứa đầy nước. Trẻ sẽ phun nước lên cửa, lau bằng chổi cao su và cuối cùng làm khô bằng giẻ. Tất cả vật dụng nên được đặt trong một chiếc xô nhỏ để trẻ xách theo. 10. Rửa mặt Trẻ nhỏ có thể ghét rửa mặt nhưng rất quan tâm đến việc hoàn thành nhiệm vụ. Bạn cần một chiếc gương nhỏ, khăn mặt mềm mại, bình đựng nước nhỏ, thau nhỏ để đổ nước vào và một khay lớn đựng mọi thứ. Sau đó, bạn hãy chỉ cho trẻ đổ một ít nước vào thau, nhúng và vắt khăn, sử dụng gương để xem cần rửa kỹ những chỗ nào.

Dù nghịch nước trong nhà hay ngoài trời, những hoạt động có mục đích sẽ giúp trẻ hoàn thiện nhiều kỹ năng và cảm thấy hào hứng khi tham gia.

Chủ Đề